III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG Ở CÔNG TY 1 Quan điểm và chính sách tiền lương ở công ty.
4. Các hình thức trả lương cho người lao động.
4.2 Chế độ trả lương sản phẩm tập thể.
Hình thức này áp dụng ở phân xưởng tẩy nhuộm bởi vì công việc ở đây mang tính tập thể và công việc này một người khó có thể hoàn thành được.
Phương pháp tính lương của hình thức này như sau: - Tính tiền lương của tổ được lĩnh
LTT= ĐG x QTT
Trong đó:
LTT: Tổng số tiền lương thực tế của cả tổ nhận được. QTT: Sản lượng thực tế tổ đã hoàn thành nhập kho. ĐG: Đơn giá tiền lương sản phẩm của tổ.
Ví dụ: tính lương thực tế của tổ nấu tẩy 1 tháng 12/2002.
Sản lượng thực tế tổ đã hoàn thành nhập kho là: 29.580 kg, với đơn giá tiền lương là: 360 đồng/ kg.
Vậy tiền lương của tổ tháng đó là:
LTT = 360 x 29.580 = 10.648.800 đồng/tổ/tháng. - Tính đơn giá tiền lương sản phẩm của tổ.
ĐG = Q xf L n 1 i CVi i ∑ = Trong đó:
LCvi: Tiền lương cấp bậc công đoạn i. fi Số lượng công nhân ở công đoạn i. n: số công đoạn.
Q: Mức sản lượng của cả tổ.
Ví dụ ở tổ nấu tẩy 1 gồm có 17 người, và bao gồm các công đoạn:
Công đoạn Số lượng người làm (người) Hệ số lương cấp bậc công việc Vận chuyển xích sôi 2 2,7 Nồi hơi 2 2,7 Bảo toàn 2 2,2 Nấu tẩy 4 3,28 Nhuộm 2 2,7 Văng 2 2,7 Quản lý 1 1,92 Phục vụ 2 1,68
Mỗi công đoạn bao gồm một số người nhất định với tiền lương cấp bậc công việc tương ứng với công đoạn đó.Từ đó sẽ tính được tổng tiền lương cấp bậc công việc của cả tổ.
Vậy tổng tiền lương cấp bậc công việc một tháng của tổ nấu tẩy 1 là:
(2 x2,7 + 2 x 2,7 + 2 x 2,2 + 4 x 3,82 + 2 x 2,7 + 2 x 2,7 + 1 x 1,92 + 2 x 1,68) x 210.000 = 9.324.000 đồng/ tháng/tổ.
Vậy tiền lương cấp bậc công việc 1 ngày là:
9.324.000/26 = 358.615 ≈ 360.000 dồng/ ngày. Định mức sản lượng cho cả tổ là 1000 kg ngày.
Vậy: ĐGtổ = 1000
000 . 360
= 360 đồng/ kg.
Phòng kỹ thuật tiến hành định mức sản lượng cho tổ trên cơ sở sử dụng phương pháp thống kê kinh nghiệm kết hợp với chụp ảnh và bấm giờ.
Từ tổng số tiền lương của cả tổ, bộ phận làm lương tiến hành chia lương cho từng người công nhân trong tổ bằng phương pháp cho điểm như sau:
- Tính tiền lương cho một điểm: l1=Ltt/D
Trong đó.
D: tổng số điểm thực tế trong tháng của tổ. Ltt: tiền lương thực tế của cả tổ.
Tổ nấu tẩy 1 có tiền lương thực tế một tháng của cả tổ là: 10.648.800, tổng số điểm một tháng của cả tổ là:6960 điểm.
Vậy tiền lương một điểm là:
10.648.800/6960 = 1.530 đồng/ điểm. - Tính tiền lương cho từng công nhân:
li =l1 x di
Trong đó
li : tiền lương của công nhân i. l1 : Tiền lương của một điểm. di : số điểm của công nhân i
- Phương pháp cho điểm được tiến hành như sau:
Tổ làm được 1000kg thì mỗi công nhân sẽ được 10 điểm, sau mỗi ngày sẽ tính toán tiền lương cho từng người. Giả sử một ngày tổ làm được 800kg và có 17 công nhân làm thì số điểm một ngày của mỗi công nhân là:
Cứ 1000 kg thì mỗi người sẽ được 10 điểm.
Vậy 800 kg thì mỗi người sẽ được
8 1000 10 x 800 = điểm.
Cho điểm sau mỗi ngày sẽ quản lý được số ngày làm việc của công nhân, ai nghỉ ngày nào sẽ không được chia điểm của ngày ó. Cuối tháng người làm công tác cho điểm sẽ tiến hành cộng tổng số điểm của từng người làm trong tháng và tiến hành trả lương theo số điểm thực tế mà mỗi người làm được.
Ví dụ: Có bảng điểm tháng 12 năm 2002 của tổ nấu tẩy 1 và có tiền lương một điểm là 1530 đồng / điểm.
Biểu 10: Bảng thanh toán lương của tổ nấu tẩy 1 tháng 12/ 2002.
TT Tên Điểm Sl làm chung
cùng tổ (kg)
Tiền lương (đ)
1 Dũng 580 58.000 887.400 2 Mạnh 360 36.000 550.800 3 Trọng 330 33.000 504.900 4 Tuấn 563 56.300 861.390 5 Bình 380 38.000 581.400 6 Hùng 573 57.300 876.690 7 Toàn 370 37.000 566.100 8 Anh 530 53.000 810.900 9 Thông 370 37.000 566.100 10 Châu 413 41.300 631.890 11 Thể 343 34.300 524.790 12 Phạm Hùng 323 32.300 494.190 13 Đại 50 5.000 76.500 14 Thanh 526 52.600 804.780 15 Anh Tuấn 343 34.300 524.790 16 Minh Tuấn 323 32.300 494.190 17 Tiến 583 58.300 891.990 Tổng 6960 10.648.80 0
Như vậy tiền lương của anh Dũng được lĩnh sẽ bằng 580 x1530 =887.400 đồng/tháng.
Nhận xét:
Hình thức này quán triệt đầy đủ nguyên tắc trả lương theo số lượng chất lượng lao động. Hình thức này có tác dụng nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần hợp tác và phối hợp có hiệu quả giữa các công nhân làm việc trong tổ. Nhưng bên cạnh đó hình thức này có hạn chế khuyến khích tăng năng suất lao động cá nhân, vì tiền lương phụ thuộc vào kết quả làm việc chung của cả tổ, chứ không trực tiếp phụ thuộc vào kết quả làm việc của bản thân họ. Mặt khác cách cho điểm lại chưa được chính xác công bằng: Tổ làm được 1000 kg thì mỗi công nhân sẽ được 10 điểm. Như vậy ai cũng sẽ nhận được số điểm như nhau khi họ cùng tham gia làm. Cho điểm như vậy không phân biệt được trình độ tay nghề của công nhân, tính trách nhiệm của mỗi người trong công việc và mức độ phức tạp mà mỗi công đoạn đòi hỏi.