DẠY HỌC SINH GIẢI BÀI TẬP VẬT LÍ 1 Các bước giải bài tập Vật lí

Một phần của tài liệu Lý luận dạy học vật lý ở trường phổ thông (Trang 111 - 112)

6.3.1. Các bước giải bài tập Vật lí

Mặc dù các bài tập Vật lí khác nhau về loại và mục đích sử dụng trong dạy học, song trong thực tế người ta cũng thừa nhận một quan điểm chung về quá trình giải một bài tập Vật lí. Theo quan điểm đó, người thầy giáo không chỉ đơn giản trình bày cách

giải cho học sinh mà phải thực hiện nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng học sinh trong quá trình giải bài tập, cần phải dạy học sinh tự lực giải được bài tập Vật lí Vì vậy sau mỗi chương, mỗi phần của chương trình Vật lí, giáo viên cần trình bày cách giải mẫu mỗi loại bài, hình thành cho học sinh thói quen phân tích đúng bài toán, ghi chép và tính toán một cách hợp lí, rèn luyện tư duy logic. Quá trình giải một bài tập Vật lí, đặc biệt là giải một bài tập phức tạp, có thể chia ra thành các bước sau:

1. Tìm hiểu đề bài

a) Ở bước này cần xác định rõ các điều kiện và làm rõ ý nghĩa các thuật ngữ, các cụm từ quan trọng.

b) Ghi vắn tắt các điều kiện, có thể sử dụng các kí hiệu, vẽ hình hoặc sơđồ nếu cần thiết.

2. Phân tích hiện tượng

Phân tích nội dung bài tập với mục đích làm rõ bản chất Vật lí của các hiện tượng được mô tả trong bài, gợi lại trong đầu óc của học sinh những khái niệm, định luật có liên quan, cần thiết cho việc giải bài tập.

3. Giải bài tập

a) Ở bước này cần hình thành một kế hoạch giải bài toán, bổ sung các điều kiện bằng các hằng số Vật lí hoặc các bảng số liệu, phân tích các đồ thị nếu có.

b) Chuyển đơn vịđo các đại lượng Vật lí sang hệ số SI.

c) Tìm quy luật liên hệ các đại lượng phải tìm và các đại lượng đã cho viết ra các công thức tương ứng.

d) Lập các phương trình dưới dạng tổng quát hoặc lắp ráp các thí nghiệm cần thiết cho việc giải toán (bài toán thí nghiệm).

e) Giải phương trình để tìm ẩn số (hoặc phân tích các số liệu thực nghiệm).

4. Biện luận

a) Phân tích lời giải hoặc đáp số (biện luận) đánh giá ảnh hưởng của các số gần đúng trong điều kiện của bài toán.

b) Thảo luận, tìm kiếm cách giải khác, lựa chọn cách giải hợp lí...

Đó là sơ đồ tổng quát để giải các loại bài tập Vật lí, tuy nhiên tuỳ từng bài cụ thể, một số bước có thể bỏ qua.

Trong các bước nêu trên, các bước đọc, làm rõ ý nghĩa của các điều kiện, thuật ngữ, ghi vắn tắt điều kiện, vẽ hình, sơđồ... Các bước phân tích làm rõ bản chất Vật lí các hiện tượng là rất quan trọng, quyết định phương pháp giải các bài tập.

Một phần của tài liệu Lý luận dạy học vật lý ở trường phổ thông (Trang 111 - 112)