Thử nghiệm kiểm soát

Một phần của tài liệu BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN ACPA (Trang 33 - 34)

- Bước 3: Thiết kế các thủ tục kiểm soát đối với từng mục tiêu kiểm soát nội bộ có xét đến nhược điểm của HTKSNB và kết quả ước tính của thủ

A. Thử nghiệm kiểm soát

Thử nghiệm kiểm soát chỉ được thực hiện sau khi tìm hiểu HTKSNB của đơn vị với đánh giá ban đầu là khách thể kiểm toán có HTKSNB hoạt động có hiệu lực. Kiểm toán viên thường thực hiện các thử nghiệm kiểm soát sau đây:

a. Kiểm tra mẫu về các nghiệp vụ bán hàng

Kiểm toán viên thường chọn mẫu trong các hoá đơn phát hành trong kỳ để: - Đối chiếu với đơn đặt hàng, lệnh bán hàng, chứng từ chuyển hàng về

chủng loại, quy cách, số lượng, giá cả, ngày gửi hàng, chữ ký,…nhằm thu thập bằng chứng rằng hoá đơn được lập trên cơ sở các nghiệp vụ bán hàng đã thực sự xảy ra và quá trình thực hiện nghiệp vụ đã tuân thủ đúng các quy định nội bộ của đơn vị.

- Kiểm tra chữ ký xét duyệt bán chịu và cơ sở xét duyệt để xem có tuân thủ các thủ tục xét duyệt bán chịu hay không.

- Xem xét tổng cộng của từng loại hàng, tổng cộng của từng hoá đơn, so sánh giá trên hoá đơn với bảng giá được duyệt tại mỗi thời điểm. Thử nghiệm này nhằm chứng minh rằng hóa đơn được tính giá chính xác và việc kiểm tra chứng từ trước khi gửi đi được thực hiện một cách hữu hiệu.

- Đối chiếu kết quả so sánh ở trên với việc ghi chép trên sổ sách kế toán. Thử nghiệm này nhằm thu thập bằng chứng về sự hiện hữu của các thủ

tục kiểm soát liên quan đến việc ghi chép đầy đủ và chính xác các khoản nợ phải thu trên sổ sách kế toán.

Ngoài ra KTV còn cần tìm hiểu về chính sách bán hàng cho hưởng chiết khấu của đơn vị, vì một chính sách rõ ràng sẽ là biểu hiện của kiểm soát nội bộ vững mạnh. Kiểm toán viên có thể xem xét các sổ sách liên quan để kiểm tra việc thực hiện chính sách này.

b. Chọn mẫu đối chiếu giữa chứng từ chuyển hàng và những hoá đơn có liên quan.

Để phát hiện được các trường hợp hàng đã được gửi nhưng chưa lập hoá đơn, KTV cần chọn mẫu các chứng từ chuyển hàng đã lập trong năm và đối chiếu với các hoá đơn có liên quan. Cần đặc biệt lưu ý đến số thứ tự liên tục của các chứng từ là đơn đặt hàng, vận đơn và hoá đơn bán hàng.

c. Xem xét sự xét duyệt và ghi chép về hàng bán bị trả lại hay bị hư hỏng.

Tất cả hàng hoá bị hư hỏng hay bị trả lại đều phải được chứng minh bởi các tài liệu đã được đánh số thứ tự, được xét duyệt và ký bởi cấp có thẩm quyền và họ phải độc lập với việc chi quỹ, hay giữ sổ kế toán. Kiểm soát nội bộ tốt liên quan đến hàng bị trả lại bao giờ cũng phải bao gồm các thủ tục kiểm tra và xét duyệt trước khi nhận lại hàng.

Kiểm toán viên có thể chọn mẫu các chứng từ liên quan để kiểm tra chữ ký xét duyệt của người có thẩm quyền và đối chiếu quy trình thực tế với quy định của đơn vị. Mặt khác, cần kiểm tra việc tính giá, cộng dồn, ghi vào nhật ký, chuyển vào sổ cái, sổ chi tiết hàng bị trả lại và tài khoản Nợ phải thu của khách hàng có liên quan.

Một phần của tài liệu BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN ACPA (Trang 33 - 34)