Có không ít các bậc cha mẹ chỉ thích cho con mình ăn thật nhiều, ăn thật ngon, cho rằng con to béo là khoẻ mạnh. Trongviệc ăn uống hằng ngày của con trẻ thƣờng chỉ chú ý bố trí những thức ăn có nhiều chất đạm, nhiều chất mỡ v.v... để có nhiều ca- lo. Kỳ thực kết quả làm nhƣ vậy không những không nâng cao đƣợc tố chất thân thể của trẻ, ngƣợc lại còn vì quá thừa dinh dƣỡng nên sinh ra nhiều bệnh tật.
Dinh dƣỡng là quá trình tổng hợp của việc hấp thu thức ăn để cơ thể con ngƣời duy trì sinh lý, sinh hoá, công năng miễn dịch bình thƣờng của sự sống. Cái gọi là “Dinh dƣỡng quá thừa” chính là hấp thu thực phẩm vƣợt quá nhu cầu nêu trên. Ngày nay, bất kỳ ở thành thị hay ở nông thôn, vì mức sống của con ngƣời ta đƣợc nâng cao khá nhiều, cho nên mọi ngƣời đều tìm mọi cách để trẻ con đƣợc ăn nhiều hơn, ăn ngon hơn, điều đó chẳng có gì đáng chê trách cả. Có điều cần phải chú ý là, ngàynay việc ăn uống của trẻ thiên về những loại có nhiều ca-lo, điều này ở thành thị thì phổ biến rõ ràng hơn. Song họ chẳng biết rằng, thực phẩm có nhiệt lƣợng cao dễ tạo thành điều kiện vật chất quá thừa dinh dƣỡng ở trẻ , là cơ sở để trở thành béo phì. Năng lực tiêu hoá ở trẻ tƣơng đối kém, năng lƣợng quá nhiều mà lại khó tiêu hoá có thể chuyển hoá thành mỡ dự trữ ở dƣới các lớp da khiến cho thân thể có xu hƣớng ngày càng béo lên. Có ngƣời đã thống kê , nếu trƣớc 13 tuổi mà vƣợt quá 20% thể trọng thông thƣờng, thì sau 30 tuổi sẽ có 80 đến 90% trở thành đại béo phì. Trẻ em mà béo quá thì dễ tạo thành thể chất dị hình nhƣ chân vòng kiềng, chân bẹt v.v...mà bệnh béo phì là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh tâm huyết quản. Nếu trẻ em cứ kéo dài thời kỳ quá thừa dinh dƣỡng sẽ dồn gánh nặng cho hệ thống tiêu hoá, sẽ khiến cho các bộ phận nhƣ tuyến tuỵ, tràng dịch, mật v.v...phải phân tiết nhanh hơn, bộ phận gan sẽ phải phân giải , tồn trữ, giải độc liên tục không đƣợc nghỉ ngơi, nếu cứ thế kéo dài thì sẽ tạo thành mất trật tự của công năng hệ thống tiêu hoá và hệ thống nội phân tiết, ảnh hƣởng đến sự trƣởng thành của trẻ em.
Ngày nay nhiều bậc cha mẹ thƣờng hay cho con ăn những thứ bổ sắt, bổ kẽm, nhƣ vậy là cần thiết, song cũng phải có hạn độ. Có một số bánh bích qui và kẹo có chất bổ sắt, bổ kẽm, nhƣng nếu ngày nào cũng ăn nhiều thì sẽ quá số lƣợng sắt, nhƣ vậylại có hại cho sức khoẻ của trẻ em.
Tôn Tƣ Mạc, một nhà y học đời Đƣờng cho rằng : “An sinh chi bản, tâm tƣ ƣ thực....bất tri thực nghi giả, bất túc dĩ sinh tồn dã.” Cũng tức là nói việc duy trì cuộc sống của cơ thể tất phải từ trong thực phẩm hấp thu lấy thành phần dinh dƣỡng, nhƣng nếu không biết khống chế việc ăn uống thì cũng khó bảo toàn đƣợc thân thể khoẻ mạnh. Cho nên cần phải chú ý hấp thu dinh dƣỡng toàn diện, bảo toàn việc ăn uống cân đối những chất bổ, không nên chỉ thiên về một mặt nào đó. Nhất là đối với việc ăn uống của trẻ em, phải chú ý điều phối cho hợp lý, phải tăng cƣờng bữa ăn chính và khống chế ăn vặt. Phải làm đƣợc việc là việc ăn uống phải theo giờ giấc, có chừng mực. Không nên dùng hình thức thƣởng để cổ vũ trẻ em ăn nhiều, càng không
nên cho trẻ em ăn nhiều chất có nhiều ca-lo quá. Để tránh việc vì muốn bồi dƣỡng cho trẻ mà lại chuốc lấy hậu quả chẳng lành.