Sử dụng, bảo dưỡng máy bơm điện:

Một phần của tài liệu Chương 3 Các giải pháp sử dụng điện năng tiết kiệm và hiệu quả 2 (Trang 53 - 57)

Để máy bơm làm việc an toàn, bền, người sử dụng phải:

- Nối đất vỏ máy bơm, dây mát phải đấu đúng yêu cầu kĩ thuật, không nối dây mát vào đường ống dẫn nước hoặc ống dẫn ga.

- Tránh vận hành bơm trong điều kiện chạy khô không cung cấp nước, làm giảm tuổi thọ và hay cháy động cơ bơm.

- Cần đặt bơm làm việc trong môi trường khô sạch, tránh mưa nắng tác động trực tiếp đến bơm.

4. Những hư hỏng thường gặp và cách khắc phục :

Những hư hỏng thường gặp ở máy bơm điện và cách khắc phục được tổng hợp như bảng (3.7).

Bảng 3.7. Sự cố và cách khắc phục khi sử dụng máy bơm

TT Hiện tượng Nguyên nhân và cách khắc phục

1 Đóng điện cho máy bơm, động cơ điện không chạy, không có dấu hiệu có dòng điện chạy trong động cơ.

- Mất điện áp nguồn cung cấp. Kiểm tra lại nguồn điện: nguồn , aptômát, cầu dao, cầu chì... - Mạch cấp điện cho động cơ bị hở mạch do các mối nối dây bị hở, tiếp xúc kém, dây dẫn đứt v.v... Kiểm tra sửa lại các mối nối tiếp xúc điện và dây dẫn cho tốt.

- Với máy có tự động điều khiển: hệ thống các công tắc, phao không hoạt động, các tiếp điểm bị hỏng, không đóng mạch. Các mối nối dây bị tuột hoặc đứt do chuột cắn hay rỉ đứt. Các phao dây bị kẹt, rối làm công tắc điều khiển không tác động. Phải kiểm tra sửa lại các phần tử của mạch điều khiển.

2 Có dấu hiệu có dòng điện vào động cơ như đèn chiếu sáng trong nhà hơi giảm xuống, động cơ rung nhẹ, nhưng máy không chạy

- Điện áp nguồn quá thấp. Kiểm tra và tăng điện áp nguồn cho đủ.

- Tụ điện trong mạch cuộn dây phụ của dây quấn động cơ bị hỏng: thay tụ tốt.

- Phần roto máy bơm (cánh bơm) bị kẹt với phần stato (buồng bơm). Phải tháo phần đầu bơm, vệ sinh làm sạch các lớp cặn trên.

- Ổ bi động cơ điện bị mòn nhiều gây lệch tâm trục roto động cơ điện, bề mặt roto bị cọ sát với bề mặt stato, động cơ không khởi động được. Kiểm tra và thay ổ bi.

3 Máy chạy êm, không có nước đẩy ra, chạy lâu thấy buồng bơm hơi nóng.

- Không có nước vào đầu ống hút do mất nước nguồn hoặc nước bể dưới cạn hở miệng ống hút của máy bơm. Kiểm tra lại. Chỉ chạy máy bơm khi có đầu hút.

- Mất nước mồi do van một chiều không kín: Kiểm tra, tiến hành xả hết không khí (xả "e") đọng trong buồng bơm và mồi lại nước cho máy. - Miếng ống hút nước vào máy bị tắc; kiểm tra, thông tắc ống hút.

- Ống hút có chỗ bị gãy, nứt, vỡ. Kiểm tra sửa chữa.

4 Máy chạy êm, lượng nước máy đẩy ra yếu. Chạy lâu, phần đầu bơm hơi ấm. Nếu máy có tự động điều khiển,

- Đầu miệng ống hút bị rác, bẩn hoặc vật là lấp bịt làm nhỏ diện tích lỗ hút. Kiểm tra vệ sinh thông sạch ống hút.

- Van một chiều đầu hút của máy bơm bị kẹt không mở hết như bình thường khi máy bơm

máy chạy rất lâu (so với bình thường) mới tự động dừng.

chạy. Kiểm tra sửa lại van một chiều.

- Có chỗ hở, lọt khí trên các mối nối và đường ống của ống hút từ bể nguồn đến.

- Vòng đệm cao su chèn kín trục roto phần bơm bị mòn nhiều. Phải thay vòng đệm mới.

- Nếu máy bơm hút nước từ đường ống nguồn cấp nước thành phố thì do đường ống nguồn bị lọt khí vào, nước không đầy đường ống ( đồng hồ nước quay khi nhanh khi chậm).

5 Máy chạy có tiếng ồn, lượng nước bơm ra khỏe, phần đầu bơm mát.

- Ổ bi phần động cơ điện bị khô mỡ bôi trơn hoặc đã bị mòn hay có nước lọt vào ổ bi. Kiểm tra, lau sạch mỡ bẩn ở ổ bi, thay mỡ mới (nên dùng mỡ chuyên dùng cho ngành nước) hoặc thay ổ bi tốt. 6 - Động cơ điện nhanh bị nóng, tiêu thụ nhiều điện vỏ động cơ nóng nhiều. - Rơle nhiệt tác động đóng, ngắt liên tục.

- Dây quấn động cơ điện bị chập vòng dây: phải quấn sửa chữa lại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7 Động cơ điện bị rò điện ra vỏ (chạm mát).

- Có chỗ dây nối, dây quấn động cơ bị chạm vỏ do hư hỏng cách điện. Kiểm tra, bọc lại chỗ cách điện hỏng.

- Dây quấn động cơ bị đọng ẩm hoặc nước rơi vào. Kiểm tra sấy lại động cơ điện.

3.5.4 Lò vi sóng

Một phần của tài liệu Chương 3 Các giải pháp sử dụng điện năng tiết kiệm và hiệu quả 2 (Trang 53 - 57)