Thiết bị của phòng thí nghiệm Vật lí

Một phần của tài liệu Lý luận dạy học vật lý ở trường phổ thông (Trang 102 - 104)

Các thiết bị cho phòng thí nghiệm Vật lí có thể bao gồm:

1. Các thiết bị chuyên dùng cho nội thất: ổ cắm và hệ thống điện, nước, các thiết bị che tối, hệ thống màn ảnh, đồ gỗ dùng làm việc cho giáo viên và học sinh, giá bảo quản dụng cụ, chân dung các nhà khoa học và các bảng, biểu mẫu (Bảng tuần hoàn Men-đê-lê-ép, bảng hệ thống các đơn vịđo lường Vật lí hệ Sĩ).

2. Bộ các thiết bị kĩ thuật, dụng cụ Vật lí: Các loại đèn chiếu, máy ghi âm, má' thu hình, đầu video, hệ thống kiểm tra kiến thức (máy kiểm tra kiến thức nếu có ) máy vi tính...

3. Các thiết bị dùng để tiến hành các thí nghiệm thực hành (các thí nghiệm trực diện, các thí nghiệm thực hành...), các thiết bị, thậm chí những trò chơi kĩ thuật nhằm giới thiệu các ứng dụng của Vật lí trong đời sống và khoa học kĩ thuật.

4. Các thiết bị bổ trợ: Các thiết bị bổ trợđể tiến hành thí nghiệm biểu diễn (chúng không phải là những đối tượng quan sát chính) chẳng hạn như: các nguồn nước, các máy khuếch đại, máy phát dao động âm tần, bơm chân không...

5. Các ấn phẩm in với các tranh học tập, phim đèn chiếu, phim nhựa hoặc băng video, đĩa VCD học tập...

6. Tủ sách Vật lí và tài liệu về phương pháp, sách, tạp chí tham khảo cho giáo viên và học sinh, các sách tra cứu...

Theo sự phát triển của các nhiệm vụ dạy học Vật lí ở từng giai đoạn, sự hoàn thiện không ngừng nội dung và chương trình giảng dạy, các tiến bộ khoa học kĩ thuật và tự động học, phòng thí nghiệm Vật lí và chức năng của nó ngày càng được hoàn thiện và hiện đại hoá.

CHƯƠNG 6

Một phần của tài liệu Lý luận dạy học vật lý ở trường phổ thông (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)