l/Không nên để trẻ em dùng lưỡi liếm bút chì.
Có một số trẻ em trong khi làm bài thƣờng hay dùng lƣỡi để liếm bút chì, đó là một việc làm rất không vệ sinh , thầy cô giáo ở trƣờng và các bậc phụ huynh ở nhà phải giáo dục các em không nên dùng lƣỡi liếm bút chì.
Ruột bút chì không phải do chì làm ra, mà làm từ mực đá và đất sét, tuy không có chất độc, nhƣng trong đó có những vi trùng, mầm bệnh và trứng ký sinh trùng mà mắt thƣờng không trông thấy đƣợc, dùng lƣỡi liếm bút chì có thể sinh bệnh. Bút chì có các loại màu sắc, nguyên liệu là sơn dầu, trong sơn dầu có chất chì, mà chì thì có chất độc. Đối với chất độc chì, trẻ em rất mẫn cảm, có thể tổn thƣơng đến hệ thống thần kinh của các em, làm cho trí lực của các em bị suy giảm.
2/ Cặp sách của các em không nên nặng quá.
Bà Xchênôva, bác sĩ bảo vệ sức khoẻ trẻ em ở viện Y học Matxcơva liên-xô cũ đã tiến hành hàng loạt nghiên cứu đã chứng minh rằng : “Trọng lƣợng tối đa của cặp
sách của trẻ em không đƣợc vƣợt quá l/10 trọng lƣợng thân thể của em đó. Đƣợc sự hỗ trợ cuả tổ chức bảo vệ sức khoẻ trẻ em và phụ nữ, bà Xchênôva đã tiến hành trắc nghiệm trên 6 vạn trẻ em ở các nƣớc Liên-xô cũ, Dân chủ Đức cũ, Na-uy, Tiệp khắc v.v..., kết quả chứng minh : tất cả những em học sinh trung, tiểu học đeo cặp sách mà trọng lƣợng thƣờng xuyên vƣợt quá 1/10 thể trọng em đó, do phải đeo quá nặng, nên cột sống thƣờng bị nén và bị cong, ảnh hƣởng xấu rõ rệt đến việc phát triển của em đó. Hiện nay trọng lƣợng cặp sách của trẻ em các nƣớc trên thế giới đại đa số là vƣợt quá tiêu chuẩn này. Hiện nay trọng lƣợng cặp sách của không ít các em nặng trên l/8 thể trọng. Có em còn đeo chiếc cặp nặng bằng 1/4 thể trọng, điều này không thể cho phép đƣợc. Về vấn đề những chiếc cặp sách siêu trọng của trẻ em các nƣớc trên thế giới, bà Xchênôva kêu gọi các bậc cha mẹ, các thầy cô giáo và các giới trong xã hội cần chú ý. Bà kiến nghị : trẻ em nên dùng cặp đeo hai quai lên hai vai chứ không nên dùng loại cặp đeo một vai; đồng thời bà cũng kêu gọi nên thiết kế chế tạo cho trẻ em những loại dụng cụ học tập và sách vở nhẹ hơn, hãy cố gắng giảm bớt trọng lƣợng chiếc cặp sách cho các em trẻ em.
3/ Sáu điều không nên trong học tập của học sinh.
Đi học, cầu học quyết không phải là việc dễ, rất nhiều học sinh học ngày học đêm khổ sở mà thành tích vẫn không cao, chủ yếu là chƣa có phƣơng pháp học tập tốt. Tiến sĩ Cônitch, nhà tâm lý xã hội học nổi tiếng của nƣớc Mỹ đề ra 6 điều không nên sau đây, nghe nói có thể tăng cƣờng năng lực học tập của học sinh, các em học sinh các trƣờng hãy thử làm xem sao :
(1)- Tuyệt đối không nên ngồi đọc sách thời gian quá dài. Mỗi ngày ôn tập một đoạn, chỉ dùng một thời gian rất ngắn, chỉ cần tập trung tƣ tƣởng, so với đọc một cách khổ sở một thời gian dài sẽ cólợi hơn nhiều. Ngồi đọc một thời gian dài quá cũng không có lợi cho sức khoẻ thân thể.
(2)- Học tập hoặc ôn tập không nên nhiều mà loãng. Cố gắng mỗi lần học tập hoặc ôn tập một môn, ví dụ cần phải học thuộc lòng một bài thơ, tốt nhất là nên đọc cả bài chứ không nên học từng câu một hoặc từng đoạn một.
(3)- Không nên học bài mới sau khi ăn no. Bởi vì sau khi ăn cơm, máu sẽ chảy vào dạ dày giúp cho việc tiêu hoá, máu đến não sẽ giảm đi, nếu lúc này mà cứ miễn cƣỡng học tập, thì chỉ tổ váng đầu hoa mắt mà thôi.
(4)- Không nên phản lại cái “Đồng hồ sinh vật” của mình. Có một số ngƣời thì buổi sáng tinh thần rất minh mẫn, nhƣng có một số ngƣời lại chỉ tập trungtinh thần vào buổi tối, hãy chọn thời gian thích hợp để tập trung tinh thần ôn tập.
(5)- Khi học nhất thiết không đƣợc ngồi gần cửa sổ quá, không nên nghe đài và xem ti-vi. Nhất định phải tạm thời “Cach biệt với thế giới bên ngoài”, cố gắng tìm lấy một chỗ thật yên tĩnh để ôn tập, nếu không thì rất dễ phân tán tƣ tƣởng, việc học tập sẽ mất nhiều công sức hơn.
(6)- Khi học tập bài mới không nên học thuộc lòng những danh từ chuyên môn trƣớc. Cần phải cố gắng dùng năng lực hiểu biết và cách diễn dịch tri thức của mình
để học tập bài mới, cho đến khi hoàn toàn hiểu và thuộc bài xong rồi mới học thuộc lòng những danh từ này.
4/ Không nên để cho các em vùi đầu vào đống sách.
Có một số cha mẹ thƣờng đối lập việc trƣởng thành về thân thể với việc tăng cƣờng tri thức cuả các em học sinh, cho rằng các em tham gia luyện tập thể dục sẽ ảnh hƣởng đến học tập. Kỳ thực nhìn nhận nhƣ vậy là phiến diện. Rèn luuyện thể dục một cách hợp lý, sẽ làm cho các em lớn lên một cách khoẻ mạnh, nâng cao thể chất. Từ quan điểm y học mà xét, thể chất có liên hệ mật thiết với trí lực, bởi vì mọi hoạt động tƣ duy trí lực đều là hoạt động cuả thần kinh trung khu đại não. Đại não cần ô-xy và đƣờng huyết nhiều hơn bất cứ cơ quan nào khác, hầu nhƣ nó chiếm đến 1/5 toàn thân. Các cơ bắp có thể tạm thời thiếu ô-xy một thời gian ngắn vẫn duy trì hoạt động đƣợc, nhƣng đại não thì không đƣợc, bởi vì nó là Bộ tổng tƣ lệnh chỉ huy toàn thân, nếu chẳng may thiếu chất dinh dƣỡng và năng lƣợng, lập tức sẽ dẫn đến các tổ chức khí quan trong toàn thân thể bị suy kiệt. Thƣờng xuyên tham gia rèn luyện thể dục, tuần hoàn toàn thân sẽ tăng nhanh, chất thay thế sẽ thịnh vƣợng, tất nhiên sẽ cải thiện cho thể chất rất nhiều. Lúc này, do đại não đã đƣợc cung cấp đầyđủ chất dinh dƣỡng và năng lƣợng, ngƣời ta sẽ cảm thấy tinh lực dồi dào, lạc quan. Thực nghiệm trắc định đã chứng minh, năng lực tƣ duy và suy nghĩ của con ngƣời đƣợc nhanh chóng, ngoài nhân tố có liên quan đến di truyền ra, còn có liên quan đến việc thƣờng xuyên tham gia rèn luyện thể dục nữa. Cho nên, để cho trẻ em tăng trƣởng trí thức đƣợc tốt hơn, tuyệt đối không nên bắt trẻ em vùi đầu vào sách vở, mà cần phải để cho các em tham gia rèn luyện thân thể một cách thích đáng.
5/ Bốn điều kiêng kỵ trong việc bảo hộ thị lực cho trẻ em.
Điều kiêng kỵ thứ nhất là đọc sách và viết chữ ở dƣới ánh nắng mặt trời và ở những chỗ quá tối.
Điều kiêng kỵ thứ hai là xem báo,đọc sách ở trên tàu xe hoặc vừa đi vừa xem hoặc nằm xem sách.
Điều kiêng kỵ thứ ba là xem ti-vi thời gian quá dài. Điều kiêng kỵ thứ tƣ là viết chữ bằng bút chì mờ quá.
6/ Nhất thiết không nên vì tiết kiệm một chút điện mà làm hỏng đôi mắt của trẻ em.
Số học sinh trung, tiểu học bị cận thị ngày càng nhiều, khiến cha mẹ học sinh lo lắng, nhƣng vân còn có một số gia đình vì tiết kiệm điện nên có thói quen dùng bóng đèn nhỏ, độ chiếu sáng thƣờng xuyên không đủ, làm tổn hại rất nhiều đến thị lực của các em.
Sở giáo dục thành phố Thẩm Dƣơng đã tiến hành điều tra độ chiếu sáng ở trong 302 hộ gia đình có học sinh tiểu học ở trong thành phố. Kết quả điều tra cho thấy chỉ có 60 hộ có đèn học ở trên bàn học sinh la đủ ánh sáng phù hợp với qui định của nhà nƣớc, chiếm 19,86% tổng số điều tra. Còn 242 hộ không đủ tiêu chuẩn ánh sáng, chiếm 81,l3% tổng số. Có một gia đình học sinh tiểu học có 4 ngƣời ở trong một căn phòng rộng 13,5 m2
lớp 4, theo tiêu chuẩn ánh sáng trong nhà thì chỉ đạt 5%. Nhƣ vậy là thiếu 95% ánh sáng. Cho nên, đề nghị với các bậc cha mẹ hãy chú ý đến ánh sáng trong nhà, nên có đủ ánh sáng cho con trẻ.
Một căn phòng rộng 13 - 14 m2
cần phải có một ngọn đèn nê-ông 40 oát. Nếu bàn học cách xa ngọn đèn thì trên bàn học cần phải có một ngọn đèn nê-ông 8 oát nữa hoặc một bóng đèn tròn 25 oát. ánh sáng phải chiếu từ phía trƣớc bên trái hoặc phía chếch bên trái, để tránh tay bị lấp bóng. Khi trời âm u thì dù là ban ngày cũng phải bật đèn. Tuyệt đối không nên vì tiết kiệm một chút tiền điện mà làm hại đôi mắt của con trẻ.
7/ Bảy điều kiêng kỵ về vệ sinh trong hoạt động trại hè.
Trong thời gian nghỉ hè, những hoạt động trại hè có sức quyến rũ mê hồn đã lôi cuốn hàng nghìn hàng vạn các bạn trẻ đến trại. Vậy thì trong những hoạt động này cần chú ý những điểm gì. Xin hãy chú ý bảy điểm sau đây :
(1) Không nên đến những nơi đang có bệnh truyền nhiễm lƣu hành. Trƣớc khi đi phải tìm hiểu môi trƣờng vệ sinh ở nơi mình sắp đến, cần phải chuẩn bị một túi thuốc nho nhỏ, trong đó có thuốc đỏ, bông băng, cồn, thuốc tím, tăm bông và thuốc cầm máu, lại còn phải mang thuốc hoàng liên, dầu hoắc hƣơng cùng những loại thuốc thông thƣờng nội khoa khác, và phải có một ngƣời chuyên phụ trách.
(2) Không nên mặc áo ni-lông, đi dép hoặc đi giày da. Quần áo nên rộng rãi, thoáng khí, mũ phải có vành che nắng, phải đi giày đế bằng và nhẹ, có chất đàn hồi tốt. Tốt nhất là không nên đi dép nhựa, giày da v.v...những loại giày không có chất đàn hồi hoặc đế cứng. Nên căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi, con trai hay con gái mà định hành trình mỗi ngày. Tốt nhất không nên hành quân đi bộ đƣờng dài, vƣợt quá sức của các em.
(3)Không nên ngủ ở ngoài trời. Địa điểm dựng lều phải chọn nơi cao, khô ráo, sạch sẽ, thuận tiện cho việc lấy nƣớc. Thức ăn mang theo phải giàu chất dinh dƣỡng, không ôi thiu, không nhiễm trùng. Mỗi ngày phải ngủ cho đủ. Các em dƣới 14 tuổi, mỗi ngày ít nhất phải ngủ đủ 8 tiếng đồng hồ. Ban đêm tuyệt đối không đƣợc nằm trên cỏ lộ thiên mà ngủ, để tránh cảm lạnh hoặc bị muỗi đốt mà sinh bệnh.
(4) Trong khi đang có mồ hôi, không đƣợc xuống sông tắm, bơi. Muốn bơi phải có ngƣời chuyên môn phụ trách an toàn.
Sau khi có những hoạt động mệt nhọc (nhƣ leo núi chẳng hạn) không đƣợc đọc sách hoặc chơi những trò chơi trí tuệ, để tránh gánh nặng cho tim và mắt.
(5) Bạn nào có bệnh mãn tính hoặc cảm thấy ngƣời không khoẻ thì không nên ra ngoài.
(6) Trong đội ngũ không nên thiếu một ngƣời lớn tuổi làm đội trƣởng để khi gặp tình huống thì có thể giải quyết hoặc xử lý đƣợc.
8/ Không nên đọc sách dưới ánh nắng mặt trời.
Con ngƣời ta khi đọc sách hoặc làm việc, yêu cầu phải có ánh sáng thích hợp, chỉ có nhƣ vậy mới có thể xem đƣợc rõ và cảm thấy thoải mái. ánh sáng quá mạnh sẽ kích thích và làm phƣơng hại đến mắt.
Nói chung, ánh sáng thích hợp nhất với con mắt của ngƣời ta là ánh sáng tự nhiên. Nhƣng ánh sáng tự nhiên có hai loại, một loại gọi là tán xạ quang, một loại khác gọi là trực xạ quang. Đọc sách hay làm việc dƣới ánh sáng tán xạ quang thì cảm thấy thoải mái nhất, đọc chữ rõ ràng nhất và không chóng mệt. Bởi vì tán xạ quang toả đều và nhu hoà. Còn trực xạ quang thì không nhƣ vậy, nó quá nóng, làm hoa mắt, khiến cho ngƣời ta cảm thấy rất không thoải mái, thậm chí sợ ánh sáng, nhức mắt.
Còn một loại ánh sáng nữa, tức là ánh sáng nhân tạo nhƣ đèn điện, đèn nê-ông, ánh sáng của nến, của đuốc, của dầu v.v... Chiếu sáng một cách chính xác, không những là độ sáng phải đầy đủ, mà hƣớng chiếu sáng tốt nhất là phải từ phía trƣớc bên trái. Một phòng học tiêu chuẩn ( 50 m2
, cao 3,3 - 3,4 m ) cần phải có 6 bóng đèn tròn 100 oát hoặc 6 bóng đèn nê-ông 40 oát, treo cao khoảng 1,5 - 2 m, cự li giữa các đèn gấp đôi độ cao là vừa.
Những ánh sáng mạnh, ngoài ánh sáng màu trắng ra, nó bao hàm ánh sáng của bảy màu sắc nhƣ màu đỏ, vàng chanh, màu vàng, màu xanh lục, xanh lam, màu chàm và màu tím, còn có mấy loại ánh sáng nữa mà mắt thƣờng ta không nhìn thấy đƣợc, đó là hồng ngoại tuyến và tử ngoại tuyến, nếu nhƣ mắt ta bị kích thích của tử ngoại tuyến nhiều quá, thời gian lại dài thì sữ phƣơng hại đến tế bào tròng đen của mắt, hai mắt sẽ vô cùng nhức nhối, lập tức sẽ không nhìn rõ vật gì nữa vàphải sau vài ba ngày mới dần dần trở lại bình thƣờng đƣợc.
Đã biết là ánh sáng quá mạnh rất nguy hại cho mắt, chúng ta cần phải chú ý bảo hộ con mắt. Tốt nhất là không nên làm những việc quá sức lực của mắt dƣới ánh sáng quá mạnh, cũng không nên xem sách, đọc báo, viết lách dƣới ánh sáng trực tiếp của mặt trời. Nếu mắt bị loá thì phải dùng kính thích hợp để điều chỉnh, nếu đọc sách, viết chữ quá lâu thì thỉnh thoảng nên cho mắt nghỉ ngơi, đi xem những cảnh vật ở xa để giải trừ sự mệt mỏi của mắt. Khi hoạt động dƣới ánh sáng mạnh thì có thể đeo một loại kính râm để bảo vệ mắt khỏi bị tổn thƣơng.
Ngoài những nguyên nhân kể trên ra, nếu ngƣời nào còn thấy mắt bị sƣng, sợ ánh sáng, không đọc sách đƣợc lâu, nhìn thấy lờ mờ thì ngƣời đó bị loạn thị.
9/ Không nên nằm đọc sách.
Nằm đọc sách rất tổn hại đến thị lực, đó là điều mà mọi ngƣời đều đã biết. Song điều nguy hại của việc nằm đọc sách còn xa hơn thế nhiều.
Giƣờng là nơi để cho con ngƣời nằm ngủ, nghỉ ngơi, hễ ngƣời ta nằm lên giƣờng là ngƣời ta hƣởng thụ diện tích dẫn lực của trái đất nhiều hơn, từ đó mà bình ổn tỉ lệ tiết tấu sinh lý vốn có của cơ thể con ngƣời, đó chính là báo hiệu con ngƣời đi vào giấc ngủ. Vậy mà nằm đọc sách khiến cho đại não liên tục bỏ đi những tín hiệu, cƣỡng chế cơ thể phải thay đổi tỉ lệ tiết tấu sinh lý. Nhƣ vậy, nếu kéo dài sẽ làm cho sự tiết tấu sinh lý của cơ thể mất đi sự cân bằng, dẫn đến bệnh thần kinh suy nhƣợc và bệnh tâm huyết quản.
Có một số ngƣời trƣờng kỳ nằm đọc sách, do tiết tấu sinh lýmất đi sự cân bằng mà sinh ra các bệnh tâm thần hoảng loạn, đầu óc nặng nề, tiêu hoá không tốt v.v...Nếu
cứ kéo dài thì còn có thể dẫn đến mắc các bệnh nhƣ bệnh dạ dày, bệnh thiếu máu v.v...
10/ Không nên ngồi đọc sách ở trên ghế sô-pha lâu quá.
Chỗ ngồi của ghế sô-pha rất thấp, lại có lò so rất mạnh, ngồi lên đó, mông sẽ bị lún xuống, cơ sau ở xƣơng chậu bị căng ra. Lúc đó mà xem sách, nếu hai tay cầm sách nâng cao, tuy lƣng, cổ và mắt có cảm thấy thoải mái, nhƣng hai vai thì không chịu đựng đƣợc lâu, tất nhiên phải hạ thấp xuống để có chỗ dựa. Thế là hai mắt lại phải nhìn xuống, thời gian kéo dài sẽ làm cho cơ mắt phía dƣới bị mệt mỏi. Nếu ƣỡn thẳng ngƣời lên mà đầu cúi xuống để đọc sách, do tác dụng của trọng lực đầu khiến cho cơ lƣng và cổ bị căng ra, phần gáy cũng lại bị căng ra, nhƣ vậy trong giải phẫu học ngƣời ta gọi là “bị động không đủ”, khiến cho ngƣời ta cảm thấy đau lƣng mỏi cổ. Ngày tháng kéo dài dễ làm cho xƣơng cổ bị đau. Cho nên nếu xem sách thời gian dài thì nên