-Là nước nằm ở cực nam châu Phi, CH Nam Phi có DS là 43,2 triệu người (2002), trong đó có 75,2% là người da đen,13,6% là người da trắng, 11,2% là người da màu. Kéo dài hơn 3 thế kỉ (kể từ 1662, khi người Hà Lan tới đây), chế độ PBCT (A-pác-thai) đã thống trị cực kì tàn bạo đối với người da đen và da màu ở Nam Phi.
Giáo viên: Kể tên một số đạo luật.
? Trước những đạo luật đó người da đen và da màu phải sống ra sao ?
Người da đen không có quyền tự do - dân chủ.
? Người da đenđã hành động như thế nào ?
? Kết quả ?
? Em có nhận xét gì về tinh thần đấu tranh của người đất đai đen (Đấu tranh bất khuất, quả cảm).
? Sau khi giành được tự do nhân dân Nam Phi đã làm gì ?
? Việc Nen-xơn Man-đê-la trúng cử Tổng thống có ý nghĩa gì ?
? Chính quyền mới của Nam Phi đã làm gì để xây dựng đất nước ?
? Việc đưa ra chiến lược này nhằm mục đích gì ? Kết quả ?
? Nen-xơn Man-đê-lacó vai trò như thế nào trong phong trào chống chế độ Apácthai ? (Ông là nhà hoạt động chính trị, là lãnh tụ của ANC, là anh hùng chống chế độ phân biệt chủng tộc).
- Người da đen đã ngoan cường và bền bỉ đấu tranh chống chế độ PBCT. Dưới sự lãnh đạo của tổ chức “Đại hội DT Phi”(ANC), người da đen đã giành được những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử. 1993, chế độ PBCT được tuyên bố xoá bỏ - Tháng 4/1994 cuộc bầu cử đa chủng tộc lần đầu tiên được tiến hành và Nen-xơn Man-đê-la – lãnh tụ ANC được bầu và trở thành vị Tổng thống da đen đầu tiên ở CH Nam Phi.
- Ý nghĩa: Chế độ phân biệt chủng tộc bị xoá bỏ ngay tại sào huyệt sau hơn 3 thế kỷ tồn tại. - Tháng 6/1996 chính quyền mới đưa ra chiến lược kinh tế vĩ mô.
* Mục đích: Phát triển sản xuất, cải thiện mức sống của người da đen, xoá bỏ “Chế độ
Apácthai về kinh tế” còn tồn tại dối với người da
đen.
5. Sơ kết bài:
Luyện tập: Trình bày những nét chính về sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước châu Phi sau 1945 ?
Giáo viên: Hướng dẫn để học sinh trả lời.
* Củng cố: Giáo viên khái quát ý chính.
Bài tập 1: Trong giai đoạn (1954-1962 ) những nơi nào ở châu phi đã giành được độc lậpsớm nhất A. Bắc phi và tây phi B . Đông phi
C .Trung phi và Nam phi D . Tây phi và Đông phi
Bài tập 2:Điền vào chỗ trống
- Số nước nghèo nhất thế giới ... - Số người đói kinh niên ... - Số nợ nước ngoài ...
* Dặn dò: Học + Tìm một số tranh ảnh về châu Phi + châu Mĩ.
Ngày soạn: ………. Ngày dạy: ……….
Tiết : 8 – tuần 8
Bài 7: CÁC NƯỚC MĨ LA TINH I- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được:
1 . Kiến thức :
- Những nét khái quát về tình hình Mĩ La Tinh.
- Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Cu-Ba và những thành tựu mà nhân dân đã đạt được.
2 . Tư tưởng :
- Giáo dục tinh thần đoàn kết và ủng hộ phong trào cách mạng của các nước Mĩ La Tinh. -GDMT:
+Sơ lược về vị trí địa lí khu vực MLT.
+Giới thiệu về điều kiện tự nhiên của CuBa, qua đó nhận thấy tinh thần đấu tranh kiên cường của ND Cu Ba trong bảo vệ và XD Tổ quốc XHCN.
3 . Kĩ năng :
- Rèn kỹ năng sử dụng bản đồ, tổng hợp, phân tích và so sánh (đặc điểm của Mĩ La Tinh với châu Á và châu Phi).
II- Thiết bị - ĐDDH – Tài liệu:
- Giáo viên:
+ Nghiên cứu soạn bài.
+ Bản đồ phong trào giải phóng dân tộc của châu Á, Phi, Mĩ La Tinh. + Lược đồ khu vực Mĩ La Tinh.
- Học sinh: Học + Đọc bài theo sách giáo khoa.
C- Tiến trình:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra: Trình bày những nét chính về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi (1945 đến nay) ?
3. Giới thiệu bài mới:
MLT là khu vực rộng lớn trên 20 triệu km2 (1/7dttg) gồm 23 nước cộng hoà ( trừ Mê-hi-cô đến cực nam ) tài nguyên thiên nhiên phong phú . Từ 1945 các nước Mĩ La Tinh không ngừng đấu tranh để củng cố độc lập chủ quyền phát triển kinh tế, xã hội nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ , tiêu biểu là Cuba
Hoạt động của GV và HS Chuẩn kiến thức cần nắm
HĐ1: cá nhân
*KT cần đạt: Biết được nét chính tình hình chung của các nước Mĩ La-tinh sau CTTG.II *Tổ chức thực hiện:
Giáo viên: Giới thiệu một số nước Mĩ La Tinh trên bản đồ kèm GDMT
Các nước Mĩ Latinh bao gồm hơn 20 nước cộng hoà nằm trải dài suốt từ Mêhicô đến tận Nam Mĩ (diện tích trên 20 triệu km2, chiếm 1/7 diện tích thế giới, dân số gần 600 triệu người – năm 1993), rất giàu có về nông sản, lâm sản và khoáng sản. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, về hình thức, đều là những nước cộng hoà độc lập nhưng trong thực tế, hơn 20 nước này đều là thuộc địa kiểu mới, hoặc bị phụ thuộc chặt chẽ về mọi mặt vào Mĩ, và toàn bộ khu vực Mĩ la- tinh được Mĩ coi như cái “sân sau” của mình.
? Em có nhận xét gì về sự khác biệt giữa tình hình châu Á - Phi - Mĩ La-tinh ?
Giáo viên: Yêu cầu học sinh xác định những nước đã dành được độc lập trên lược đồ.
? Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 tình hình cách mạng Mĩ La-tinh phát triển như thế nào ? GV:
+ Từ những năm 1960 - 1980: Một cao trào đấu tranh bùng nổ →Lục địa bùng cháy
+ Khởi nghĩa vũ trang: Bôlivia, Nicaragoa. - Kết quả: + Chính quyền độc tài ở những nước bị lật đổ.
+ Chính quyền dân chủ được thiết lập.
Giáo viên: Yêu cầu học sinh xác định vị trí 2 nước: Chi Lê và Nicaragoa trên bản đồ.
? Em hãy trình bày cụ thể những thay đổi của