Ngăn chặn sự căng thẳng trong gia đình

Một phần của tài liệu 365 loi khuyen cua Thay thuoc (Trang 47)

đình

Nguyên nhân của stress, nhiều khi bắt đầu ngay tại gia đình. Chẳng ai có thể làm được việc gì cho tốt, nếu trong gia đình luôn có sự đổi thay, tan vỡ thay vì nơi đóng đô của "bộ tham mưu' để ứng phó với mọi việc trong đời.

Nhiều nhà tâm lý và xã hội cho rằng gia đình là một đơn vị có khả năng giúp cho những người cùng chung sống, vượt qua dễ dàng được những lúc khó khăn như khi mất việc ốm đau...

Sau đây là một số ý kiến để loại stress khỏi không khí gia đình, mà mỗi thành viên của gia đình cần biết:

Tạo điều kiện để mọi người trong gia đình có dịp nói chuyện với nhau thường xuyên và gìn giữ sự đoàn kết cùng tình cảm giữa các thành viên của gia đình.

- Nên giữ những thói quen, tục lệ và các cuộc họp mặt của gia đình. Trong những cuộc gặp gỡ này, nên đề ra những công việc chung, những dự kiến cho tương lai. Nên tránh việc trách móc lẫn nhau, dành thời gian giải quyết những vấn đề mâu thuẫn một cách ôn hoà. Mỗi người cần nhớ lịch họp mặt của gia đình trong năm để tới đóng góp những ý kiến của mình cho gia đình và họ hàng.

- Nên chú ý nghe ý kiến của người khác và nắm được dư luận, những tiếng xì xào về những mối bất đồng của các con, cháu để cùng bàn bạc, giải quyết.

- Ấn định những ngày họp mặt chung dựa vào những ngày kỷ niệm hoặc sinh nhật của những người thân.

- Nên suy nghĩ để hiểu thật sâu về giá trị của sự đoàn kết.

- Góp ý cho các thành viên mỗi khi cần có sự thay đổi quan trọng như khi mất việc làm, cần thay đổi chỗ làm hoặc việc làm khác. An ủi các thành viên khi gặp biến cố.

- Phải tin vào khả năng và chú ý tới quyền lợi của từng thành viên, không nên so sánh và phân biệt đối xử giữa nam và nữ: con trai và con gái, anh em trai và chị em gái v v... Mỗi thành viên,dù nhỏ tuổi cũng đều được tự do và có quyền quyết định trong một phạm vi nào đó.

- Loại bỏ những tư tưởng ganh tị, ghen ghét, gây hiềm khích.

- Không nên chỉ chú trọng tới những thành viên có địa vị và nhiều tiền của.

- Không nên chỉ chú trọng tới những thành viên có địa vị và nhiều tiền của. có nhiều thắc mắc, băn khoăn với những việc xảy ra trong gia đình, ngoài xã hội. Bởi vậy, các cháu rất cần sự dìu dắt và giúp đỡ của người lớn. Nên:

- Có cơ hội yên tĩnh, vắng vẻ để trò chuyện, tìm hiểu về những điều gì các cháu thắc mắc, băn khoăn. Nên chọn những mẩu chuyện đơn giản, dễ hiểu, có ý nghĩa để giải thích những băn khoăn của chúng.

- Hỏi các cháu về các triệu chứng của stress mà các cháu có thể có như:

toát mồ hội tay, cảm thấy bụng nặng nề.

- Hướng dẫn cho các cháu các phương pháp làm giảm stress như:

* Thở chậm và sâu, Lúc thở ra, tưởng tượng như mình trút hết sự lo lắng, phiền muộn vào những luồng hơi mình phả vào không khí.

* Hình dung tới những cảnh đầm ấm của gia đình như, nghĩ tới lúc đang nằm thoải mái trên giường ngủ, đang nô đùa ngoài sân, đang ngồi coi ti vi với cả nhà, đang ngồi gọn trong lòng bố v.v...

- Khuyến khích các cháu tập thở sâu và khắc vào trí óc những cảnh đầm ấm của gia đình để sau này tựa vào các hình ảnh đó mà vượt qua những cảm xúc lo lắng, sợ hãi, buồn rầu mỗi khi gặp khó khán, trắc trở.

Chương 7

LIÊN QUAN GIỮA CẢM XÚC LIÊN QUAN VÀ SỨC KHOẺ SỨC KHOẺ

Một người bị cảm lạnh, viêm khớp hay đau tim sẽ tự động tìm tới nơi cứu chữa, sẵn sàng kể bệnh để mọi người giúp đỡ mình và nếu cần, xin phép để nghỉ việc để điều trị.

Nhưng khi có một nỗi đau về tình cảm, họ không xử sự như vậy. Không

phải ai cũng nghe được họ tâm sự, được họ nhờ giúp đỡ và dù căn bệnh có ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ và khả năng làm việc, không ai xin nghỉ việc vì một chuyện tình cảm riêng tư.

Các nhà khoa học nghiên cứu về con người đều công nhận có mối liên hệ rất mật thiết giữa tâm lý và sinh lý. Số đàn ông bị ốm đau và sa sút tinh thần, thường ở lứa tuổi từ 50 trở lên. Số người đơn độc hoặc có rắc rối về tình cảm bị chết, gấp đôi số người có gia đình hạnh phúc. Một năm sau khi chồng chết, 60% các bà góa bắt đầu có một giai đoạn ốm đau, suy nhược. Số đàn ông độc thân ở Mỹ bị chết sớm trước tuổi,ngang với số đàn ông chết vì nghiện thuốc lá. Trong chương trình này, chúng ta sẽ đề cập tới những vấn đề có liên quan tới tình cảm, như giận hờn, ghen tuông, bị ám ảnh vì tội lỗi, chán nản v.v...Chúng ta cũng đi tìm những phương thuốc để chữa những căn bệnh tinh thần đó như âm nhạc, khí hậu và sự nâng niu chiều chuộng lẫn nhau. Lẽ dĩ nhiên, những căn bệnh tinh thần đều có thể trở thành những căn bệnh sinh lý và khả năng chữa trì của những môn thuốc tâm lý nhiều khi, còn hiệu nghiệm hơn những dược phẩm rất nhiều.

177 Cho qua cơn phiền muộn

Thở dài, hờn rỗi, càu nhàu, la hét, ném đồ dùng...đều là sự biểu hiện nhiều vẻ của lòng phiền muộn giữ lâu trong người có thể chuyển thành một số bệnh như đau đầu, phát ban, đau dạ dầy hoặc bị huyết áp cao. Nếu bạn gặp những việc không vừa ý, nên áp dụng những biện pháp sau đề làm nhẹ bớt cơn phiền:

- Khi cảm thấy lòng mình bắt đầu có cảm xúc không vui hãy đếm từ một

tới mười và thở ba, bốn hơi chậm và thật sâu. - Nếu còn thấy sự hờn dỗi trong người muốn bốc lên, bạn hãy đi dạo mấy

Một phần của tài liệu 365 loi khuyen cua Thay thuoc (Trang 47)