I.MỤC TIÊU
- Kiến thức, kỹ năng : SGV trang 296
- HS yêu người thân trong gia đình và bạn bè
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Ghi chép của hs về hoạt động của 1 người thân hoặc 1 người mà em yêu mến - Bảng phụ ghi sẵn lời giải BT2b .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC (Tg 40 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A.KIỂM TRA BÀI CU -2,3 hs đọc lại biên bản cuộc họp của tổ . lớp hoặc chi đội .
B.DẠY BÀI MỚI :
2.Hướng dẫn hs luyện tập
Bài tập 1 :SGK trang 150
-Lời giải :
a)Bài văn có 3 đoạn :
b)Nội dung chính từng đoạn :
c)Những chi tiết tả hoạt động của bác Tâm :
Bài tập 2 :SGK trang 150
-Kiểm tra việc chuẩn bị của hs : Quan sát và ghi lại kết quả quan sát hoạt động của một người thân hoặc một người mà em yêu mến .
-Chấm điểm 1 số bài .
-1 hs đọc nội dung BT1 -Cả lớp theo dõi trong SGK .
+Đoạn 1 : từ đầu đến cứ loang ra mãi .
+Đoạn 2 : Mảnh đường hình chữ nhật . . . khéo như vá áo ấy !
+Đoạn 3 : Phần còn lại .
+Đoạn 1 : Tả bác Tâm vá đường .
+Đoạn 2 : Tả kết quả lao động của bác Tâm .
+Đoạn 3 : Tả bác Tâm đứng trước mảnh đường đã vá xong .
- Tay phải cầm búa , tay trái xếp rất khéo những viên đá bọc nhựa đường đen nhánh
Bác đập búa đều đều xuống những viên đá, hai tay đưa lên , hạ xuống nhịp nhàng.
Bác đứng lên , vươn vai mấy cái liền .
-Giới thiệu người mà các em chọn tả : cha , mẹ , thầy cô , người hàng xóm . . .
-Hs viết , trình bày đoạn văn đã viết .
5.Củng cố , dặn dò
-Dặn hs chuẩn bị tiết sau :
+Có thể quan sát một bạn cùng lớp , cùng phố , cùng làng ; có thể quan sát em gái , em trai của em .
+Khi sắp xếp kết quả quan sát , cần tập trung vào những hoạt động nổi bật , những chi tiết đặc sắc giúp thể hiện tính nết của người bạn hoặc em bé .
-Nhận xét tiết học .
Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU TỔNG KẾT VỐN TỪ I.MỤC TIÊU
-Hs liệt kê được những từ ngữ chỉ người , nghề nghiệp , các dân tộc anh em trên đất nước ; từ ngữ miêu tả hình dáng của người ; các câu tục ngữ , thành ngữ , ca dao nói về quan hệ gia đình , thầy trò , bè bạn .
-Từ những từ ngữ miêu tả hình dáng của người , viết được đoạn văn miêu tả hình dáng của một người cụ thể .
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bảng phụ viết kết quả BT1 .
- Bút dạ và một vài tờ phiếu khổ to để các nhóm làm BT2,3 .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC (Tg 40 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A.KIỂM TRA BÀI CŨ :
Hs làm 1 BT trong tiết LTVC trước .
B.DẠY BÀI MỚI 1.Giới thiệu bài : 1.Giới thiệu bài :
Gv nêu mục đích , yêu cầu của tiết học .
2.Hướng dẫn hs làm bài tập
Bài tập 1 :sgk trang 151 -Đọc nội dung BT1 . Cả lớp theo dõi SGK . -Hs phát biểu ý kiến .
-Gv mở bảng phụ đã ghi kết quả làm bài : a) Từ ngữ chỉ người thân trong gia đình:
b) Từ ngữ chỉ người gần gũi trong trường học:
c) Từ ngữ chỉ các nghề nghiệp:
d) Từ ngữ chỉ các dân tộc anh em:
- Có thể là các từ ngữ chỉ nghể nghiệp vừa có ý nghĩa khái quát (như công nhân) , có ý nghĩa cụ thể (thợ xây , thợ đện , thợ nước) . . .
-Cha , mẹ , chú , dì , ông , bà , cố , cụ , thím , mợ , cô , bác , anh , chị , em , cháu, chắt , chút , dượng , anh rể , chị dâu .
-Thầy giáo , cô giáo , bạn bè , bạn thân , lớp trưởng , anh chị lớp trên , các em lớp dưới , anh chị phụ trách đội , bác bảo vệ , cô lao công . . .
-Công nnhân , nông dân , họa sĩ , bác sĩ , kĩ sư , giáo viên , thủy thủ , hải quân , phi công , tiếp viên hàng không , thợ lặn, thợ dệt , thợ điện , bộ đội , công an , quân dân tự vệ , học sinh , sinh viên . . .
-Kinh , Tày , Nùng , Thái , Mường , Dao, Hmông , Khơ-mú , Giáy , Ba-na , Ê-đê , Gia- rai , Xơ-đăng , Tà – ôi . . .
Bài tập 2: sgk trang 151
-Lời giải :
a) Tục ngữ , thành ngữ , ca dao nói về quan hệ gia đình
b) Tục ngữ , thành ngữ , ca dao nói về quan hệ thầy trò.
c) Tục ngữ , thành ngữ , ca dao nói về quan hệ bạn bè.
-Hs đọc nội dung BT , trao đổi cùng bạn bên cạnh .
-Nối tiếp nhau đọc kết quả bài làm . -Viết vào VBT .
-Chị ngã , em nâng . -Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần . -Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra -Con có cha như nhà có nóc
Con hơn cha là nhà có phúc . -Cá không ăn muối cá ươn
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư . -Con hát mẹ khen hay .
-Chim có tổ , người có tông . -Cắt dây bầu dây bí
Ai nỡ cắt dây chị em .
-Khôn ngoan đối đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau -Máu chảy ruột mềm .
-Tay đứt ruột xót .
-Không thầy đố mày làm nên . -Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy . -Kính thầy yêu bạn
-Tôn sư trọng đạo .
-Học thầy không tày học bạn . -Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ . -Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao . -Bán anh em xa mua láng giềng gần . -Bạn bè con chấy cắn đôi .
-Bạn nối khố . -Bốn biển một nhà .
-Buôn có bạn , bán có phường .
-Đen nhánh , đen mượt , hoa râm , muối tiêu , bạc phơ , mượt mà , óng ả , óng mượt , lơ thơ , xơ xác , dày dặn , cứng như rễ tre . . .
tinh anh , tinh ranh, gian xảo , soi mói , láu lỉnh , sáng long lanh , mờ đục , lờ đờ , lim dim , trầm tư , trầm tĩnh , trầm buồm , trầm lặng , hiền hậu , mơ màng . . .
-Trái xoan, vuông vức , thanh tú , nhẹ nhõm , vuông chữ điền , đầy đặn , bầu bĩnh , phúc hậu , bánh đúc , mặt choắt , mặt ngựa , mặt lưỡi cày . . .
-Trắng trẻo , trắng nõn nà , trắng hồng , trắng như trứng gà bóc , đen sì , ngăm đen , ngăm ngăm , bánh mật , mịn màng , mát rượi , mịn như nhung , nhẫn nhụi ,
Bài tập 4 sgk trang 151 Hs viết có thể nhiều hơn 5 câu .
VD : Ông em là một họa sĩ . Mới năm ngoái , tóc ông còn đen nhánh . Thế mà năm nay , mái tóc đã ngả màu muối tiêu. Khuôn mặt vuông vức của ông đã có nhiều nếp nhăn . Nhưng đôi mắt của ông vẫn rất tinh anh , lanh lợi .
3.Củng cố , dặn dò
-Dặn hs về nhà hoàn chỉnh , viết lại đoạn văn ở BT4 cho hay hơn . -Nhận xét tiết học . Tiết 4: ĐỊA LÍ THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH I.MỤC TIÊU : - Kiến thức :SGV trang 111 - Kỹ năng :SGV trang 111
- Giáo dục hs thêm yêu quê hương đất nước.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Tranh ảnh về các chợ lớn, trung tâm thương mại và về ngành du lịch (phong cảnh, lễ hội , di tích lịch sử, di sản văn hoá và di sản thiên nhiên thế giới và hoạt động du lịch)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : (Tg 40 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A.Kiểm tra bài cũ : B.Bài mới :
1.Giới thiệu bài :Trực tiếp
2.Nội dung :
Hoạt động thương mại
-Thương mại gồm có những hoạt động nào?
-Những địa phương nào có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước?
-Nêu vai trò của ngành thương mại?
-Kể tên các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu của nước ta?
-Trả lời các câu hỏi SGK bài học trước .Du lịch và giao thông vận tải
-Thương mại là ngành thực hiện mua bán hàng hoá bao gồm :
+Nội thương : buôn bán trong nước . +Ngoại thương : buôn bán với nước ngoài . -Hoạt động thương mại phát triển nhất ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh
-Vai trò của thương mại: Là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng .
-Xuất khẩu: khoáng sản (than đá, dầu mỏ...), hàng công nghiệp nhẹ (giày, dép, quần áo, bánh kẹo...), hàng thủ công nghiệp (đồ gỗ các loại, đồ gốm sứ, mây tre đan, tranh thêu...), nông sản (gạo, sản phẩm cây công nghiệp hoa quả . . . ), thủy sản ( cá tôm đông lạnh , cá hộp . . . )
-Nhập khẩu: máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu.
Ngành du lịch
-Cho biết vì sao những năm gần đây, lượng khách du lịch
-Học sinh trình bày kết quả làm việc, chỉ trên bản đồ vị trí các trung tâm du lịch lớn .
ở nước ta đã tăng lên ?
-Kể tên các trung tâm du lịch lớn ở nước ta.
.
-Nêu những điều kiện để phát triển du lịch của một trung tâm.
-Số lượng khách du lịch trong nước tăng do đời sống được nâng cao, các dịch vụ du lịch phát triển. Khách du lịch nước ngoài đến nước ta ngày càng tăng.
-Các trung tâm du lịch lớn: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu
Ví dụ : Hà Nội có nhiều hồ và phong cảnh đẹp như : Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây..., và nhiều di tích lịch sử khác (Văn Miếu _ Quốc Tử Giám, Hoàn Thành, khu phố cổ, lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh ....)
3.Củng cố – dặn dò -Gv hệ thống nội dung bài – liên hệ -Chuẩn bị bài Ôn tập
- Nhận xét tiết học
Tiết 5: KĨ THUÂT
LỢI ÍCH CỦA VIỆC NUÔI GÀI. MỤC TIÊU: I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh nêu được lợi ích của việc nuôi gà.
Kỹ năng: Biết cách thực hiện.
Thái độ: Có ý thức chăm sóc, bảo vệ vật nuôi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên : Tranh ảnh minh hoạ các lợi ích của việc nuôi gà Phiếu học tập.
Học sinh:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC (Tg 40 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH1. Bài cũ:. 1. Bài cũ:.
2. Bài mới:
a)Giới thiệu bài mới:Trực tiếp
b) Nội dung:
Hoạt động1: Tìm hiểu lợi ích của việc nuôi gà.
_Gv phát phiếu - HS thảo luận nhóm 4 làm vào phiếu
Các sản phẩm của nuôi
gà - Thịt gà, trứng gà- Lông gà
- Phân gà
Lợi ích của việc nuôi gà -Gà lớn nhanh và có khả năng đẻ nhiều trứng/ năm.- Cung cấp thịt, trứng dùng để làm thựuc phẩm hàng ngày. Trong thịt gà, trứng gà có nhiều chất bổ, nhất là chất đạm. Từ thịt gà, trứng gà có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.
- Cung cấp nguuyên liệu (thịt, trứng gà) cho công nghiệp chế biến thực phẩm .
- Đem lại bguồn thu nhập kinh tế chủ yếu của nhiều gia đình ở nông thôn.
- Nuôi gà tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có trong thiên nhiện. - Cung cấp phân bón cho trồng trọt
tập.
Gv dựa vào câu hỏi cuối bài kết hợp với sử dụng một số câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của HS.
Lợi ích của việc nuôi gà là:
+ Cung cấp thịt và trứng làm thực phẩm
+ Cung cấp chât bột đường
+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm
+ Đem lại nguồn thu nhập cho người chăn nuôi.
+ Làmthức ăn cho vật nuôi.
+ Làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp
+ Cung cấp phân bón cho cây trồng.
+ Xuất khẩu
- Gv nhận xét, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
4. củng cố- dăn dò:
- GV hệ thống nội dung bài – liên hệ
- Chuẩn bị: “Chuồng nuôi và dụng cụ nuôi gà” - Nhận xét tiết học
Ngày soạn 1/12/2010