12 điều cấm kỵ về đồ chơi của trẻ em

Một phần của tài liệu TRẺ THƠ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẤM KỴ (Trang 64 - 68)

1/Không nên cho trẻ em quá nhiều đồ chơi.

Sự phát dục nhanh chóng của hệ thống thần kinh là đặc điểm của thời kỳ ấu nhi. Trong giai đoạn này, những khu vực có liên quan đến xúc giác, thính giác, vị giác và sự vận động của cơ bắp do đại não điều khiển đƣợc thành thục sớm nhất, nếu có sự kích thích thoả đáng thì sẽ có tác dụng thúc đẩy chúng phát triển rất tốt. Ví dụ một số đồ chơi có màu sắc rực rỡ có thể thúc đẩy thần kinh thị giác phát triển. Để cho các em sờ mó vào đồ chơi có thể thúc đẩy thần kinh xúc giác phát triển. Song có điều hệ thống thần kinh của trẻ em chƣa đƣợc kiện toàn, nếu ngoại giới kích thích quá nhiều thì các loại hƣng phấn ảnh hƣởng lẫn nhau, khống chế lẫn nhau, sẽ xuất hiện hiện tƣợng suy nhƣợc hoá hƣng phấn, Kết quả ngƣợc lại với mong muốn làm ảnh hƣởng đến sự phát dục hệ thống thần kinh của trẻ em.

Xét từ một khía cạnh khác, đồ chơi của trẻ em quá nhiều, còn có thể gây nên tâm lý chiếm hữu “Tài phú” ở trong các em, nếu cứ kéo dài thì trong tƣ tƣởng, ý thức của các em sẽ nảy sinh một thói quen xấu là hay so sánh “Tài phú” với các em khác. Trong khi mức sống hiện nay còn chƣa thật là cao mà chúng ta đã chi phí cho con trẻ một khoản tiền khá lớn. Cho nên trong tình hình không ảnh hƣởng đến sự phát triển lành mạnh về trí lực của các em, chúng ta nên có ý thức bồi dƣỡng cho các em thói quen sống tiết kiệm, chất phác cũng là điều tƣơng đối quan trọng. Nhƣ vậy đối với trẻ em cũng nhƣ đối với các bậc cha mẹ đều có ích.

2/ Không nên để cho trẻ em ngậm mút đồ chơi.

Hiện nay trên thị trƣờng có bán rất nhiều loại đồ chơi bằng nhựa, tất cả đều sản xuất bằng loại nhựa mềm. Để bảo đảm cho màu sắc rực rỡ trên đồ chơi khỏi bị phai màu, ngƣời ta thƣờng pha thêm chất cadimi kim loại vào. Sau khi loại nhựa mềm này bị lão hoá sẽ bị phân giải thành thể khí nhẹ clo hoá có hại cho cơ thể, tính độc hại của cadimi có thể xâm nhập vào hệ thống thần kinh của con ngƣời. Ngoài ra còn có những đồ chơi bằng gỗ hoặc bằng sắt, bên ngoài đều có một lớp sơn, trong sơn đều có những chất độc nhƣ chì, nhôm, benden v.v... Nếu con bạn thƣờng xuyên ngậm mút đồ chơi này ở trong mồm, nhƣ vậy chất độc dần dần thấm vào cơ thể qua mồm. Hơn nữa trẻ em đang là thời kỳ phát dục mạnh nhất, lƣợng hấp thu các loại vật chất so với ngƣời lớn cao hơn nhiều, thời gian kéo dài sẽ dẫn đến trúng độc mãn tính, từ đó mà phát sinh ra đủ các loại bệnh.

Để cho con bạn trƣởng thành khoẻ mạnh, xin đề nghị hãy thƣờng xuyên giáo dục con em không nên ngậm mút những đồ chơi ở trong mồm; sau khi chơi các đồ chơi xong, phải rửa tay thật sạch rồi mới cầm thức ăn để ăn. Ngoài ra không nên để cho trẻ em mút ngón tay hoặc vừa chơi đồ chơi vừa ăn. Chỉ có nhƣ vậy mới có thể đề phòng những chất có hại qua mồm vào trong cơ thể.

3/ Không nên mua những đồ chơi có tiếng ồn lớn quá.

Để bảo đảm sức khoẻ cho trẻ em, tổ chức y tế thế giới đã xác minh qui định tiếng ồn của đồ chơi không đƣợc cao quá 70 đêxiben. Nhƣng khi kiểm tra thì các ngành hữu quan lại phát hiện, có một số đồ chơi ở Trung Quốc nhƣ máy bay, ôtô cảnh sát, xe mô-tô v.v... phát ra tiếng ồn nói chung là cao quá 70 đêxiben, có đồ chơi còn có tiếng ồn cao hơn 100 đêxiben. Nếu thƣờng xuyên chơi những đồ chơi này, có thể ảnh hƣởng bất lợi cho hệ thống thính giác của trẻ em, thậm chí còn có thể dẫn đến bệnh tạm thời nghễnh ngãng. Cho nên, khi các bậc phụ huynh mua đồ chơi cho con trẻ, không nên mua những đồ chơi có tiếng ồn quá lớn, để tránh mối nguy hại tiềm ẩn cho sức khoẻ của trẻ em.

4/ Không nên cho trẻ em thổi bong bóng nhựa.

Tại một bệnh viện ở Trung Quốc có một trƣờng hợp, một em bé lên 3 tuổi bị bong bóng nhựa làm tắc đƣờng hô hấp đã bị chết.

Sự thể là nhƣ thế này : Hôm đó, bà mẹ của bé trai này dẫn em đi chợ. Em bé trai trông thấy trên sạp hàng có bày bán bong bóng nên rất thích. Thế là bà mẹ mua cho con một quả. Em bé rất vui mừng cầm quả bóng rồi ra sức thổi lấy thổi để. Nhƣngdo

em còn bé quá nên không đủ sức thổi cho quả bóng căng, em vẫn ngậm quả bóng ở mồm. Lúc đó hơi trong quả bóng phụt vào mồm em bé, đồng thời quả bóng cũng bắn theo vào trong cổ họng, thế là làm cho em bị tắc thở, em kêu lên đƣợc một tiếng , bà mẹ không biết làm thế nào liền vội vàng đƣa em vào ngay một bệnh viện gần đó. Tuy các bác sĩ đã hết lòng cấp cứu, nhƣng không làm cách nào để gắp quả bong bóng ở trong cổ họng ra đƣợc. Nhƣ vậy, sau chƣa đầy 10 phút, một em bé trai ngây thơ, hoạt bát đã bị một quả bong bóng trôi vào họng làm tắc thở đã qua đời.

Cho nên xin có lời khuyên các bậc cha mẹ trẻ tuyệt đối không để cho các em còn nhỏ chơi trò thổi bong bóng. Các em lớn hơn khi thổi bong bóng cũng cần phải hết sức chú ý, chớ nên để tấn bi kịch nhƣ thế này diễn lại một lần nữa.

5/ Không nên dùng nhựa để sản xuất đồ chơi cho trẻ em - chiếc kèn nhỏ.

Trên các thị trƣờng ở thành thị và nông thôn đều có những đồ chơi trẻ em đƣợc làm bằng nhựa bày bán - chiếc kèn nhỏ. Khi trẻ em chơi kèn bằng nhựa, không những chỉ dùng mồm để thổi kèn, mà chúng còn cắn, còn gặm, nhƣ vậy rất không có lợi cho sức khoẻ của trẻ em. Bởi vi khi nhà máy sản xuất những chiếc kèn con bằng nhựa này, để cho màu sắc đƣợc tƣơi mới dài lâu không phai, nên đã pha vào một loại thuốc ổn định gọi là muối cadimi, đồng thời còn sơn ra bên ngoài chiếc kèn nhựa nữa, trong sơn cũng có thành phần cadimi. Tiếp xúc lâu dài với cadimi sẽ làm cho công năng thần kinh của trẻ em bị suy thoái, ảnh hƣởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em. Cho nên, đồ chơi của trẻ em, chiếc kèn con, không nên làm bằng nhựa.

6/ Không nên cho trẻ em chơi tiền giấy.

Có những bậc cha mẹ cho con tiền giấy để chơi, lấy cái đó để cho con vui. Kỳ thực, làm nhƣ vậy chỉ có hại chứ không có lợi.

Số vi trùng ở trên mặt đồng tiền giấy loại 100 đồng, ít nhất là 7.200, mà nhiều nhất là 10 vạn 8 nghìn 100 con vi trùng, đủ các loại cầu khuẩn. Trẻ con chơi tiền giấy xong lại dùng tay cầm thức ăn để ăn, nhƣ vậy là đƣa bao nhiêu vi trùng vào trong mồm, gây nên các bệnh truyền nhiễm. Cho nên, mong rằng các bậc cha mẹ không nên cho trẻ con chơi tiền giấy.

7/ Tuyệt đối không nên mua những đồ chơi giả cho trẻ con.

Các nhà tâm lý học trẻ em của Mỹ cho rằng : những đồ chơi tốt nhất là những đồ chơi mà cách chơi không đơn điệu nhƣ đồ chơi chắp gỗ, búp bê, xếp nhà, hộp nhỏ, ấm nhỏ và bàn nhỏ v.v...Những đồ chơi này có thể để cho trẻ em ở nhiều lứa tuổi chơi đi chơi lại đƣợc. Chơi theo tuỳ ý thích. Có lợi cho việc bồi dƣỡng hứng thú và ý thức sáng tạo cho trẻ em.

Các chuyên gia nói rằng : dở nhất là các đồ chơi chỉ có một cách chơi. Ví dụ nhƣ có đồ chơi chỉ hoạt động đƣợc vài phút sau khi lên dây cót hoặc bật công tắc pin, và chỉ có thế mà thôi. Đồ chơi, tất nhiên trên danh nghĩa là để cho ngƣời ta chơi, song những loại đồ chơi nhƣ thế này khiến cho trẻ em chỉ đóng vai trò : “Ngƣời bàng quan”, cho nên chẳng mấy chốc mà các em đã chán , thậm chí còn ghét nữa.

Các chuyên gia cảnh giới các bậc cha mẹ rằng, khi chọn mua đồ chơi, nhất thiết không nên mua đồ chơi " Dởm ".

8/ Không nên cho trẻ em chơi đàn diện tử Đồ chơi”.

Những năm gần đây, các loại đàn điện tử tồi bán đầy rẫy trên thị trƣờng. Không ít ngƣời cho rằng đàn điện tử này rẻ tiền nên mua về cho con học để bồi dƣỡng âm nhạc cho con. Kỳ thực những loại đàn điện tử này âm lƣợng, âm sắc chẳng ra gì (tức là chất lƣợng âm thanh rất không chuẩn). Cách đây không lâu, trên một hội nghị giám định, các chuyên gia hữu quan và các nhà giảng dạy âm nhạc đã phản ánh : “Âm nhạc” mà các loại đàn điện tử này tấu lên không phải là âm nhạc, mà là tiếng ồn. Nếu dùng loại đàn điện tử tồi này để giáo dục khởi điểm tri thức âm nhạc cho trẻ em thì sẽ khiến cho " Tai âm nhạc" của trẻ em bị tàn lụi và tổn hại.

9/ Không nên dùng pin cực tiểu làm đồ chơi.

Có một số bậc cha mẹ lấy những cục pin cực tiểu đã dùng rồi cho trẻ em làm đồ chơi, nên đã dẫn đến trƣờng hợp có em đã nuốt cục pin đó vào bụng.

Sau khi trẻ em đã nuốt nhầm cục pin cực tiểu vào bụng rồi, sau 10 đến 63 tiếng đồng hồ (bình quân là 31 tiếng đồng hồ), nếu thuận lợi thông qua đƣờng tiêu hoá, cục pin theo phân ra ngoài thì nói chung, không có gì đáng nguy hiểm. Còn nếu nhƣ cục pin không thải ra ngoài đƣợc, cứ nằm ở trong đƣờng tiêu hoá thì có thể gây nguy hiểm cho cơ thể, dẫn đến thủng đƣờng tiêu hoá và viêm phúc mạc v.v...

Cho nên, sau khi trẻ em nuốt nhầm phải cục pin cực tiểu, cần phải đƣa em đến bệnh viện chụp phim kiểm tra, chú ý hƣớng đi của cục pin để tìm ra đƣợc đối sách và biện pháp tƣơng ứng để lấy nó ra.

10/ Không nên cho trẻ em chơi những dụng cụ tiêm đã dùng rồi.

Hiện nay có một số bệnh viện đã sử dụng loại ống tiêm dùng một lần, song có một số trẻ em đi nhặt những ống tiêm này về để chơi, nhƣ vậy là rất không vệ sinh.

Những ống kim tiêm đã qua sử dụng có bám các loại vi trùng, nhất là những vi trùng lây bệnh, ví dụ nhƣ vi trùng viêm gan B chẳng hạn. Nếu mũi kim đâm vào tay bị chảy máu, tức thì đã trở thành nguồn lây bệnh, từ đó em này sẽ mắc bệnh.

Cho nên, các bậc cha mẹ cần giáo dục con em mình không nên chơi trò này. Các bệnh viện và những ngƣời dùng kim tiêm xong thì phải nghiêm khắc xử lý tiêu độc hoặc phải tiêu huỷ triệt để, không nên tuỳ tiện vứt vào thùng rác hoặc vào những đống rác.

11/ Không nên cho trẻ em đùa nghịch với đồ điện.

Có bậc cha mẹ đã dạy đứa con hai, ba tuổi tự tắt mở ti-vi, máy cat-sét, thật là nguy hiểm.

Do vấn đề chất lƣợng những dụng cụ trong gia đình còn chƣa thật tốt cho nên đã từng xảy ra những sự cố đáng tiếc. Nói chung thì lớp da của ngƣời lớn đã dày, nên có điện trở lớn, cho nên có bị điện giật nhẹ cũng không gây nên thƣơng vong. Song trẻ em từ 3 đến 5 tuổi, do tính hiếu kỳ cao, nhƣng lớp da còn non mỏng, cho nên khái niệm “nguy hiểm” trong con mắt của các em chƣa xác lập đƣợc. Do đó các sờ mó, nghịch ngợm lung tung vào các đồ điện, nhất là quạt điện đang quay, rất dễ gây ra nguy hiểm. Cho nên, xincó lời nhắc nhủ các bậc cha mẹ chú ý, tuyệt đối không nên cho các em nghịch đồ điện.

12/ Tuyệt đối không nên để cho trẻ em chơi mèo.

Có nhiều gia đình nuôi mèo, mèo có thể bắt chuột, có khi cũng đùa giỡn với trẻ em. Song, các bậc cha mẹ nên chú ý đến vệ sinh, tuyệt đối không nên để cho trẻ em chơi mèo.

Mèo là một con vật có rất nhiều bệnh ký sinh trùng va bệnh truyền nhiễm ác tính cƣ trú hoặc truyền bệnh. Cách đây không lâu, ở Trung Quốc có một đơn vị nghiên cứu khoa học đã tiến hành mổ 308 con mèo để kiểm tra, kết quả phát hiện, trên mỗi con mèo ít nhất cũng có trên 2 loại ký sinh trùng truyền bệnh, nhiều nhất có đến 10 loại. Những loại ký sinh trùng này đều có thể thông qua tiếp xúc, rồi từ đƣờng mồm hoặc đƣờng da mà vào trongcơ thể con ngƣời, trong đó có vi trùng gan và trứng giun kim, thật vô cùng có hại cho sức khoẻ con ngƣời. Còn nữa, trên ngƣời con mèo còn có con bọ chét, khi nó cắn ngƣời hút máu, nó có thể truyền sang ngƣời những vi trùng bệnh nhƣ dịch hạch, phát ban thƣơng hàn v.v... làm cho các em mắc bệnh. Ngoài ra móng chân mèo rất sắc, nếu không chú ý có thể bị mèo cào hoặc mèo cắn bị thƣơng, rất có thể thông qua những vết thƣơng này mà bị truyền nhiễm bệnh điên hoặc bệnh sốt xuất huyết, nghiêm trọng hơn thì có thể lây bệnh uốn ván, nguy hiểm đến tính mệnh. Cho nên, các bậc cha mẹcần chú ý, tuyệt đối không nên cho trẻ em chơi mèo.

Một phần của tài liệu TRẺ THƠ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẤM KỴ (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)