pháp luật tố tụng hình sự một số nớc trên thế giới
Tử hình là một trong những hình phạt lâu đời nhất trong lịch sử tồn tại và phát triển của loài ngời, cho nên các nớc trên thế giới còn duy trì hình phạt tử hình, đều quy định rất cụ thể về trình tự, thủ tục thi hành hình phạt này. Nghiên cứu những quy định về thi hành hình phạt tử hình trong pháp luật tố tụng hình sự của Liên bang Nga, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Vơng quốc Nhật Bản... cho thấy, các nớc quy định rất khác nhau về vấn đề này.
Về hình thức thi hành hình phạt tử hình, pháp luật tố tụng hình sự nớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cho phép lựa chọn các hình thức khác nhau, nh-
ng phổ biến là hình thức xử bắn và tiêm thuốc độc. Điều 344 Giải thích của Tòa án nhân dân tối cao về một số vấn đề chấp hành luật tố tụng hình sự nớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày 8-9-1998 quy định:
Việc tử hình đợc thi hành bằng cách xử bắn hoặc tiêm thuốc. Nếu chọn phơng pháp tiêm thuốc để thi hành án tử hình, thì phải thi hành tại nơi chỉ định hoặc trong trại giam. Trình tự cụ thể, phải dựa theo các quy định của pháp luật.
Nếu chọn các phơng pháp khác, ngoài xử bắn, tiêm thuốc ra, để thi hành án tử hình thì trớc đó phải báo cáo xin Tòa án nhân dân tối cao phê chuẩn [54, tr. 142].
Khác với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, ở Vơng quốc Nhật Bản, hình thức thi hành hình phạt tử hình đợc quy định tại Điều 11 Bộ luật hình sự:
1. Hình phạt tử hình đợc thi hành bằng cách treo cổ ngời bị kết án tại nhà tù;
2. Ngời bị kết án tử hình đợc giam giữ ở nhà tù cho đến khi hình phạt đợc thi hành [8, tr. 5-6].
Tơng tự nh Vơng quốc Nhật Bản, ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, hình thức thi hành hình phạt tử hình cũng đợc quy định tại Bộ luật hình sự. Điều 30 Bộ luật quy định: "Tử hình đợc thực hiện bằng cách bắn" [6, tr. 9].
Nếu nh các nớc nói trên không quy định việc thi hành hình phạt tử hình đợc tiến hành công khai hay không, thì Điều 186 Bộ luật thi hành án hình sự Liên bang Nga quy định cụ thể: "Tử hình đợc thi hành bằng cách xử bắn không công khai" [61, tr. 640].
Về trình tự gửi đơn xin ân giảm và xét đơn xin ân giảm, giống nh pháp luật tố tụng hình sự nớc ta, pháp luật thi hành án hình sự Liên bang Nga không quy định thời hạn xét đơn xin ân giảm của Tổng thống. Khoản 2 Điều 184 Bộ luật thi hành án hình sự Liên bang Nga quy định: "Trờng hợp ngời bị kết án tử hình
gửi đơn xin ân giảm, bản án tử hình phải hoãn thi hành cho đến khi có quyết định của Tổng thống Liên bang Nga" [61, tr. 640].
Về việc ra quyết định thi hành hình phạt tử hình, khác với quy định của pháp luật tố tụng hình sự nớc ta, Điều 475 Bộ luật tố tụng hình sự Nhật Bản quy định:
1. Hình phạt tử hình đợc thi hành theo lệnh của Bộ trởng Bộ T pháp
2. Lệnh nói tại khoản 1 trên đây đợc ban hành trong sáu tháng kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Tuy vậy, trong trờng hợp có yêu cầu phục hồi quyền kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm hoặc yêu cầu tái thẩm hoặc giám đốc thẩm hoặc có đơn hay đề nghị xin ân xá, thì thời hạn để kết thúc thủ tục đó và thời hạn bản án đợc tuyên đối với các bị cáo sẽ không đợc tính vào thời hạn nói trên [13, tr. 77]. Trong Bộ luật tố tụng hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, việc ra quyết định thi hành hình phạt tử hình đợc quy định tại Điều 153: "Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ký lệnh thi hành ngay những bản án tử hình do Tòa án nhân dân tối cao xét xử và phê chuẩn" [10, tr. 55].
Về cơ quan đợc giao nhiệm vụ thi hành hình phạt tử hình, Điều 154 Bộ luật tố tụng hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định: "Tòa án nhân dân cấp dới phải thi hành án tử hình nội trong bảy ngày kể từ khi nhận đợc lệnh của Tòa án nhân dân tối cao" [10, tr. 56]; Điều 155 quy định: "Trớc khi thi hành án tử hình, Tòa án nhân dân phải báo để Viện Kiểm sát nhân dân ngang cấp cử nhân viên đến giám sát việc thi hành" [10, tr. 57]. Khác với quy định này, trong Bộ luật tố tụng hình sự Vơng quốc Nhật Bản, việc thi hành hình phạt tử hình đ- ợc giao cho Viện Công tố. Điều 472 Bộ luật này quy định: "Việc thi hành án do công tố viên của Viện Công tố tơng ứng với Tòa án đã ra bản án đó chỉ đạo" [13, tr. 76]; "Hình phạt tử hình sẽ đợc thi hành với sự có mặt của công tố viên, sĩ quan trợ lý công tố viên, giám thị trại giam hoặc đại diện của giám thị" [13,
tr. 77]. Tơng tự nh quy định này, Điều 186 Bộ luật thi hành án hình sự Liên bang Nga quy định: "Hình phạt tử hình đợc thi hành với sự có mặt của công tố viên, đại diện trại giam nơi thi hành hình phạt tử hình và bác sĩ" [61, tr. 640].
Về thủ tục lập biên bản việc thi hành hình phạt tử hình, Điều 154 Bộ luật tố tụng hình sự nớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định:
Sau khi thi hành xong án tử hình, th ký phải ghi thành biên bản ngay tại pháp trờng, Tòa án nhân dân có thẩm quyền thi hành án tử hình phải báo cáo tình hình thi hành án lên Tòa án nhân dân tối cao.
Sau khi thi hành xong án tử hình, Tòa án nhân dân có thẩm quyền thi hành án tử hình phải báo cho gia đình phạm nhân biết [10, tr. 57]. Điều 478 Bộ luật tố tụng hình sự Nhật Bản quy định: "Sĩ quan trợ lý công tố viên tham gia thi hành án tử hình sẽ lập biên bản thi hành án. biên bản đó sẽ do sĩ quan trợ lý công tố viên ký và đóng dấu cùng với chữ ký của công tố viên và giám thị trại giam hoặc đại diện của giám thị trại giam" [13, tr. 77].
Về vấn đề thi thể ngời bị kết án, pháp luật các nớc quy định khác nhau. Có nớc không cho phép thân nhân nhận thi thể ngời bị kết án về chôn cất nh Điều 186 Bộ luật thi hành án hình sự Liên bang Nga quy định: "Chính quyền cơ quan nơi thi hành án tử hình có trách nhiệm thông báo về việc thi hành án cho Tòa án đã ra bản án tử hình và thân nhân ngời bị kết án. Thi thể ngời bị kết án không đợc trao trả và nơi chôn cất của ngời đó cũng không đợc thông báo" [61, tr. 640]; có nớc lại cho phép thân nhân đem thi thể ngời bị kết án về chôn cất nh Điều 347 Giải thích của Tòa án nhân dân tối cao về một số vấn đề chấp hành luật tố tụng hình sự của nớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày 8-9-1998 quy định:
Sau khi thi hành án tử hình, Tòa án nhân dân chịu trách nhiệm thi hành án, cần làm các việc sau:
Thông báo cho gia đình tội phạm trong thời hạn nhất định tới nhận thi thể tội phạm, nếu có điều kiện hỏa táng, thì thông báo tới nhận hài cốt. Nếu quá hạn không tới lấy, thì Tòa án thông báo cho đơn vị hữu quan xử lý [57, tr. 142].
Về các trờng hợp hoãn thi hành hình phạt tử hình, pháp luật các nớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Vơng quốc Nhật Bản, Liên bang Nga đều rất quy định cụ thể. Điều 341 Giải thích của Tòa án nhân dân tối cao về một số chấp hành luật tố tụng hình sự của nớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày 8-9- 1998 quy định:
Tòa án nhân dân cấp dới sau khi nhận lệnh thi hành án tử hình, nếu phát hiện có một trong những tình tiết sau đây, phải ngừng việc thi hành và lập tức báo cáo với Tòa án nhân dân đã phê chuẩn tử hình, để Tòa án nhân dân phê chuẩn tử hình ra quyết định:
1. Trớc khi thi hành, phát hiện việc phán quyết có khả năng mắc sai lầm;
2. Trớc khi thi hành, tội phạm khai báo sự thật quan trọng hoặc có biểu hiện lập công lớn khác, có thể cần thay đổi phán quyết;
3. Tội phạm đang mang thai [54, tr. 140-141].
Các trờng hợp hoãn thi hành hình phạt tử hình đợc quy định tại Điều 479 Bộ luật tố tụng hình sự Nhật Bản:
1. Nếu ngời bị kết án tử hình đang ở trong tình trạng rối loạn thần kinh thì việc thi hành án sẽ đợc hoãn theo lệnh của Bộ trởng Bộ T pháp.
2. Nếu phụ nữ bị kết án tử hình đang có thai thì việc thi hành án sẽ đợc hoãn theo lệnh của Bộ trởng Bộ T pháp.
3. Khi việc thi hành án tử hình đã đợc hoãn theo quy định tại khoản 1 và 2 trên đây thì hình phạt tử hình sẽ không đợc thi hành trừ phi có lệnh của Bộ trởng Bộ T pháp đợc ra sau khi hồi phục tình trạng rối loạn thần kinh hoặc sau khi sinh con.
4. Quy định của khoản 2 Điều 475 đợc áp dụng với những thay đổi tơng ứng, đối với lệnh nói tại khoản 3 trên đây. Trong trờng hợp này, "ngày bản án có hiệu lực pháp luật" nói trong điều này có nghĩa là "ngày hồi phục tình trạng rối loạn thần kinh hoặc ngày sau khi sinh con [13, tr. 77].
Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự các nớc nói trên về các tr- ờng hợp hoãn thi hành hình phạt tử hình là những tài liệu tham khảo có giá trị cho việc nghiên cứu, hoàn thiện chế định thi hành hình phạt tử hình trong luật tố tụng hình sự Việt Nam.
Chơng 2
Những quy định của pháp luật
tố tụng hình sự hiện hành về thi hành hình phạt tử hình và thực tiễn áp dụng