Một số kí hiệu và nguyên tắc lập sơ đồ điện

Một phần của tài liệu Chương 3 Các giải pháp sử dụng điện năng tiết kiệm và hiệu quả 2 (Trang 58 - 61)

1. một số kí hiệu trên sơ đồ điện

Để giúp cho việc thông tin và nhận thức được mạng điện dễ dàng hơn, người ta sử dụng các kí hiệu để biểu thị các phần tử của mạng điện (nguồn điện, dây dẫn, thiết bị đóng cắt, bảo vệ…). Một số kí hiệu thông dụng trên sơ đồ điện được đưa ra trong bảng (3.9).

TT Tên phần tử Kí hiệu

1 Hệ thống điện (H)

2 Máy phát điện (F)

3 Trạm biến áp (TBA)

4 Máy biến áp (BA)

5 Tủ phân phối (TPP), tủ điện tổng

6 Tủ động lực (TĐL)

7 Tủ chiếu sáng (TCS)

8 Dao cách ly (DCL), cầu dao (CD)

9 Cầu chì (CC)

10 Khởi động từ, công tắc tơ

11 áptômát (A) 12 Công tắc (đơn, kép) H H ~ F

13 Bảng điện

14 ổ và phích cắm

15 Động cơ điện (Đ)

16 Thanh góp (thanh cái) (TG)

17 Dây trung tính

18 Dây dẫn

19 Dây dẫn có ghi rõ số dây

20 Đèn sợi đốt, đèn nói chung

21 Đèn ống huỳnh quang 22 Chuông 23 Nối đất 24 Đường cáp 25 Quạt điện ~ Đ

2. Lập sơ đồ điện

Tuỳ thuộc vào nhu cầu, quy mô và địa điểm của hộ tiêu thụ điện, trước hết ta chọn sơ đồ cấp điện cho hộ tiêu thụ. Dựa vào sơ đồ cấp điện, sẽ lập sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt.

Chọn các phần tử, dựa vào kí hiệu và sơ đồ các phần tử, vẽ sơ đồ nguyên lý mạng điện. Sơ đồ nguyên lý mạch điện chỉ nêu lên mối liên hệ điện của các phần tử trong mạch điện, mà không thể hiện vị trí và cách lắp đặt của chúng trong thực tế.

Sơ đồ lắp đặt mạch điện biểu thị rõ vị trí, cách lắp đặt các phần tử của mạch điện trong thực tế.

Một phần của tài liệu Chương 3 Các giải pháp sử dụng điện năng tiết kiệm và hiệu quả 2 (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w