Như vậy, hoạt động của một NHTM nói chung là việc tạo ra dịch vụ cho công chúng. Một món tiền gửi của người này thành món tiền cho vay đối với người khác. Ngoài hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản nợ, tài sản, các NHTM
ngày nay tăng cường việc hoạt động kinh doanh dịch vụ, đó là việc mua bán những công cụ tài chính như cổ phần, cổ phiếu, bán các món cho vay và thu lệ phí. Những hoạt động này có ưu điểm là không cần đến vốn mà lại có thể thu được lợi nhuận, tuy nhiên bản thân nó cũng chứa đựng rủi ro.(sơ đồ 1.3).
SƠ ĐỒ 1.3: KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CƠ BẢN CỦA NHTM
a. Hoạt động huy động vốn
Trong cơ cấu nguồn vốn, các nhà quản trị ngân hàng thường quan tâm đến tính hợp lý của tỷ lệ vốn chủ sở hữu của ngân hàng với nguồn vốn ngân hàng huy động được từ bên ngoài, đến sự tương ứng giữa nguồn vốn ngắn hạn, dài hạn với sử dụng vốn ngắn hạn, dài hạn, giữa nguồn vốn chủ sở hữu với nguồn vốn đầu tư cho tài sản cố định, giữa vốn chủ sở hữu của ngân hàng với phần tài sản khó có khả
năng thu hồi.
• Huy động vốn chủ sở hữu của ngân hàng
Để có thể thành lập một ngân hàng, thông thường chủ sở hữu phải có một số vốn nào đó lớn hơn số vốn mà luật pháp quy định - vốn pháp định. Vốn pháp định là số vốn tối thiểu phải có để thành lập ngân hàng do pháp luật quy định. Mỗi ngân hàng lại có số vốn hoạt động khác nhau gọi là vốn điều lệ phải lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định. Tùy theo từng loại hình ngân hàng mà nguồn hình thành vốn điều lệ do các chủ sở hữu đóng góp khác nhau. Nếu ngân hàng tư nhân thì vốn này do vốn riêng của chủ doanh nghiệp đầu tư, ngân hàng cổ phần do các cổ đông đóng góp, NHTMNN do Nhà nước cấp vốn, nếu là ngân liên doanh hình thành từ đóng góp của nước sở tại và bên nước ngoài. Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn riêng thuộc quyền sở hữu của ngân hàng mức vốn điều lệ là bao nhiêu tùy thuộc vào quy mô kinh doanh và pháp luật quy định cụ thể. Trong hoạt động ngân hàng nguồn vốn này thường nhỏ so với tổng nguồn vốn và do đó chúng chủ yếu tham gia vào tài sản cố định, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh.
Vốn chủ sở hữu là nguồn lực cơ bản để minh chứng sức mạnh tài chính của các NHTM, đóng vai trò quan trọng vừa để một ngân hàng bắt đầu hoạt động, vừa đảm bảo khả năng tồn tại của ngân hàng đó, quyết định quy mô hoạt động, tầm vươn và độ an toàn cho các hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng trên thương trường. Vốn thấp cũng gây gánh nặng tài chính to lớn cho quốc gia khi các ngân hàng bị phá sản. Vốn thấp hạn chế các ngân hàng mở rộng các dịch vụ và quy mô hoạt động, đồng thời không thể phát huy được lợi thế trong cạnh tranh. Do chức năng quan trọng của vốn chủ sở hữu là có thể bù đắp được các tổn thất phát sinh từ nghiệp vụ tín dụng, đầu tư và những rủi ro khác trong kinh doanh nên cơ cấu và mức vốn chủ sở hữu là thích hợp , là một nhân tố hết sức quan trọng trong việc
đảm bảo an toàn và khuyến khích hoạt động kinh doanh của một ngân hàng. Vốn chủ sở hữu của ngân hàng càng lớn càng làm tăng sự tín nhiệm của công chúng, tăng sức chịu đựng của ngân hàng khi tình hình kinh tế, tình hình hoạt động ngân hàng lâm vào tình trạng khó khăn. Vốn chủ sở hữu của ngân hàng càng lớn càng làm tăng khả năng tạo thuận lợi cho ngân hàng, vì có thể đa dạng hoá các hoạt động ngân hàng, từ đó có nhiều cơ hội tạo ra nhiều tiền hơn. Tuy nhiên tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn của ngân hàng quá lớn sẽ làm cho lợi nhuận chi cho các cổ đông thấp. Vấn đề đặt ra là vốn chủ sở hữu của ngân hàng ở mức bao nhiêu là hợp lý. Sẽ là khó có câu trả lời chung nhất cho mọi ngân hàng ở mọi quốc gia. Song có thể chắc chắn rằng việc xác định quy mô vốn chủ sở hữu hợp lý cho một ngân hàng cần xem xét trong mối liên quan với các rủi ro ngân hàng. Bởi vậy, nội dung chủ yếu của việc đánh giá tình hình vốn chủ sở hữu là xem xét mức độ tự có của ngân hàng có khả năng chịu đựng được rủi ro trong kinh doanh hay không
Để đo lường và quyết định mức vốn chủ sở hữu hợp lý của một ngân hàng người ta thường xem xét vốn chủ sở hữu trong mối liên hệ với nhiều khoản mục khác nhau của bảng tổng kết tài sản như : tổng tiền gửi, tổng tài sản, tổng tài sản rủi ro.
Chính vì vậy, giới quản trị ngân hàng, khách hàng và các cơ quan quản lý đều quan tâm đến khả năng của ngân hàng trong việc duy trì mức vốn chủ sở hữu và phương pháp quản trị vốn chủ sở hữu.
• Huy động vốn nợ (tiền gửi và đi vay)
Ngoài vốn chủ sở hữu, các NHTM thực hiện huy động vốn nợ. Đây là một trong những hoạt động chủ yếu của NHTM nhằm giải quyết “đầu vào”, tức là giải quyết nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu tín dụng chính đáng của tất cả các khách hàng. Để huy động vốn, các NHTM có thể thu hút từ các nguồn vốn từ bên ngoài
và dưới các hình thức khách nhau: