Các hình thức trả lương cho người lao động

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG VÀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY DỆT MINH KHAI (Trang 40 - 50)

Biểu 8: Bảng tổng doanh thu và tổng quỹ lương kế hoạch và thực hiện

4. Các hình thức trả lương cho người lao động

Hiện công ty dệt Minh Khai áp dụng hình thức trả lương theo nghị định 25, 26 CP của chính phủ. Nói chung công tác trả lương của công ty đã thực hiện công tác phân phối theo lao động, điều đó đảm bảo được đời sống của cán bộ công nhân viên hiện nay. Công ty dệt Minh Khai là đơn vị sản xuất kinh doanh, do vậy tiền lương trả cho người lao động phụ thuộc rất lớn vào số lượng sản phẩm sản xuất ra của công ty được tiêu thụ.

Những công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm cho công ty theo dây chuyền sản xuất phải đảm bảo yêu cầu về mặt kỹ thuật, chất lượng, giá thành thấp. Tiền lương của công nhân làm sản phẩm phụ thuộc vào đơn giá từng loại sản phẩm và khối lượng sản phẩm sản xuất ra được thị trường chấp nhận.

Công ty áp dụng hai hình thức trả lương sau:

- Hình thức trả lương theo sản phẩm.

- Hình thức trả lương theo thời gian.

4.1. Chế độ trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân.

Hình thức trả lương này dùng để trả cho những công nhân làm việc ở những công đoạn tương đối độc lập và tính riêng được sản phẩm cho từng

người như: dệt, may, cắt... Đơn giá sản phẩm có thể tính theo đơn vị công việc cần hoàn thành hoặc có thể tính theo khối lượng công việc. Tiền lương sẽ được trả theo số lượng sản phẩm mà người công nhân hoàn thành ghi ở phiếu sản phẩm cá nhân.

Phương pháp tính lương của hình thức này được tính như sau:

Công ty căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho của mỗi phân xưởng để tính toán quỹ lương về phân xưởng.

LTT = ĐG x QTT. Trong đó.

LTT: là tổng tiền lương thực tế của phân xưởng.

QTT: là số lượng sản phẩm thực tế phân xưởng làm được nhập kho.

ĐG: là đơn giá lương tính theo sản phẩm cuối cùng của phân xưởng.

Đơn giá tiền lương tính theo sản phẩm cuối cùng của phân xưởng mà công ty trả có tính đến cả đến chất lượng của sản phẩm hoàn thành.

- Đối với sản phẩm đạt tiêu chuẩn loại 1 bằng 100% đơn giá - Đối với sản phẩm đạt tiêu chuẩn loại 2 bằng 50% đơn giá loại 1 - Đối với sản phẩm loại 3 và loại 4 thì không trả.

Ở đây đơn giá sản phẩm cá nhân được tính theo công thức:

ĐGsp = SL

CV

M L

Trong đó:

LCV: Lương cấp bậc công việc của công nhân.

MSL: Mức sản lượng quy định cho một công nhân làm công việc đó.

Ví dụ: Một công nhân may màn một ngày mức mức sản lượng quy định cho họ là 18 màn/ 1 ngày.

Lương cấp bậc công việc của công nhân may màn là 27.000 đ/ 1 ngày.

Vậy đơn giá khi may hoàn thành một chiếc màn là:

ĐGm =

500 18 1

000 27. = .

đồng/ 1 màn

Sau khi phân xưởng có tổng số tiền lương thì tiến hành tính toán lương cho từng công nhân trong phân xưởng dựa trên đơn giá khoán cho các sản phẩm ở từng công đoạn ( do phân xưởng xây dựng và số lượng sản phẩm mà người công nhân hoàn thành ghi ở phiếu sản phẩm cá nhân).

Ví dụ cách tính toán tiền lương ở phân xưởng dệt thoi như sau: Tại phân xưởng dệt thoi sợi được xử lý (hoặc chưa xử lý) được phân thành hai loại sợi dọc và sợi ngang tuỳ theo yêu cầu của mặt hàng. Sợi ngang được chuyển sang máy đánh suốt, sợi dọc được chuyển sáng máy mắc tạo thành trục mắc trước khi đưa vào máy hồ dồn tạo thành trục dệt. Trục dệt và suốt ngang được đưa vào máy dệt thoi, dệt thành khăn thành phẩm.

Phân xưởng dệt thoi dệt một số loại khăn như khăn mặt, khăn tắm, khăn ăn... ứng với mỗi loại khăn sẽ có một loại đơn giá cụ thể do công ty xây dựng.

Để có một sản phẩm khăn dệt thì phải trải qua các công đoạn sau: Đánh suốt, mắc sợi, hồ dồn, và cuối cùng là dệt. Do đó công ty xây dựng đơn giá tiền lương của một khăn dệt bằng phương pháp sau:

ĐGkd = ĐG d + ĐGđs + ĐG ms + ĐGhd + ĐGpv + ĐGql

Trong đó:

ĐGkd: đơn giá tiền lương của một khăn dệt.

ĐGd: Đơn giá lương của sản phẩm ở công đoạn dệt.

ĐGđs: Đơn giá lương của sản phẩm ở công đoạn đánh suốt.

ĐGhd: Đơn giá lương của sản phẩm ở công đoạn hồ dồn.

ĐGpv: Đơn giá lương của công nhân phục vụ.

ĐGql: Đơn giá lương của lao động quản lý.

Ví dụ: Đơn giá khăn dệt 262 WC.

* Đơn giá công đoạn dệt là:

ĐGd262WC = SP

CBCV

Q TL

QSP262WC =

H x K x DM S x

T x 480

d m D

Trong đó:

+ 480 là thời gian làm việc trong một ngày.

+ T: Tốc độ quay của máy (vòng/ phút).

+ Sn: Là số sợi ngang.

+ ĐMm: Là định mức máy cho một người.

+ Kd: Khổ dệt.

+ H: Hiệu suất máy.

Vậy: Qsp262wc =

. ngày / n

¨ kh 914 50 x 3 x 4 520 x

165 x

480 =

Tiền lương cấp bậc công việc của công nhân dệt khăn là: 26.000 đ/ 1 ngày.

Đơn giá tiền lương của khăn 262WC sẽ là:

ĐGsp262wc=

44 , 914 28

000 .

26 =

đồng/ khăn.

Ở công đoạn đánh suốt, mắc sợi, hồ dồn thì đơn vị tính là kg, vậy khi tính đơn giá tiền lương thì cần phải quy đổi từ kg ra khăn. Khăn 262 trọng lượng của khăn là 2,18 g, do đó 1kg sẽ bằng 46 khăn.

Định mức sản lượng ở công đoạn đánh suốt, mắc sợi, hồ dồn do phòng kỹ thuật kết hợp với phòng tổ chức lao động xây dựng bằng phương pháp thống kê kinh nghiệm kết hợp chụp ảnh bấm giờ.

* Đơn giá tiền lương ở công đoạn đánh suốt.

+ Tiền lương cấp bậc công việc của công nhân ở công đoạn đánh suốt là 23.000 đ/ ngày.

+ Định mức sản lượng một ngày cho một người là 40 kg/ 1ngày.

ĐGđs =

40 575 000 .

23 =

đồng/ kg.

Vậy đơn giá 1 khăn =

5 , 46 12 575=

đồng/ khăn.

* Đơn giá tiền lương ở công đoạn mắc sợi.

+ Tiền lương cấp bậc công việc của công nhân ở công đoạn mắc sợi là 22.000 đ/ ngày.

+ Định mức sản lượng là 35 kg/ ngày.

ĐGms =

35 629 000 .

22 =

đông/ kg.

Vậy đơn giá 1 khăn =

67 , 46 13 629=

đồng/ khăn.

* Đơn giá ở công đoạn hồ dồn.

+ Tiền lương cấp bậc công việc của công nhân ở công đoạn hồ dồn là30.000 đồng/ ngày.

+ Định mức sản lượng là 45 kg/ ngày.

ĐGhd =

45 667 000 .

30 =

đồng/ kg.

Vậy đơn giá 1 khăn là =

45 , 46 1 667=

đồng/ khăn.

* Đơn giá tiền lương của công nhân phục vụ.

ĐGpv = 14% x ĐGd = 0,14 x 28,44 = 3,98 đồng/ khăn.

* Đơn giá tiền lương của lao động quản lý.

ĐGql = 2,8 % x ĐGd = 0,028 x 28,44 = 0,80 đồng/ khăn.

Vậy đơn giá tiền lương của khăn dệt loại 262WC là:

ĐGkd262wc = 28,44 + 12,5 + 13,67 + 14,5 + 3,98 + 0,80 = 73,98 đồng/khăn.

- Tính tổng số tiền lương mà phân xưởng dệt thoi được lĩnh.

Ltt = ĐGkd x Qtt

Trong đó:

Ltt : tổng tiền lương mà phân xưởng dệt thoi được lĩnh.

Qtt: số lượng khăn dệt mà phân xưởng thực tế làm được nhập kho.

ĐGkd: Đơn giá tiền lương của một khăn dệt mà công ty trả.

* Phương pháp tính lương cho công nhân phân xưởng :

Phân xưởng xác định đơn giá để tính lương cho công nhân ở từng công đoạn hoàn toàn dựa vào định mức sản lượng do phòng kỹ thuật kết hợp với phòng tổ chức xây dựng.

Ở công đoạn dệt, phòng tổ chức dựa vào bản báo cáo thiết kế về các loại máy dệt của phòng kỹ thuật để xác định mức sản lượng cụ thể cho công nhân khi đứng dệt các sản phẩm trên từng loại máy.

Ở các công đoạn khác (đánh suốt, mắc sợi hồ dồn) cũng được xây dựng mức cho các loại máy khác nhau bằng phương pháp thống kê kết hợp với bấm giờ chụp ảnh.

Cụ thể tính như sau:

+ Phân xưởng xác định đơn giá khoán cho từng loại sản phẩm ở công đoạn dệt.

ĐGkdi = TLcbcv/Qspi. Trong đó:

ĐGkdi: đơn giá khoán cho sản phẩm i.

Qspi: mức sản lượng của công nhân khi dệt sản phẩm i.

TLcbcv: Tiền lương cấp bậc công việc của công nhân.

Qspi được tính bằng công thức:

Qspi =

H x K x DM S x

T x 480

d m n

Ví dụ: Qsp262wc = 914 khăn/ ngày, ĐGkd262wc = 28,44 đồng/ khăn( theo ví dụ tính toán ở trên).

+ Đơn giá khoán sản phẩm được sản xuất trên từng loại máy ở các công đoạn đánh suốt mắc sợi, hồ dồn.

ĐGkhi = TLcbcv/Qi. Trong đó:

ĐGkhi: Đơn giá khoán cho sản phẩm sản xuất trên loại máy i.

Qi: Mức sản lượng của công nhân khi dệt sản xuất trên loại máy i.

TLcbcv: Tiền lương cấp bậc công việc của công nhân.

Qi: Do phòng kỹ thuật kết hợp với phòng tổ chức lao động xây dựng bằng phương pháp thống kê kinh nghiệm kết hợp với chụp ảnh bấm giờ.

Theo ví dụ trên ta có:

ĐGđs= 575 đồng/ kg.

ĐGms= 629 đồng/ kg.

ĐGhd= 667 đồng/ kg.

Tính lương cho công nhân chính:

l1 = ĐGk x q1 + Pc

Trong đó:

l1: Tiền lương của một công nhân.

ĐGk: Đơn giá khoán sản phẩm.

q1: Số lượng sản phẩm mà công nhân đó thực tế hoàn thành.

Pc: Tiền phụ cấp lương của công nhân chính.

Ví dụ: tính lương cho công nhân Nguyễn thị Bình ở phân xưởng dệt thoi và làm công đoạn dệt khăn 262WC:

Tháng 3/2003 Nguyễn thị Bình hoàn thành được 23.100 khăn loại 1 và 950 khăn loại 2, không có khăn loại 3 và loại 4.

Vậy lương tháng được nhận là:

LTT = 23.100 x 28,44 + 950 x 28,44 x 50% +(0,1 + 0,1 + 0,35 + 0,28) x 290.000 = 911.173đồng/ tháng.

Phụ cấp gồm:

Phụ cấp trách nhiệm: 0,1.

Phụ cấp độc hại: 0,1.

Phụ cấp ca ba: 0,35.

Phụ cấp nâng cấp, nâng bậc: 0,28.

Các phụ cấp này đều so với mức lương tối thiểu.

tính lương phụ cho công nhân.

Công nhân phục vụ bao gồm có công nhân bảo dưỡng, công nhân vận chuyển sợi...

Đối với công nhân bảo dưỡng thì được tính như sau:

+ Tính đơn giá tiền lương khoán cho mỗi công nhân bảo dưỡng.

ĐG = Lcbcv/MxQ0

Trong đó:

ĐG: Đơn giá tiền lương của công nhân bảo dưỡng.

Lcbcv: Lương cấp bậc công việc.

M: Mức phục vụ của công nhân bảo dưỡng.

Q0: Mức sản lượng của một công nhân chính.

Ở đây M và Q0 đều do phòng kỹ thuật xây dựng. M được xác định bằng phương pháp thống kê kinh nghiệm kết hợp với phương pháp chụp ảnh bấm giờ.

Ví dụ:

Mức sản lượng của công nhân dệt khăn 262 WC là 914 khăn/ ngày.

Mỗi công nhân bảo dưỡng phục vụ 4 máy.

Tiền lương cấp bậc công việc của công nhân bảo dưỡng là 20.000đồng/

ngày.

Vậy đơn giá của công nhân bảo dưỡng là:

ĐG =

47 , 4 5 x 914

000 .

20 =

đồng/ khăn.

+ Tiền lương thực tế:

L1 = ĐG x Q1 + Pc

Trong đó:

L1: Tiền lương thực tế của công nhân bảo dưỡng.

ĐG: Đơn giá tiền lương bảo dưỡng.

Q1: Mức hoàn thành thực tế của công nhân chính.

Pc: Tiền phụ cấp lương của công nhân bảo dưỡng.

Ví dụ tính lương cho công nhân Hoàng văn Thông tháng 3/2003 với mức phục vụ là 4 máy và sản lượng của các công nhân chính là:23.000, 23.400, 24.050, 25.500.

Đối với công nhân phụ thì chỉ có 3 mức phụ cấp đó là: Phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại, phụ cấp ca ba. Các phụ cấp này đều so với mức lương tối thiểu.

Ltt= 5,47 x (23.000 + 23.400 + 24.050 + 25.500) + (0,1 + 0,1 + 0,35) x 290.000 = 684.347 đồng/kg.

- Đối với công nhân vận chuyển (như vận chuyển sợi, suốt ngang, trục dệt...) thì lương được tính như sau:

+ Phân xưởng dựa vào định mức lao động mà phòng kỹ thuật xây dựng cho nhóm công nhân vận chuyển để tính đơn giá tiền lương.

+ Tính tổng tiền lương của nhóm công nhân vận chuyển.

Tổng tiền lương của nhóm công nhân vận chuyển

=

Đơn giá tiền lương của nhóm công nhân vận chuyển.

x

Sản lượng thực tế nhóm vận chuyển được + Nhóm tiến hành chia lương cho cá nhân bằng phương pháp bình bầu A,B,C (Dựa vào số ngày công, tính trách nhiệm trong công việc...)

Ví dụ tính lương cho tổ vận chuyển 1 gồm 5 người.

Đơn giá vận chuyển là 518 đồng/ kg sợi

Một tháng tổ vận chuyển được là 6.850 kg sợi.

Vậy lương tháng của cả tổ là:

Ltổ = 512.8 x 6850 = 3.512.680 đồng/ tổ.

Sau đó nhóm sẽ tiến hành chia lương theo phương pháp bình bầu dựa vào số ngày công thực tế và tính trách nhiệm trong công việc. Nhưng đó chỉ là hướng mà công ty vạch ra, còn thực tế các thành viên trong tổ tự thoả thuận với nhau là chia đều cho các thành viên trong tổ.

Vậy tiền lương một công nhân ở tổ vận chuyển 1 là:

3.512.680/ 5 = 702.536 đ/ người.

Đối với lao động quản lý ở PX được trả lương theo cấp bậc công nhân và thời gian trực tiếp làm việc. Nhưng số tiền dùng để trả cho lao động quản lý là lấy từ 2.8%ĐGd do công ty trả cho PX khi PX hoàn thành một đơn vị sản phẩm.

Sau khi tính toán tiền lương cho toàn bộ công nhân trong PX nếu số tiền trả lương đó lớn hơn tổng tiền lương của PX thì PX tiến hành điều chỉnh tiền lương của công nhân bằng cách nhân hệ số nhỏ hơn 1 (tuỳ theo mức độ thâm hụt).

Nếu số tiền phải trả lương nhỏ hơn tổng lương thì PX cũng tiến hành điều chỉnh bằng cách nhân với hệ số lớn hơn 1 để cân đối giữa tiền lương trả công nhân và tổng quỹ lương.

Nhận xét:

Chế độ trả lương theo sản phẩm do trả căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành, nên đã thúc đẩy công nhân không những phấn đấu hoàn thành công việc mà còn phấn đấu vượt mức sản lượng. Giúp phân xưởng hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất của công ty giao cho. Nhưng bên cạnh đó việc trả lương theo sản phẩm cá nhân với việc xác định đơn giá phức tạp, dễ phát sinh hiện tượng làm ẩu làm tắt. Và tiền lương mà người lao động nhận được chỉ phụ

thuộc vào sản phẩm cuối cùng, do đó ai làm được nhiều sản phẩm thì lương cao, ai làm được ít sản phẩm thì lương thấp.

4.2 Chế độ trả lương sản phẩm tập thể.

Hình thức này áp dụng ở phân xưởng tẩy nhuộm bởi vì công việc ở đây mang tính tập thể và công việc này một người khó có thể hoàn thành được.

Phương pháp tính lương của hình thức này như sau:

- Tính tiền lương của tổ được lĩnh LTT= ĐG x QTT

Trong đó:

LTT: Tổng số tiền lương thực tế của cả tổ nhận được.

QTT: Sản lượng thực tế tổ đã hoàn thành nhập kho.

ĐG: Đơn giá tiền lương sản phẩm của tổ.

Ví dụ: tính lương thực tế của tổ nấu tẩy 1 tháng 12/2002.

Sản lượng thực tế tổ đã hoàn thành nhập kho là: 29.580 kg, với đơn giá tiền lương là: 360 đồng/ kg.

Vậy tiền lương của tổ tháng đó là:

LTT = 360 x 29.580 = 10.648.800 đồng/tổ/tháng.

- Tính đơn giá tiền lương sản phẩm của tổ.

ĐG = Q xf

n L

1

i CVi i

∑=

Trong đó:

LCvi: Tiền lương cấp bậc công đoạn i.

fi Số lượng công nhân ở công đoạn i.

n: số công đoạn.

Q: Mức sản lượng của cả tổ.

Ví dụ ở tổ nấu tẩy 1 gồm có 17 người, và bao gồm các công đoạn:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG VÀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY DỆT MINH KHAI (Trang 40 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w