Hình thức trả lương theo thời gian.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG VÀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY DỆT MINH KHAI (Trang 54 - 58)

III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG Ở CÔNG TY 1 Quan điểm và chính sách tiền lương ở công ty.

4. Các hình thức trả lương cho người lao động.

4.3. Hình thức trả lương theo thời gian.

Hiện nay công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian cho một số đối tượng như:

- Cán bộ quản lý

- Những người lao động đang trong thời gian đi công tác hoặc nghỉ phép. - Nhưng công nhân làm những công việc không định mức được.

Tiền lương mà công ty trả cho những người hưởng lương thời gian phụ thuộc vào ngày công thực tế làm việc và hệ số cấp bậc mà người công nhân đó đạt được. Ltt = C xT T K x TL tt cd dn min + Trong đó:

Ltt: Tiền lương thực tế mà người lao động nhận được.

TLmindn: Mức lương tối thiểu mà doanh nghiệp lựa chọn (hiện nay công ty đang áp dụng tối thiểu là 180.000 đồng)

K: Hệ số cấp bậc mà người công nhân đảm nhiệm. Tcd: Ngày công quy định theo chế độ (26 ngày) Ttt: Ngày công thực tế người công nhân đi làm.

C: Tiền cân đối lại do giám đốc cân nhắc tuỳ từng công việc mà cán bộ công nhân đó đảm nhiệm.

Tổng số tiền mà giám đốc dùng để cân đối lại tiền lương cho cán bộ công nhân viên được hình thành trên cơ sở khi tổng doanh thu thực hiện lớn hơn tổng doanh thu theo kế hoạch. Lúc đó tổng quỹ lương dùng để trả cho lao động toàn công ty sẽ tăng lên so với mức lương kế hoạch, bởi vì công ty luôn đảm bảo quỹ lương chiếm khoảng 17% tổng doanh thu. Chính vì vậy tổng số tiền cấn đối lại bao gồm phần quỹ lương tăng thêm cộng với số tiền còn dư thừa sau khi công ty trả lương theo kế hoạch.

Sau khi có được số tiền cân đối lại giám đốc tiến hành xem xét đánh giá từng công việc mà cán bộ công nhân viên đảm nhiệm về một số mặt như: trách nhiệm của người cán bộ, nhân viên đó với công việc, với công ty, tính hiệu quả của công việc mà cán bộ công nhân viên đó đảm nhiệm.

Mục đích của việc cấn đối lại tiền lương cho cán bộ công nhân viên nhằm đảm bảo đời sống cho họ khuyến khích họ yên tâm tận tuỵ trong công việc hơn làm cho họ cảm thấy mức lương đó là thoả đáng với năng lực của mình.

Ví dụ: Bảng thanh toán lương của phòng tổ chức bảo vệ tháng 12 năm 2002

Biểu 11: Bảng thanh toán lương của phòng tổ chức bảo vệ tháng 12/ 2002.

STT Họ tên Bậc lương Số công Số tiền

1 Vũ văn Khanh 3.82+0.3 26 741.600

2 Nguyễn Thị Bích Thuỷ 3.48+0.2 26 662.400

3 Chu Ngọc Thuỵ 2.68 26 482.400

4 Hoàng Thị Ngọc Anh 2.26 25 391.134

5 Nguyễn Bá Châu 2.98+0.2 26 572.400

Để tính tiền lương của Vũ Văn Khanh, tổng thời gian đi làm trong tháng là 26 ngày. Vậy tiền lương thực tế nhận được là:

Ltt = 180.000x(3,82+0,3)x26/26 +628.000 = 1.369.600 đồng Số tiền 628.000 là số tiền cân đối lại do giám đốc cân nhắc.

Ngoài ra đối với những ngày nghỉ phép và nghỉ lễ cũng sẽ được hưởng lương. Lp = cd mindn T xK TL Trong đó: Lp : Lương phép một ngày.

Công ty dệt Minh Khai hiện nay thực hiện thanh toán tiền lương cho người lao động theo hai kỳ:

Kỳ một: Tạm ứng vào ngày 25 hàng tháng. Các phòng ban, phân xưởng lập bảng lương gửi lên phòng tài vụ. Căn cứ vào ngày công thực tế họ đi làm tiền tạm ứng chi làm ba mức: 300.000 đồng, 200.000 đồng, 150.000 đồng.

Kỳ hai: là số tiền thanh toán vào ngày 15 hàng tháng. Đây là tiền lương còn lại sau khi đã trừ đi phần tạm ứng và các khoản bảo hiểm phải khấu trừ theo quy định.

Nhận xét:

Theo NĐ số 03 của chính phủ năm 2003 thì mức lương tối thiểu được áp dụng cho cán bộ công nhân viên chức, lao động trong các doanh nghiệp nhà nước là 290.000 đồng/tháng, còn trước đó (từ 01/01/2001) là 210.000 đồng/ tháng. Trong công ty dệt Minh Khai thì cách trả lương theo thời gian công ty vẫn áp dụng mức lương tối thiểu là 180.000 đồng/tháng để tính toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên, mức lương mà công ty áp dụng thấp hơn mức lương do nhà nước quy định, dẫn tới lương mà người lao động nhận được là thấp. Công ty áp dụng như vậy là công ty muốn có một khoản tiền dùng để cân đối lại cho cán bộ công nhân viên. Khoản tiền cân đối này còn phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Nếu doanh thu thực của công ty lớn hơn doanh thu kế hoạch và lúc đó tổng quỹ lương thực hiện lớn hơn tổng quỹ lương kế hoạch, vì quỹ tiền lương của công ty chiếm khoảng 17% tổng doanh thu (giao động từ 15- 18%) do đó ngoài tiền lương cơ bản mà người lao động nhận được thì hàng tháng họ còn được cộng thêm một khoản tiền, gọi là khoản tiền cân đối lại. Khoản tiền cân đối lại này do giám đốc cân nhắc và phụ thuộc vào mức độ hoàn thành công việc, tính trách nhiệm của người lao động đối với công việc...

Do tiền lương tối thiểu áp dụng là 180.000 đồng/tháng nên tiền lương người lao động nhận được thấp, mặt khác khoản tiền cân đối lại (C) do giám đốc cân nhắc lại không khách quan, chỉ một mình giám đốc cân nhắc, tạo ra sự không công bằng giữa các cán bộ công nhân viên, có nhiều người hoàn thành

tốt công việc, có tính trách nhiệm cao đối với công việc nhưng lại không thuộc diện cân đối lại và ngược lại những người không hòan thành tốt công việc lại thuộc diện cân đối lại. Do đó gây ra tâm lý chán nản trong lao động. Những người không thuộc diện cân đối lại thì thu nhập thấp, do đó mức sống thấp, gây khó khăn cho người lao động và gia đình họ. Mặt khác áp dụng tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp là 180.000 đồng/tháng là trái với quy định của pháp luật: Từ ngày 01/01/03 tiền lương tối thiểu áp dụng là 290.000 đồng/tháng.

Để làm rõ nhận định trên ta có ví dụ sau:

Quỹ lương thực hiện năm 2002 là 12.352 tỷ đồng/ 1 năm. Trong công ty Dệt Minh Khai thì quỹ lương dùng để trả cho lao động trực tiếp chiếm 90%, bộ phận gián tiếp là 10%.

Vậy quỹ lương trả cho lao động trực tiếp bằng: 90% x 12,352 = 11,1165 tỷ đồng/ năm.

Quỹ lương trả cho lao động gián tiếp bằng: 10% x 12,352 = 1,2352 tỷ đồng/năm.

Quỹ lương một tháng cho lao động quản lý là: 1,2352/12 =102,93 triệu đồng/ tháng.

Lao động hưởng lương thời gian năm 2002 của công ty có 99 người, với tổng hệ số lương cơ bản là 267,4. Năm 2002 công ty áp dụng tiền lương tối thiểu do nhà nước quy định là 210.000 đồng/ tháng.

Vậy tổng số tiền để trả cho lao động gián tiếp là: 267,4 x210.000 = 48,132 triệu đồng.

Số tiền rôi dư để cân đối sẽ là:

102,93 – 48,132 = 54,798 triệu đồng. Hiện nay công ty áp dụng 4 mức cân đối: Giám đốc với hệ số là 1,2.

Trưởng phòng, phó phòng với hệ số là 0,8. Nhân viên với hệ số là 0,6.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG VÀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY DỆT MINH KHAI (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w