Cơ cấu tiền gửi của ngân hàng ảnh hưởng tới thu nhập của ngân hàng Các

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 33 - 36)

ngân hàng đứng đầu về thu nhập thường huy động tiền gửi thanh toán nhiều hơn các ngân hàng khác. Những khoản tiền gửi loại này mang lãi suất thấp, thậm chí không có lãi, luôn mang theo phí dịch vụ đối với khách hàng và chính nó đem lại thu nhập nhiều hơn. Do vậy các ngân hàng có mức thu nhập cao thường có thể thu hút và giữ một số lượng lớn tiền gửi cơ sở – tiền gửi có giá trị danh nghĩa nhỏ từ cá nhân và các doanh nghiệp nhỏ – mang lãi suất thấp và tỏ ra trung thành với ngân hàng hơn các khoản tiền gửi khác.

- Chất lượng nguồn vốn huy động thông qua tính ổn định và chi phí phải trả cho nguồn vốn huy động.

Hoạt động huy động vốn hiệu quả là huy động được tổng nguồn vốn đủ đảm bảo khả năng thanh khoản, tốc độ tăng trưởng cao đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Nguồn vốn hiệu quả là đảm bảo chênh lệch lãi suất cơ bản càng cao thì thu nhập càng lớn và ngược lại. Nguồn vốn hiệu quả là nguồn ổn định và có cơ cấu nguồn vốn phù hợp để đáp ứng các nhu cầu sử dụng vốn như các nguồn vốn trung, dài hạn để đầu tư dự án trung, dài hạn. Tiền gửi là nguồn vốn quan trọng nhất trong

vốn tiền tệ của Ngân hàng. Do vậy các ngân hàng tập trung mọi cố gắng để làm tiếp thị về loại vốn này. Đối với tiền gửi séc là tiền gửi không kỳ hạn. Đây là tài khoản tiền gửi mà khách hàng có thể phát hành séc, ở nhiều nước tài khoản này khách hàng không được hưởng lãi và NHTM thu dịch vụ chuyển tiền, đây là một khoản thu nhập của các NHTM.

b. Hoạt động cho vay và đầu tư

- Hoạt động cho vay( tín dụng) là hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHTM để tạo thu nhập. Đây là hình thức ngân hàng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian thỏa thuận nhất định giữa Ngân hàng và khách hàng với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi. Nghiệp vụ này hiện nay luôn chiếm từ 60% đến trên 80% tài sản của các NHTM. Việc cấp tín dụng của các NHTM thường dưới nhiều hình thức như: theo thời gian sử dụng, theo mục đích sử dụng, theo cách thức cho vay chiết khấu thương phiếu, tín dụng ứng trước, thấu chi, tín dụng thời vụ, cho thuê tài chính, bảo lãnh và nhiều hình thức khác. Khi cho vay các ngân hàng quan tâm đến việc bảo toàn vốn của mình và có lợi nhuận tối đa, còn khách hàng muốn nhận được khoản tín dụng với những điều kiện ưu đãi nhất. Đây là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho các NHTM, quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, tuy nhiên nó cũng chứa đựng nhiều rủi ro ( rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro chính trị, rủi ro đạo đức) khi những rủi ro này xảy ra sẽ gây ảnh hưởng lớn đến ngân hàng vì phần lớn vốn của ngân hàng là được huy động từ nền kinh tế. Nhờ có hoạt động tín dụng mà nền kinh tế vận hành một cách trôi chảy, chuyển vốn từ người thừa sang người thiếu vốn, giảm sự ứ đọng về vốn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, tạo khả năng tài trợ cho mọi lĩnh vực như: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, thương mại... Tín dụng là một hoạt động kinh doanh chủ yêú của NHTM. Nguồn thu từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng thu nghiệp vụ ngân hàng. Tuy nhiên, tín dụng

lại là lĩnh vực có nhiều rủi ro và phức tạp nhất. Tín dụng liên quan chặt chẽ với tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế từ tiêu dùng đến sản xuất kinh doanh. Do vậy, đánh giá hoạt động tín dụng là một trong những nội dung được quan tâm nhất trong công tác phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh của NHTM. Tín dụng là hoạt động cơ bản của ngân hàng và là nguồn thu nhập chính. Thu nhập của NHTM qua dịch vụ tín dụng phụ thuộc vào các yếu tố:

- Quy mô, cơ cấu tín dụng; - Khả năng bù đắp rủi ro; - Chất lượng tín dụng;

Quy mô cho vay biểu hiện thông qua các chỉ tiêu doanh số cho vay và dư nợ. Các NHTM luôn tìm kiếm khách hàng mới, duy trì quan hệ với khách hàng cũ để mở rộng cho vay, tăng doanh số cho vay và dư nợ. Khi khối lượng tín dụng đầu tư tăng, thu nhập sẽ tăng. Khối lượng tín dụng này phụ thuộc vào khả năng nguồn vốn của NHTM, cầu của nền kinh tế, sự phân bố tài sản và sự quyết định của các nhà quản trị Ngân hàng, vì đầu tư tín dụng là một nghề kinh doanh mạo hiểm, chứa đựng nhiều rủi ro. Hoạt động tín dụng hiệu quả đảm bảo an toàn và hiệu quả. Nó ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng sinh lời của NHTM.

Hiệu quả hoạt động sử dụng vốn thể hiện ở khả năng bù đắp rủi ro được các khoản cho vay bị mất cũng như việc thực hiện các chỉ tiêu nhằm đảm bảo an toàn trong kinh doanh như: chấp hành chỉ tiêu quy định về hạn mức cho vay, hạn mức bảo lãnh tối đa đối với một khách hàng tính trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng…

Chất lượng tín dụng thể hiện ở tỉ lệ nợ quá hạn. Đó là những khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đến hạn. Tỉ lệ nợ quá hạn trên dư nợ là chỉ tiêu thường được sử dụng khi xem xét chất lượng các khoản vay. Tỉ lệ này thấp thể hiện cho vay có hiệu quả và ngược lại. Tuy nhiên khi sử dụng chỉ tiêu này phải phân

tích nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn. Nếu như việc xác định thời hạn cho vay không phù hợp, ngắn hơn chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng là nguyên nhân hình thành nợ quá hạn thì ngân hàng thực hiện gia hạn nợ sẽ tạo điều kiện cho khách hàng có thể hoàn trả được gốc và lãi. Trong trường hợp nợ quá hạn là do những nguyên nhân khách quan không lường trước được, khách hàng chỉ gặp khó khăn tạm thời có thể khắc phục được thì ngân hàng vẫn có thể thu hồi được nợ. Tuy nhiên, nếu nợ quá hạn phát sinh là do sự yếu kém trong hoạt động của khách hàng hay do khách hàng lừa đảo, cố tình sử dụng vốn sai mục đích thì nợ quá hạn thực sự nghiêm trọng, ngân hàng có thể sẽ không thu hồi được vốn.

Chất lượng của đầu tư tín dụng có vai trò cực kỳ quan trọng, nó quyết định hiệu quả kinh doanh của NHTM, dù hết sức tiết kiệm chí phí, tận thu các khoản nhưng chất lượng món vay thấp sẽ dẫn tới mất vốn hoạt động của Ngân hàng và có thể đi tới sự phá sản.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 33 - 36)