Lò điện hồ quang

Một phần của tài liệu Chương 3 Các giải pháp sử dụng điện năng tiết kiệm và hiệu quả 2 (Trang 43 - 44)

Theo cấu tạo lò hồ quang gồm lò gián tiếp và lò trực tiếp.

Lò hồ quang gián tiếp có dòng điện hồ quang chay qua các điện cực grafit, kim loại sẽ được gia nhiệt gián tiếp, chính vì vậy nhiệt độ lò không cao,

khoảng 1300 ÷1350 oC, loại này được dùng để nấu luyện kim loại dẽ chảy như đồng, chì, thiếc, kẽm…

Lò hồ quang trực tiếp có dòng điện hồ quang chay trực tiếp giữa điện cực grafit và kim loại, kim loại sẽ được gia nhiệt trực tiếp, nhiệt độ lò cao. Lò hồ quang trực tiếp được sử dụng phổ biến để nấu luyện kim loại, trong quá trình nấu luyện, điện cực hao mòn, luôn cần điều chỉnh nâng – hạ để điều chỉnh duy trì dòng điện, dễ sẩy ra chạm điện cực với kim loại; có thể nói chế độ ngắn mạch là một trong các trạng thái làm việc bình thường của máy biến áp lò. Theo loại vật liệu nấu luyện, lò hồ quang được chia thành hai loại: hồ quang nổi và lò hồ quang chìm.

Lò điện hồ quang luyện thép là loại hồ quang nổi. Lò hồ quang nổi có dòng điện ngắn mạch lớn, vì vậy MBA lò công suất khoảng < 15000kVA đều phải sử dụng quận kháng hạn chế dòng ngắn mạch. MBA lò công suất lớn thường do điện kháng của lưới cộng với điện kháng ngắn mạch của MBA đủ lớn, dòng ngắn mạch không vượt quá 2,5 dòng định mức nên không cần quận kháng hạn chế dòng ngắn mạch.. Luyện thép trong lò hồ quang là phương pháp chủ yếu sản xuất thép hiện nay.

Lò điện hồ quang luyện forro, thiếc,…là loại hồ quang chìm Lò hồ quang chìm có dòng điện ngắn mạch không lớn, vì vậy chỉ cần thiết kế MBA lò có điện kháng ngắn mạch từ 12 ÷ 16 % là đủ hạn chế dòng ngắn mạch, không cần sử dụng quận kháng hạn chế dòng ngắn mạch. Hình (3.61) vẽ sơ đồ điện cấp cho một lò hồ quang.

Một phần của tài liệu Chương 3 Các giải pháp sử dụng điện năng tiết kiệm và hiệu quả 2 (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w