Thiết bị bảo vệ

Một phần của tài liệu Chương 3 Các giải pháp sử dụng điện năng tiết kiệm và hiệu quả 2 (Trang 48 - 52)

1.Cấu tạo và nguyên lý làm việc

Thiết bị bảo vệ đơn giản nhất, được sử dụng sớm nhất là cầu chì. Cầu chì là một “chỗ yếu” nhất được tạo ra một cách có chủ định trong mạch điện để ngắt mạch bằng dây chảy khi có dòng điện sự cố chạy qua. Cho đến ngày nay cầu chì vẫn còn được sử dụng. Tuy nhiên cầu chì có những nhược điểm: dòng tác động kém chính xác, lại khó phối hợp tác động trong lưới điện có cấu hình phức tạp, chỉ tác động một lần, không thể ghép nối liên động với các thiết bị bảo vệ và tự động khác trong hệ thống.

Thiết bị tự động được dùng phổ biến nhất hiện nay là rơle. Hình (3.62) vẽ sơ đồ cấu trúc của hệ thống bảo vệ; rơle làm việc theo tín hiệu điện thường được nối với hệ thống điện thông qua các máy biến dòng (BI) và các máy biến điện áp (BU). Tín hiệu đưa vào rơle được so sánh với ngưỡng tác động của nó và nếu vượt qua ngưỡng này rơle sẽ tác động “tức thời” hoặc có thời gian gửi tín hiệu đi cắt máy cắt điện của phần tử được bảo vệ. Để cung cấp năng lượng cho việc thao tác máy cắt điện, cho rơle và các thiết bị phụ trợ khác người ta sử dụng nguồn thao tác riêng độc lập với phần tử được bảo vệ. Tiếp điểm phụ MC1của máy cắt điệncó khả năng cắt dòng lớn sẽ cắt mạch điện cấp cho cuộn cắt trước khi tiếp điểm của rơle trở về, đảm bảo cho tiếp điểm của rơle khỏi bị cháy vì phải cắt dòng điện lớn.

2.Yêu cầu với thiết bị bảo vệ:

Các thiết bị bảo vệ có nhiệm vụ phát hiện và loai trừ càng nhanh càng tốt các phần tử bị sự cố ra khỏi hệ thống điện. Để thực hiện được yêu cầu trên, thiết bị điện phải thỏa mãn những yêu cầu cơ bản sau:

Hình 3.62: Sơ đồ cấu trúc của hệ thống bảo vệ

a) Tin cậy: Phải đảm bảo cho thiết bị bảo vệ làm việc đúng, chắc chắn. Để nâng cao độ tin cậy nên sử dụng các rơle và hệ thống rơle có kết cấu đơn giản, chắc chắn, đã được thử thách qua thực tế sử dụng cũng như tăng cường mức độ bảo vệ dự phòng trong hệ thống bảo vệ. Số liệu thống kê vận hành cho thấy, hệ thống bảo vệ trong hệ thống điện hiện đại có xác suất làmviệc tin cậy khoảng 95 – 99%.

b) Chọn lọc: Là khả năng của bảo vệ có thể phát hiện và loại trừ đúng phần tử bị sự cố ra khỏi hệ thống. Cấu hình của hệ thống càng phức tạp việc đảm bảo tính chọn lọc của bảo vệ càng khó khăn. Để thực hiện yêu cầu về chọn lọc đối với các thiết bị bảo vệ cần có sự phối hợp giữa các đặc tính làm việc của các bảo vệ lân cận nhau trong toàn bộ hệ thống nhằm đảm bảo mức độ liên tục cung cấp điện cao nhất, hạn chế đến mức thấp nhất thời gian ngừng cung cấp điện.. Thí dụ:

Một đường dây hình tia, tính chon lọc của bảo vệ được đảm bảo bằng nguyên tắc phân cấp việc chọn thời gian tác động: bảo vệ càng gần nguồn cung cấp thời gian tác động càng lớn (hình 3.63). ∆t giữa hai đặc tuyến lân cận nhau được gọi là cấp chọn lọc về thời gian, nó phụ thuộc vào sai số của bản thân rơle cũng như thời gian của máy cắt điện.

Đối với các rơle điện cơ thường lấy ∆t = 0,4 ÷ 0,5 giây (s), với các rơle số, ∆t = 0,2 ÷ 0,3 s

Hình 3.63: Phối hợp thời gian của bảo vệ quá dòng điện

c) Tác động nhanh: Bảo vệ phát hiện và cách ly phần tử bị sự cố càng nhanh càng tốt. tất nhiên phụ thuộc vào thời gian tác động của rơle và của mát cắt điện. Thông thường đối với bảo vệ cắt nhanh thời gian khoảng 40 ÷ 60 ms, đối với lưới điện phân phối 0,2 ÷ 1,5s, bảo vệ dự phòng 1,5 ÷ 2 s

d) Độ nhạy: Đặc trưng cho khả năng cảm nhận sự cố của rơle hoặc hệ thống bảo vệ, nó được biểu diễn bằng hệ số độ nhạy, tức tỉ số của đại lượng vật lý đặt vào rơle khi sự cố với ngưỡng tác động của nó. Các bảo vệ chính thường yêu cầu có hệ số độ nhạy trong khoảng từ 1,5 đến 2; bảo vệ dự phòng từ 1,2 đến 1,5.

e) Tính kinh tế: Đối vớ các trang thiết bị điện cao áp và siêu cao áp chi phí mua sắm, lắp đặt thiết bị bảo vệ thường chỉ chiếm một vài phần trăm, vì vậy cần ưu tiên lựa chọn theo 4 yêu cầu đã nêu trên.

Đối vớ các trang thiết bị điện trung và hạ áp, vì số lượng phần tử cần bảo vệ rất lớn vả lại yêu cầu đối với thiết bị bảo vệ không cao bằng nhà máy điện hoặc lưới truyền tải cao và siêu cao áp, cần cân nhắc đến tính kinh tế khi lựa chọn thiết bị bảo vệ sao cho có thể đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và chi phí thấp nhất..

3.5 Tiết kiệm điện năng trong thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành thiết bị và mạng điện điện sinh hoạt

3.5.1 Động cơ điện công suất nhỏ

Động cơ công suất nhỏ sử dụng trong công nghiệp và trong sinh hoạt chủ yếu gồm các động cơ điện không đồng bộ một pha và động cơ vạn năng đã giới thiệu ở mục 3.4.2. Động cơ công suất nhỏ sử dụng trong các thiết bị điện cơ (máy giặt, tủ lạnh, quạt điện, bơm nước.. ), động cơ kéo cửa cuốn...

Máy giặt dùng để giặt quần áo. Có 3 loại: máy giặt kiểu hai thùng, máy giặt kiểu một thùng trục quay đứng, máy giặt kiểu một thùng trục quay ngang. Các máy giặt có thể tự động hoặc bán tự động.

………4. Sử dụng máy giặt 4. Sử dụng máy giặt

Để khai thác tốt tính năng của máy giặt và sử dụng máy được bền lâu, ít hư hỏng, người sử dụng cần tìm hiểu kỹ loại máy mà mình sẽ sử dụng trong hướng dẫn sử dụng của máy hoặc chỉ dẫn của thợ chuyên môn.

1. Chuẩn bị giặt

- Kiểm tra, bỏ hết các vật lạ, cứng còn sót trong xô giặt (chìa khoá, dao, máy lửa, cúc đứt...).

- Không giặt lẫn đồ giặt có thể bị phai màu với đồ màu sáng. - Nên giặt đồ mềm, mỏng và đồ cứng, dày, nặng riêng.

- Không giặt lẫn đồ quá bẩn với đồ bẩn ít, đồ giặt dính dầu mỡ hoặc vết bẩn khó sạch nên giặt sơ bộ bằng tay trước khi cho vào máy giặt.

2. Chuyển chế độ giặt

- Cần chọn chế độ giặt thích hợp như: mức nước, thời gian giặt, số lần giũ, thời gian vắt, nhiệt độ nước giặt và lượng hoá chất hoặc bột giặt.

- Để đảm bảo giặt mau sạch mà tốn ít điện, ít nước, chế độ giặt được chọn chủ yếu phụ thuộc vào: lượng đồ giặt, chất liệu vải và mức độ bẩn của đồ giặt.

3. Bảo quản máy giặt

- Sau vài tuần sử dụng nên làm vệ sinh các lưới lọc nước vào, lưới lọc bẩn, hốc nạp xà phòng và ống dẫn thải nước, lau chùi máy bằng vải mềm. trước khi làm vệ sinh cần rút phích cắm điện của máy ra khỏi ổ điện.

- Khi nghỉ một thời gian dài không dùng máy, rút phích cắm điện của máy ra khỏi ổ điện và tháo ống cấp nước ra khỏi nguồn nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Máy giặt phải đặt nơi bằng phẳng, không bị đọng nước, tránh nơi có mưa và ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào máy. Không đặt máy gần nguồn nhiệt như bếp đun; gần nơi có hoá chất, ăn mòn. Tránh để trẻ nhỏ có thể leo trèo lên máy.

Một phần của tài liệu Chương 3 Các giải pháp sử dụng điện năng tiết kiệm và hiệu quả 2 (Trang 48 - 52)