Một số lưu ý khi sử dụng lò vi sóng

Một phần của tài liệu Chương 3 Các giải pháp sử dụng điện năng tiết kiệm và hiệu quả 2 (Trang 57 - 58)

1. Không được phép cho lò vi sóng chạy khi cửa đang mở hoặc khi lò trống. 2. Không được dùng nếu lò trục trặc.

3. Không được dùng dụng cụ nấu ăn bằng kim loại trong lò nấu khi lò làm việc ở chế độ vi sóng.

4. Không được che phủ lỗ thông gió sau lò bằng vải, giấy. 5. Luôn luôn dùng găng tay dày khi lấy đĩa, nồi ra khỏi lò.

6. Không để trẻ em nghịch hoặc để trẻ em một mình bên lò vi sóng đang làm việc

4.Những hư hỏng thường gặp khi sử dụng lò vi sóng .

Những hư hỏng thường gặp khi sử dụng lò vi sóng được thống kê ở bảng (3.8)

Bảng 3.8: Những hư hỏng thường gặp khi sử dụng lò vi sóng .

TT Hiện tượng Nguyên nhân và cách khắc phục

1 Lò không chạy khi đã ấn núm thời gian

Kiểm tra xem cửa đã đóng chặt? 2 Thức ăn hoàn toàn không

chín

- Cài đặt đúng hay chưa? - Máy quá tải, bị ngắt điện?

- Cửa không chặt? 3

Thức ăn chưa chín hoặc chín quá.

- Kiểm tra mức công suất đặt. - Kiểm tra thời gian đặt.

4

Tia lửa điện và tiếng vỡ nứt trong lò

- Dùng đồ nấu có viền kim loại? - Có đồ vật kim loại trong lò?

5

Gây nhiễu TV Lò hoạt động thường gây nhiễu TV chút ít. Để xa lò khỏi TV.

3.5.5 Mạng điện sinh hoạt

1. Khái niệm

Mạng điện sinh hoạt là mạng điện hạ áp, cung cấp điện cho chiếu sáng và các đồ dùng điện (quạt điện, máy tính, ti vi, tủ lạnh, bếp điện, bàn là điện, máy lạnh, máy bơm nước, đèn điện…) cho gia đình, trường học, công trình văn hoá, thể thao...

Mạng điện 230 V/ 400V là mạng điện hạ áp thông dụng ở nước ta. Mạng điện hạ áp thường có 3 bộ phận cơ bản sau: trạm điện (nguồn), đường dây và hộ tiêu thụ điện.

Tuỳ theo tính chất quan trọng và yêu cầu liên tục cung cấp điện cho tải, các hộ tiêu thụ điện được phân thành ba loại: Hộ loại 1, Hộ loại 2 và Hộ loại 3 như đã giới thiệu ở mục 3.3.1.

Một phần của tài liệu Chương 3 Các giải pháp sử dụng điện năng tiết kiệm và hiệu quả 2 (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w