Phân loại thí nghiệm biểu diễn

Một phần của tài liệu Lý luận dạy học vật lý ở trường phổ thông (Trang 92 - 93)

Nội dung của thí nghiệm biểu diễn và thời điểm tiến hành nó là do nội dung của bài giảng quyết định. Căn cứ vào mục đích lí luận dạy học của thí nghiệm biểu diễn, có thể phân chúng thành các loại sau:

1. Thí nghiệm mởđầu

Nhằm mục đích giới thiệu cho học sinh biết sơ bộ về hiện tượng sáp nghiên cứu Giáo viên cũng có thể giới thiệu thí nghiệm sau khi đã giới thiệu với học sinh một hiện tượng Vật lí nào đó mà họ thấy hoặc chưa thấy trong thực tế, nhằm minh hoạ cụ thể hiện tượng hay củng cố cho những nhận xét về hiện tượng đó.

Dùng thí nghiệm mởđầu để tạo ra tình huống có vấn đề, thúc đẩy mâu thuẫn giữa trình độ kiến thức đã có và nhu cầu hiểu biết hiện tượng mới, gây hứng thú học tập cho học sinh.

Cần chú ý: Các thí nghiệm mởđầu cần ngắn gọn, có hiệu lực nhanh và không đòi hỏi thiết bị phức tạp.

2. Thí nghiệm nghiên cứu về hiện tượng

Là loại thí nghiệm biểu diễn chủ yếu. Tuỳ theo cách trình bày tài liệu, các thí nghiệm này có thể đóng vai trò là thí nghiệm nghiên cứu khảo sát hay thí nghiệm nghiên cứu minh hoạ.

a)Thí nghiệm nghiên cứu khảo sát:Được tiến hành nhằm đi dấn một luận đề khái quát một định luật hay một quy tắc trên cơ sở những kết quả rút ra từ thí nghiệm theo con đường quy nạp (sơ đồ 4). Loại thí nghiệm này có ưu điểm là đảm bảo ở mức độ cao sự phát triển tư duy của học sinh, rèn luyện các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, khái quát hoá.

khảo sát khi mà thí nghiệm đó thô sơđến mức không thể dựa vào kết quả của nó mà khái quát và phát biểu thành định luật, hoặc những thí nghiệm khảo sát đính lượng đòi hỏi chính xác cao, mất nhiều thời gian.

b)Thí nghiệm nghiên cứu minh hoạ:Được tiến hành theo con đường diễn dịch tức là sau khi giáo viên đã cùng học sinh tìm ra kết luận lí thuyết (các hệ quả) và dùng thí nghiệm để kiểm chứng lại (Sơđồ 5).

Chú ý phân biệt hai loại thí nghiệm khảo sát và minh hoạ do mục đích sử dụng khác nhau nên phương hướng và trình tự tiến hành từng loại thí nghiệm tương ứng khác nhau. Cả hai loại có tác dụng hỗ trợ nhau. Vấn đề sử dụng loại thí nghiệm nào vào giảng dạy một đề tài cụ thể tuỳ thuộc vào mục đích và nội dung đề tài và trình độ tiếp thu của học sinh, trong nhiều trường hợp cần dùng cả hai loại thí nghiệm trên.

3. Thí nghiệm củng cố: Bao gồm những thí nghiệm trình bày ứng dụng của các hiện.tượng và định luật Vật lí trong kĩ thuật và đời sống, đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải thích. Qua đó giúp họ đào sâu kiến thức, rèn luyện kĩ năng, đồng thời giáo viên cũng kiểm tra dược mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh.

Ba loại thí nghiệm biểu diễn trên tác dụng hỗ trợ và bổ sung cho nhau. Song không phải bất cứ lúc nào cũng sử dụng cả ba loại mà tuỳ từng loại và điều kiện ở từng lớp mà chọn thí nghiệm biểu diễn cho thích hợp.

Một phần của tài liệu Lý luận dạy học vật lý ở trường phổ thông (Trang 92 - 93)