Ảnh hưởng của dòng điện đối với cơ thể ngườ

Một phần của tài liệu Chương 3 Các giải pháp sử dụng điện năng tiết kiệm và hiệu quả 2 (Trang 30 - 32)

1. Điện giật tác động tới con người như thế nào

Khi hai điểm trên cơ thể người đặt dưới điện áp, có dòng điện qua người. Dòng điện tác động vào hệ thần kinh trung ương sẽ gây rối loạn hoạt động của hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, ngoài ra tác động lên cơ bắp gây co giật, gọi là bị điện giật. Người bị điện giật nhẹ thường bị thở hổn hển, tim đập rộn. Trong trường hợp bị nặng, trước hết là phổi, sau đó đến tim ngừng hoạt động, nạn nhân chết trong tình trạng ngạt. Nạn nhân có thể được cứu sống nếu ta kịp thời làm hô hấp nhân tạo và cấp cứu cần thiết.

2. Tác hại của hồ quang điện tới con người

Hồ quang điện phát sinh khi có sự cố điện có thể gây bỏng cho người hay gây cháy, nổ. Hồ quang điện thường gây thương tích ngoài da, có khi phá hoại cả phần mềm, gân và xương.

3. Mức độ nguy hiểm của dòng điện chạy qua cơthể

Mức độ nguy hiểm của tai nạn điện phụ thuộc vào các yếu tố sau : a) Cường độ dòng điện chạy qua cơ thể :

Mức độ nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người tuỳ thuộc vào trị số của dòng điện và loại nguồn một chiều hay xoay chiều (bảng 3.5).

Bảng 3.5: Ảnh hưởng cường độ dòng điện

Dòng điện (mA)

Tác hại đối với cơ thể con người Xoay chiều (50 và 60Hz) Một chiều

0,6 ÷1,5 Bắt đầu có cảm giác, ngón tay run nhẹ

Không có cảm giác gì 2 ÷3 Ngón tay bị giật mạnh Không có cảm giác gì 5 ÷10 Bàn tay bị giật mạnh Ngứa, cảm thấy nóng 12 ÷15 Khó rút tay khỏi điện cực, xương

bàn tay, cánh tay cảm thấy đau nhiều. Trạng thái này có thể chịu

được từ 5 10 giây.

Nóng tăng lên

20 ÷25 Tay tê liệt ngay không thể rút khỏi điện cực. Rất đau, khó thở. Trạng

thái này chịu được 5 giây trở lại.

Càng nóng hơn. Bắp thịt tay hơi bị co giật. 50 ÷80 Tê liệt hô hấp. Bắt đầu rung tâm thất Cảm thấy rất nóng, bắp

thịt tay co giật, khó thở. Tê liệt hô hấp 90 ÷100 Tê liệt hô hấp. Khi kéo dài 3 giây và

hơn nữa thì tâm thất rung mạnh. Tê

liệt tim.

b) Đường đi của dòng điện qua cơ thể

Dòng điện đi qua cơ thể người theo các con đường khác nhau tuỳ theo điểm chạm vào điện áp. Nguy hiểm nhất là dòng điện đi qua các cơ quan chức năng quan trọng nhất của sự sống như não, tim và phổi. Như vậy là dòng điện truyền trực tiếp vào đầu là nguy hiểm nhất. Sau đó là truyền qua hai tay hoặc dọc theo cơ thể từ tay qua chân (hình 3.21)

Hình 3.21: Đường đi của dòng điện qua người:a) tay – tay; b) tay - chân

c) Thời gian dòng điện qua cơ thể :

Thời gian càng dài, mức độ nguy hiểm càng tăng do một phần lớp da bị phá huỷ trở nên dẫn điện mạnh hơn, rối loạn hoạt động chức năng của hệ thần kinh tăng gấp bội.

d) Điện trở cơ thể người

Điện trở một người không phải là một hằng số mà phụ thuộc vào hàng loạt yếu tố như: độ dày lớp da, địa điểm tiếp xúc, tình trạng sức khoẻ, mức độ mồ hôi, môi trường làm việc, điện áp tiếp xúc... Mức độ nguy hiểm càng tăng khi :

+ Da ẩm, bẩn hoặc mất lớp da ngoài + Diện tích tiếp xúc tăng

+ Tiếp xúc với điện áp cao.

Ở điều kiện bình thường điện áp an toàn đối với người là 40V. Ở nơi ẩm ướt, nóng có nhiều bụi kim loại thì điện áp an toàn không quá 12V.

Dùng bút thử điện có thể kiểm tra trị số an toàn của điện áp. Với cấu tạo đặc biệt, khi tiếp xúc với điện áp dưới 40V, bóng đèn trong bút không sáng, khi tiếp xúc với điện áp trên 50-60V bóng đèn phát sáng.

Một phần của tài liệu Chương 3 Các giải pháp sử dụng điện năng tiết kiệm và hiệu quả 2 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w