tế bào âm đạo
Viện đại học về sản khoa và phụ khoa thường khuyên phụ nữ Mỹ mỗi năm, ít nhất cũng phải làm xét nghiệm tế bào âm đạo, một lần. Mỗi lần như thế, các chuyên gia lại lấy một ít chất nhầy ở vùng cổ tử cung để xét nghiệm.
Việc xét nghiệm này cần thiết cho tất cả mọi người để phát hiện bệnh, nếu có nhất là đối với những người đã có quan hệ tình dục trước tuổi 18, có quan hệ với nhiều người đàn ông đã từng có lần bị viêm nhiễm các cơ quan trong vùng xương chậu, có người thân trực hệ bị ung thư (mẹ, chị, em), mẹ đã dùng thuốc diethylstibestrol khi mang thai mình.
Để xét nghiệm tế bào âm đạo có kết quả, trước khi lấy mẫu xét nghiệm 24 giờ, không nên thụt rửa, không uống thuốc gì có liên quan tới bộ phận sinh sản, và tránh, không được giao hợp.
Để xét nghiệm tế bào âm đạo có kết quả, trước khi lấy mẫu xét nghiệm 24 giờ, không nên thụt rửa, không uống thuốc gì có liên quan tới bộ phận sinh sản, và tránh, không được giao hợp. nhất là một lần. Nếu bạn có quan hệ tình dục trước tuổi 18, đã quan hệ với nhiều người tình, đã từng bị viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục, có người tình vào loại "không bảo đảm", đã mang thai sớm, có mẹ dùng thuốc diethylstibestrol khi có thai mình... thì lại càng nên đi xét nghiệm nhiều lần trong năm.
- Không hút thuốc lá.
- Nên giới hạn tình dục với một người thôi.
Nếu có quan hệ với nhiều người, nên sử dụng bao cao su (cho nam), màng tránh thai hoặc vòng tử cung với thuốc tránh thai (nữ).
- Bạn nên tới bác sĩ phụ khoa để khám nếu thấy đau trong khi giao hợp có hiện tượng xuất huyết khi chưa tới kỳ kinh nguyệt.
222. Chứng u xơ
Có người thấy đau ở bụng dưới, hành kinh nhiều khác thường hoặc thấy kinh trước kỳ kinh nguyệt (giữa 2 kỳ).
Đó là do bị u xơ. Khi khám, bác sĩ thấy những cục u mềm ở thành bên trong tử cung. Nhiều người bị chứng này còn thấy các triệu chứng như đi tiểu tiện luôn (đái rắt), táo bón, có những cục phồng lên ở bụng.
Với một số người, chứng này không gây khó chịu gì cả. Các u xơ không phải là ung thư chúng là loại u lành. Tuy vậy, chúng cũng gây trở ngại cho việc thụ thai và mang thai Bởi vậy, nếu bạn bị u xơ, khi bác sĩ khuyên bạn cắt bỏ tử cung thì bạn không nhất thiết phải theo ý kiến bác sĩ ngay. Nếu bạn còn muốn sanh con, bạn có thể đề nghị bác sĩ làm xét nghiệm thêm để rõ số cục u nhiều hay ít, to hay nhỏ, vị trí của chúng ở đâu? Căn cứ vào những điểm đó, bác sĩ sẽ xét lại có cần thiết phải cắt tử cung hay không. Vì có thể chỉ cắt các u xơ mà vẫn để tử cung lại. Như vậy, bạn vẫn có hy vọng thụ thai.
Bác sĩ có thể cho bạn uống progesterone và gonadotropin- một loại thuốc chứa hoócmôn có ký hiệu GNRH, có tác dụng làm các cục u teo lại.
Nếu bạn thường dùng thuốc ngừa thai thì bác sĩ cũng cho dùng tiếp progesterone hoặc một loại thuốc ngừa thai khác, vì hình như chất estrogen trong trứng có tính kích thích các cục u lớn lên. Chính vì lẽ đó, nên khi người phụ nữ tới tuổi mãn kinh-buồng trứng không sản xuất estrogen nữa thì các cục u xơ tự nhiên teo lại.
Nếu trường hợp buộc phải cắt bỏ tử cung, bạn nên cần đề nghị bác sĩ giữ lại buồng trứng để tránh sớm có những triệu chứng của thời kỳ tiền mãn kinh.
Nói chung, bạn nên thảo luận với bác sĩ để dành lấy cho mình những điều kiện tốt nhất trong việc chữa trị.
223. Nên hay không nên cắt dạ con?
Trong những năm qua giới y học nói chung (bác sĩ sản khoa, bác sĩ điều trị) có xu hướng thiên về việc cắt bỏ tử cung của các bệnh nhân, mỗi khi tử cung có vẫn đề gì hoặc bị nghi ngờ có liên quan tới ung thư. Hiện nay, người ta hạn chế việc làm đó và chỉ cắt bỏ tử cung trong những trường hợp:
- Tử cung có những u xơ có diện tích lớn.
- Bị xuất huyết tử cung, và việc chữa trị bằng thuốc không có kết quả.
- Có những chỗ tử cung bị viêm nhiễm, không chữa trị được - Bị ung thư tử cung hay cổ tử cung.
- Bị viêm niêm mạc tử cung.
Ngoài những trường hợp nặng kể trên, những trường hợp khác có thể chữa trị được mà không cần tới phẫu thuật tử cung như: thấy kinh nhiều (rong kinh), có u xơ, viêm nhẹ màng tử cung, sa tử cung. Khi việc chữa trị không có kết quả, bác sĩ gợi ý nên cắt bỏ tử cung, thì bạn vẫn có thể nêu ra những vấn đề sau với bác sĩ:
- Ngoài việc cắt bỏ còn biện pháp nào khác không?
- Việc chữa trị theo phương hướng mới có gì khác lạ?
Có thể căn cứ vào những điểm gì để hy vọng không phải cắt bỏ tử cung?
Nếu phải cắt tử cung, nhưng vẫn giữ buồng trứng lại có được không? Vì như vậy, bạn sẽ đỡ phải qua giai đoạn tiền mãn kinh trước tuổi.
- Trong khi tìm giải pháp chữa trị tốt nhất, bạn đừng ngần ngại đặt câu hỏi với bác sĩ để tìm ra con đường khác con đường phẫu thuật.