Cũng như hầu hết các ngân hàng thương mại khác, hoạt động sử dụng vốn của Techcombank Chương Dương chủ yếu là hoạt động tín dụng với hoạt động

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRUNG VÀ DÀI HẠN XÂY DỰNG SƠ SỞ HẠ TẦNG PHỤC VỤ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG (Trang 67 - 74)

- Giá trị khoản vay: 2.850.000.000 đồng.

Cũng như hầu hết các ngân hàng thương mại khác, hoạt động sử dụng vốn của Techcombank Chương Dương chủ yếu là hoạt động tín dụng với hoạt động

của Techcombank Chương Dương chủ yếu là hoạt động tín dụng với hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng lớn. Hoạt động cho vay vốn đem lại phần lớn nguồn lợi nhuận trong tổng lợi nhuận thu được của Chi nhánh. Vì vậy mở rộng hoạt động cho vay và nâng cao các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro là yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động của Chi nhánh. Thể hiện rõ trong bảng sau:

Bảng 1.16: Tình hình hoạt động tín dụng của Techcombank Chương Dương

(Đơn vị: tỷ đồng)

2006 2007 2008

Kết quả hoạt động tín dụng

Doanh số cho vay 1.788 2.349 2.655

Doanh số thu nợ 1.622 1.881 2.233

Tổng dư nợ các loại + Ngắn hạn + Trung- dài hạn

Trong đó: cho vay ĐTXDCB

1.803 1227,98 575,02 159,85 1.825 1.064,94 760,06 198,03 2.365 1.402,24 962,76 201,39 Chất lượng tín dụng Nợ trong hạn 1.568,61 1.563,62 2.155,67 Nợ quá hạn 234,39 261,38 209,33

Tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ 13.00% 14.32% 8.85%

(Nguồn báo cáo tổng kết của Techcombank Chương Dương qua các năm)

1.2.3.1. Kết quả đạt được.

Hiệu quả và nổi bật nhất là tổ chức thực hiện thẩm định các dự án đầu tư lớn và các dự án cho vay với các NHTM khác. Với lòng quyết tâm, nhiệt tình và sự đoàn kết nhất trí cao của ban lãnh đạo cùng với toàn thể cán bộ nhân viên của Chi nhánh và sự quan tâm của cấp trên, Chi nhánh đã đạt được những kết quả làm việc khả quan, đặc biệt trong lĩnh vực cho vay: Tính đến thời điểm 30/12/2008 nợ quá hạn là 209,33 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 8,85% tổng dư nợ. Nợ quá hạn giảm 52,05 tỷ đồng so với năm 2007, số món chuyển nợ quá hạn không nhiều, chủ yếu tập trung ở các món cho vay ngắn hạn và vay tiêu dùng. Để có được những thành tích trên là nhờ sự đóng góp không nhỏ của công tác thẩm định cho vay, đặc biệt với những khoản vay lớn, có thời hạn kéo dài mà điển hình là cho vay theo dự án, trong đó có các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong các nội dung thẩm định dự án đầu tư, khía cạnh được Chi nhánh đặc biệt

quan tâm là phương diện tài chính của dự án. Bởi vì đó là căn cứ quan trọng nhất để đánh giá mức độ an toàn của số vốn ngân hàng cho vay, khả năng trả nợ và lợi nhuận mà ngân hàng nhận được trong tương lai.

Những kết quả đạt được:

Qua những phân tích ở trên ta rút ra một số nhận xét sau:

Thứ nhất: Về cơ cấu cho vay, Ngân hàng ngoại thương Hà Nội chủ yếu là cho vay ngắn hạn. Tỷ lệ cho vay cũng như dư nợ đối với cho vay ngắn hạn luôn chiếm phần lớn (58,35% - 96,9%), tỷ lệ này giảm từ năm 2006 đến năm 2007 và tăng trong năm 2008.

Thứ hai: Có thể nói Techcombank Chương Dương đã thành công trong việc mở rộng tín dụng. Cụ thể doanh số cho vay cũng như dư nợ đều tăng qua các năm và tăng trưởng nhanh chóng trong 2 năm gần đây.

Thủ tục pháp lý trong cấp vốn cho mọi khách hàng đảm bảo cho việc nắm mọi thông tin cần thiết và đầy đủ về khách hàng, tạo thuận lợi cho Chi nhánh trong việc đánh giá khả năng thu hồi vốn đồng thời tạo cho khách hàng ý thức về nghĩa vụ trả nợ. Tuỳ theo loại khách hàng, phương thức vay, Chi nhánh và khách hàng lập một bộ hồ sơ, cụ thể:

+ Hồ sơ do khách hàng lập và cung cấp: hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn và hồ sơ tình hình tài chính (trong trường hợp khách hàng là pháp nhân, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân).

+ Hồ sơ do chi nhánh lập: báo cáo thẩm định, tái thẩm định, tờ trình thẩm định, biên bản họp hội đồng tín dụng (trong trường hợp phải họp Hội đồng tín dụng); các thông báo (thông báo từ chối cho vay, thông báo gia hạn nợ, thông báo nợ quá hạn, sổ theo dõi cho vay-thu nợ).

+ Hồ sơ do chi nhánh và khách hàng cùng lập: hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ, hồ sơ tài sản đảm bảo.

Những giấy tờ trên được lập theo mẫu tại danh mục các mẫu biểu (kèm theo quy định cho vay đối với khách hàng). Tất cả hồ sơ cho vay sẽ được lưu giữ và bảo quản bởi phòng SME và phòng Doanh nghiệp. Những tài liệu này chứa đựng những thông tin thiết yếu liên quan tới khách hàng, là cơ sở quan trọng cho việc kiểm tra, giám sát và xử

lý vốn vay - những khâu quan trọng nhất của quá trình cấp tín dụng. Sau khi nghiên cứu hồ sơ khách hàng lập, cán bộ tín dụng sẽ lập một bản báo cáo thẩm định, tái thẩm định gồm nội dung về điều kiện vay vốn (đã được thẩm tra là đúng với hồ sơ) và những đánh giá của mình, ý kiến của trưởng phòng kinh doanh và ý kiến của giám đốc (phê duyệt cho vay hay không).

Thủ tục pháp lý trong cấp vốn cho mọi khách hàng đảm bảo cho việc nắm mọi thông tin cần thiết và đầy đủ về khách hàng, tạo thuận lợi cho Chi nhánh trong việc đánh giá khả năng thu hồi vốn đồng thời tạo cho khách hàng ý thức về nghĩa vụ trả nợ. Tuỳ theo loại khách hàng, phương thức vay, Chi nhánh và khách hàng lập một bộ hồ sơ, cụ thể:

+ Hồ sơ do khách hàng lập và cung cấp: hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn và hồ sơ tình hình tài chính (trong trường hợp khách hàng là pháp nhân, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân).

+ Hồ sơ do chi nhánh lập: báo cáo thẩm định, tái thẩm định, tờ trình thẩm định, biên bản họp hội đồng tín dụng (trong trường hợp phải họp Hội đồng tín dụng); các thông báo (thông báo từ chối cho vay, thông báo gia hạn nợ, thông báo nợ quá hạn, sổ theo dõi cho vay-thu nợ).

+ Hồ sơ do chi nhánh và khách hàng cùng lập: hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ, hồ sơ tài sản đảm bảo.

Những giấy tờ trên được lập theo mẫu tại danh mục các mẫu biểu (kèm theo quy định cho vay đối với khách hàng). Tất cả hồ sơ cho vay sẽ được lưu giữ và bảo quản bởi phòng SME và phòng Doanh nghiệp. Những tài liệu này chứa đựng những thông tin thiết yếu liên quan tới khách hàng, là cơ sở quan trọng cho việc kiểm tra, giám sát và xử lý vốn vay - những khâu quan trọng nhất của quá trình cấp tín dụng. Sau khi nghiên cứu hồ sơ khách hàng lập, cán bộ tín dụng sẽ lập một bản báo cáo thẩm định, tái thẩm định gồm nội dung về điều kiện vay vốn (đã được thẩm tra là đúng với hồ sơ) và những đánh giá của mình, ý kiến của trưởng phòng kinh doanh và ý kiến của giám đốc (phê duyệt cho vay hay không).

- Chi nhánh đã tổ chức công tác thẩm định theo đứng quy định của NHNN và NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam, với thái độ làm việc nghiêm túc, chặt chẽ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với các dự án nhiều NHTM khác tham gia mà Chi nhánh Techcombank Chương Dương là đầu mối, Chi nhánh đã tổ chức thành lập tổ thẩm định và tổ chức thẩm định sơ bộ, đánh giá hiệu quả và các yêu cầu thiết yếu khác của dự án gửi cho các NHTM tham gia, khi có sự chấp thuận các NHTM khác đồng thời với chấp nhận cho phép thẩm định đầu tư của NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam. Thực hiện thành lập tổ thẩm định chung thực hiện kết quả thẩm định được gửi cho các NH tham gia phê chuẩn, sửa đổi và bổ sung.

Đối với các dự án mà Chi nhánh tham gia đồng tài trợ các NHTM khác làm đầu mối, tổ thẩm định được thực hiện chặt chẽ từ thành lập thẩm định đến cử cán bộ thẩm định tham gia với các NHTM.

Đối với cho vay thông thường khác như cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, bảo lãnh, chiết khấu, mở L/C thì thực hiện thẩm định theo mức phân quyền phán quyết trên cơ sở mức phân quyền phán quyết của NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam và linh hoạt điều chỉnh theo yêu cầu của quản lý tín dụng.

Đặc biệt, đối với cho vay theo hạn mức tín dụng mỗi lần giải ngân thực hiện thẩm định gần như cho vay từng lần (bớt phân hồ sơ) và từ chối giải ngân nếu đánh giá thấy không an toàn.

Đối với tất cả các khoản bảo lãnh và mở L/C bằng vốn tự có ký quỹ dưới 100% được thẩm định như cho vay. Đối với bảo lãnh, mở L/C bằng vốn tự có ký quỹ 100% được thẩm định đặc biệt các yêu cầu về trách nhiệm của ngân hàng trong việc phát hành, thanh toán, bồi hoàn.

- Chi nhánh có nhiều cán bộ có trình độ cao, năng động và sáng tạo. Trong quy trình thẩm định, cán bộ tín dụng tự chịu trách nhiệm từ khâu nhận hồ sơ dự án, thẩm định và đưa ra quyết định tín dụng. Những kết quả của Chi nhánh trong những năm qua là bằng chứng xác thực nhất để khẳng định điều này là giúp các doanh nghiệp đổi mới dây chuyền công nghệ, mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Trong các năm qua Chi nhánh đã tài trợ cho nhiều dự án lớn, có tính khả thi cao do đó mang lại hiệu quả kinh tế và giải quyết nhiều công ăn việc làm cho người lao động.

- Kỹ năng và kỹ thuật thẩm định được nâng cao, áp dụng công nghệ thông tin vào thẩm định, sản phẩm thẩm định đạt trình độ chính xác cao, nhanh chóng.

- Ngân hàng đã đưa các loại rủi ro vào trong quá trình thẩm định dự án bằng các phương pháp hiện đại như phân tích độ nhạy.

- Khi thẩm định ngân hàng luôn quán triệt nguyên tắc: Đánh giá dựa trên quan điểm của người cho vay, do đó thường đặc biệt chú trọng vào mức sinh lời của dự án, nguồn và khả năng trả nợ.

Nhờ những thành công đạt được trong việc nâng chất lượng thẩm định, Chi nhánh đã thu kết quả cao trong hoạt động cho vay. Các dự án vay vốn tăng cả về quy mô và số lượng, không những thế nợ xầu giảm dần.

1.2.3.2. Những mặt tồn tại và nguyên nhân.

Bên cạnh những thành công đã đạt được thì việc chỉ rõ những hạn chế của công tác thẩm định dự án đầu tư trung và dài hạn của Chi nhánh là vấn đề quan trọng nhằm tìm ra những giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng thẩm định, hạn chế rủi ro, tránh cho Chi nhánh phải đối mặt với khả năng không thu hồi được nợ.

Những hạn chế còn tồn tại đó là:

- Về phương pháp thẩm định:

Việc tính toán các chỉ tiêu NPV, IRR… tuy đã được đề cập nhưng chỉ mang tính hình thức, không được coi là chỉ tiêu trọng yếu. Giá trị theo tiền vay của tiền vay bước đầu được quan tâm nhưng chưa được đề cập nhiều đến trong dự án.

- Về thực hiện quy trình thẩm định:

Thẩm định dự án đầu tư được thực hiện trong giai đoạn trước, trong và sau khi cho vay, song hầu hết chỉ đề cập tới giai đoạn thẩm định ban đầu còn việc thường xuyên đánh giá, thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp, tình hình sử dụng vốn, tiến độ thực hiện dự án chưa được quan tâm thường xuyên xuyên suốt dự án.

Một số tài sản tuy thời gian khấu hao đã hết nhưng khi kết thúc dự án vẫn còn giá trị sử dụng. Việc định giá tài sản cũng như hoàn trả vốn lưu động khi kết thúc dự án chưa có quy định cụ thể.

Đối với các dự án đầu tư cho vay có tài sản thế chấp hoặc tài sản đầu tư bằng vốn vay là tài sản thế chấp, thì việc đánh giá định kỳ các tài sản thế chấp trên chưa được thực hiện nghiêm túc và hiệu quả chưa cao.

- Về đội ngũ cán bộ thẩm định: đội ngũ nhân viên của Chi nhánh hoạt động chưa đồng đều, số nhân viên thực sự có năng lực vẫn còn thiếu. Một số cán bộ là cán bộ mới, chưa có nhiều kinh nghiệm nghiệp vụ trong khi đó khối lượng thẩm định dự án là rất lớn, rất đa dạng trên nhiều lĩnh vực, đòi hỏi cán bộ làm công tác thẩm định phải có trình độ nhất định về nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức chung về các vấn đề của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội.

- Về công tác thu thập thông tin còn hạn chế: các thông tin về doanh nghiệp và dự án thường không đầy đủ. Thông tin là báo cáo tài chính doanh nghiệp và hồ sơ dự án của chủ đầu tư cung cấp.

- Ngân hàng còn quá coi trọng việc bảo lãnh, thế chấp trong quyết định cho vay nên nhiều khi công tác thẩm định tài chính dự án không mang nhiều ý nghĩa thực sự. Các chỉ tiêu tài chính được xem xét, tính toán trong thẩm định thiếu chính xác.

- Tổ chức và điều hành công tác thẩm định chưa khoa học, đồng bộ. Cán bộ tín dụng chưa có được sự hỗ trợ đầy đủ của các phòng ban.

Nguyên nhân của những hạn chế trên:

Những thay đổi không ngừng của nền kinh tế là một khó khăn lớn cho công tác thẩm định nói chung của các ngân hàng. Nó kéo theo sự thay đổi trong các ngành, các lĩnh vực trong toàn bộ nền kinh tế. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng như hiện nay. Các mối quan hệ với những khách hàng mới, với các đối tác nước ngoài đã tạo ra thử thách về cạnh tranh, rủi ro về mất vốn,…

- Bên cạnh những cán bộ lâu năm có kinh nghiệm thì có một số cán bộ trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm. Trong khi đó công tác thẩm định tài chính dự án không những đòi hỏi kiến thức rộng mà quan trọng là kinh nghiệm từng trải qua nhiều lần thẩm định các dự án. Cán bộ thẩm định chỉ có thể phân tích sâu một vài khía cạnh có liên quan đến dự án nên kết quả nhiều khi không chính xác.

- Mặc dù cán bộ thường xuyên cập nhật và xử lý thông tin về khách hàng từ hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp mà còn từ các tờ báo và phương tiện thông tin đại chúng khác. Nhưng để lấy được thông tin nhanh chóng, chính xác về khách hàng, cần thiết đòi hỏi ngân hàng phải xây dựng được một hệ thống thông tin riêng, xây dựng được một hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ, đa dạng trên nhiều mặt phục vụ cho công tác thẩm định các dự án nói chung và các dự án trung và dài hạn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và kinh doanh nói riêng.

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình thẩm định còn hạn chế, chưa ứng dụng những phầm mền hiện đại để phân tích tính toán nhiều chỉ tiêu phức tạp nên làm mất nhiều thời gian để tính toán.

- Các văn bản quy định về đầu tư, xây dựng cơ bản, quản lý tài chính, hệ thống kế toán... của cấp Nhà nước còn chồng chéo, thiếu rõ ràng, bên cạnh đó luật đất đai, đầu tư còn nhiều bất cập gây khó khăn cho việc thẩm định của các ngân hàng nói chung và Techcombank Chương Dương nói riêng. Việc định hướng, quy hoạch phát triển vùng, địa phương chưa ổn định, chưa cụ thể, thiếu tính khoa học dẫn đến tình trạng đầu tư không hợp lý, nơi thiếu nơi thừa nên Chi nhánh khó đưa ra kết luận thẩm định hiệu quả đối với các dự án cho vay theo kế hoạch Nhà nước.

Nói tóm lại, nguyên nhân khách quan hay chủ quan đều có thể gây khó khăn cho công tác thẩm định của Ngân hàng. Vậy để giải quyết đòi hỏi sự nỗ lực của NHTMCP Techcombank và cả từ phía các Bộ, Ban ngành, chính quyền địa phương có liên quan. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRUNG VÀ DÀI HẠN XÂY DỰNG SƠ SỞ HẠ TẦNG PHỤC VỤ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG (Trang 67 - 74)