Có không ít trẻ em tồn tại những thói quen xấu mất vệ sinh ở dạng này hoặc dạng khác. Làm cha mẹ, chúng ta cần cố gắng giúp cho trẻ trừ bỏ ngay những thói quen xấu ấy, nếu không kịp thời sửa chữa, sẽ trở ngại cho việc phát dục và trƣởng
thành lành mạnh của các em. Dƣới đây xin liệt cử 19 thói quen xấu, xin các bạn hãy xem thử, con bạn có phải nhƣ vậy không ?
(1) Ngủ đắp chăn trùm đầu. Mùa đông có em sợ rét, hoặc do nhát gan, thích đắp chăn trùm đầu để ngủ. Nhƣ vậy những không khí trong lành không thể lọt vào trong chăn đƣợc, còn thán khí do ngƣời thở ra thì không ngừng tăng lên. Ô-xy giảm đi, thời gian kéo dài sẽ dẫn đến các bệnh tức ngực, nhức đầu, chóng mặt, tinh thần không phấn chấn v.v...
(2) Khi ngủ thì nằm nghiêng về bên trái hoặc nằm sấp. Nằm nghiêng về bên trái thì buồng tim bị đè nén. Nằm sấp càng không tốt, không những có cảm giác không thoải mái, mà còn ảnh hƣởng đến việc hô hấp bình thƣờng, có khi còn bị tê hai vai. Phải tập cho các em nằm ngủ có thói quen nằm cong nghiêng về bên phải.
(3) Ngủ dậy muộn mà không ăn sáng. Đặc biệt là mùa đông, có em tiếc rẻ chăn ấm, ngủ dậy muộn, sợ đi học trễ giờ nên bỏ luôn bữa ăn sáng. Phải biết rằng, trẻ em đang lớn lên về thân thể, buối sáng nếu không hấp thu đầy đủ chất dinh dƣỡng, dễ sinh ra bệnh thiếu đƣờng huyết, lên lớp học không còn tinh thần, khó tập trung.
(4) Trƣớc khi đi ngủ không đánh răng, có khi còn ăn uống cái gì nữa. Đánh răng trƣớc khi đi ngủ là rất quan trọng. Bởi vì khi ngủ thì nƣớc bọt tiết ra ít hơn, vi khuẩn dễ sinh sôi nảy nở. Ăn rồi đi ngủ là tạo điều kiện cho vi trùng sinh sôi nảy nở, rất tổn hại đến răng. Cho nên sáng ngủ dậy và tối trƣớc khi đi ngủ đều phải đánh răng.
(5) Khảnh ăn. Mỗi loại thực vật có chất dinh dƣỡng riêng của nó. Ăn uống mà chỉ ăn thứ này không ăn thứ kia. Cái gì thích thì ăn lấy ăn để, cái gì không thích thì không ăn hoặc ăn rất ít. Bữa no, bữa
đói dễ gây nên rối loạn công năng tiêu hoá.
(6) Trƣớc khi ăn không rửa tay, thậm chí trực tiếp dùng tay bốc thức ăn để ăn. Có em khi đói bụng, hoặc thấy có món gì mình thích là chẳng chịu đi rửa tay, thò tay bốc thức ăn ăn luôn. Các em không biết rằng “ Bệnh vào từ mồm”, vi trùng gây bệnh trên bàn tay nhiều và phức tạp lắm, và còn có cả trứng ký sinh trùng nữa. Không rửa tay mà đã cầm thức ăn thì rất dễ mắc những bệnh truyền nhiễm và bệnh ký sinh trùng. (7) Vừa ăn vừa nói chuyện. Dễ bị thức ăn rơi vào trong khí quản . Nếu ăn cá dễ bị xƣơng cá rơi vào trong thực đạo, thậm chí còn gây ra nguy hiểm nghiêm trọng nữa. Cho nên khi ăn cơm cần tập trung tƣ tƣởng, không nên nói chuyện.
(8) Thích ăn cơm chan canh.Nƣớc canh chan cơm, khiến cho cơm không dễ đƣợc nhai kỹ, cả cơm và nƣớc đều trôi xuống bụng, trong thức ăn thiếu chất nƣớc bọt, hơn nữa nƣớc làm loãng dịch vị, ảnh hƣởng đến sự hấp thu tiêu hoá của ruột và dạ dày.
(9) Hay uống nƣớc trƣớc và sau khi ăn cơm. Sắp đến giờ ăn cơm còn đi uống nƣớc, sẽ làm cho dịch vị bị loãng, ảnh hƣởng đến khẩu vị; ăn cơm xong mà uống nƣớc ngay cũng làm loãng dịch vị. Cả hai cách đều bất lợi cho việc hấp thu tiêu hoá, dễ mắc bệnh đau dạ dày.
(10) Ăn lạc bóc màng nhân. Tất cả những trẻ em cậu ấm cô chiêu thƣờng cho rằng ăn lạc mà ăn cả màng nhân thì khó ăn. Phải biết rằng màng nhân của hạt lạc có tác dụng bổ máu rất tốt, phải nhai cho kỹ, ăn cả màng nhân của nó.
(11) Thích nhổ nƣớc bọt. Bình thƣờng thích nhổ nƣớc bọt, làm mất vệ sinh, có khi nhổ ngay vào ngƣời bên cạnh, rất không văn hoá, đối với sức khoẻ cũng không có lợi. Bởi vì nƣớc bọt có thể điều hoà thực vật, giúp cho tiêu hoá, lại có cả công năng sát trùng và phòng ngừa sâu răng, không nên tuỳ tiện lãng phí.
(12) Tuỳ tiện nhổ đờm và tuỳ ý nuốt đờm. Trong đờm có rất nhiều vi trùng, nhổ đờm xuống đất, sau khi khô sẽ theo gió bay lên, truyền bệnh cho ngƣời khác. Nuốt đờm cũng không tốt, trong đờm có những vi trùng có sức đề kháng rất mạnh, không dễ bị vị toan giết chết, sẽ gây ra bệnh đờm. Nên nhổ đờm vào ca, vào chậu hoặc vào giấy rồi gói lại đem vứt vào thùng rác.
(13) Gặm móng tay. Cáu bẩn trong tay và móng tay có rất nhiều vi trùng và trứng ký sinh trùng. Mút ngón tay, cắn móng tay dễ mắc các bệnh đƣờng ruột và bệnh ký sinh trùng.
(14) Ngoáy lỗ tai. Tuỳ tiện ngoáy lỗ tai, dễ làm xƣớc lỗ tai, gây nên viêm tai, mâng mủ, có thể làm rách màng nhĩ, sẽ ảnh hƣởng đến thính lực. Kỳ thực, ráy tai có tác dụng bảo hộ nhất định, không để cho côn trùng nhỏ chui vào lỗ tai. Ráy tai nhiều lên, tuỳ theo sự vận động và động tác nằm nghiêng thì tự nó sẽ rơi ra.
(15) Ngoáy lỗ mũi. Thƣờng dùng ngón tay để ngoáy lỗ mũi, làm cho lông mũi bị rụng. Mô mũi bị xƣớc, huyết quản bị rách và chảy máu, còn có thể bị cảm nhiễm, nghiêm trọng hơn thì vi trùng có thể qua đƣờng huyết quản trên mặt mà vào trong óc, gây nên mối nguy hiểm.
(16) Dụi mắt. Dùng tay để dụi hai mắt, có thể làm cho vi sinh vật vào mắt dể bị các bệnh đau mắt nhƣ đau mắt hột chẳng hạn. Cho nên khi lau nhử mắt và nƣớc mắt thì phải dùng khăn tay sạch mà lau.
(17) Say mê đọc sách, bất chấp tất cả. Xem sách đến say mê, thậm chí trời tối lúc nào cũng không hay biết gì hết. Nhƣ vậy không những ảnh hƣởng đến học tập mà con tổn hại đến thị lực. Chúng ta không phản đối con em đọc thêm những cuốn sách bổ ích ngoài chƣơng trình của nhà trƣờng một cách thoả đáng, nhƣng yêu cầu trẻ em phải tự giác khống chế,chỉ xem sách sau khi đã học xong bài vở ở nhà trƣờng, và phải chú ý đến ánh sáng ở trong phòng.
(18) Ngồi làm bài cứ vẹo lƣng. Bộ xƣơng của trẻ em còn đang lớn lên, khớp xƣơng còn mềm, dễ biến hình. Nếu cứ ngồi gù lƣng lâu ngày thì cột sống sẽ trở nên cong, không những có hại cho sức khoẻ, mà còn ảnh hƣởng đến vẻ đẹp của thể hình.
(19) Không thích tắm. Trẻ em sợ không khí ngột ngạt của phòng tắm, nên không thích tắm. Cần phải biết rằng, thƣờng xuyên tắm, không những có thể giữ cho thân thể sạch sẽ, mà còn khiến cho tinh thần ngƣời ta sảng khoái, thân thể thƣ thái dễ chịu.