Ở tuổi 40, 50, 60... nhiều người hay gặp rắc rối ở ruột như rối loạn tiêu hóa, táo bón. Để tránh tình trạng này, nên:
- Ăn nhiều chất xơ: các loại hạt, đậu và rau. - Không nên dùng luôn thuốc tiêu, dễ trở thành thói quen, làm ruột lười hoạt động.
- Uống 6 - 8 ly nước mỗi ngày (mỗi ly ~ 28g nước).
- Khi bị bệnh tiêu chảy, nên ngưng luyện tập. Cần tới bác sĩ nếu thấy phân có máu, đau bụng lâu hoặc cảm thấy có điều khác thường ở ruột.
276. Giúp đỡ bàng quang
Nhiều người rất lúng túng vì không kìm chế được việc tiểu tiện. Mỗi khi cười, ho, hắt hơi, xách vật nặng là nước tiểu lại xón ra quần. Nguyên nhân đo các cơ bắp phụ trách việc đóng mở ở đầu ra của bọng đái (bàng quang) bị suy yếu vì sinh đẻ hoặc do đã qua một lần phẫu thuật tuyến tiền liệt. Cũng có thể do bệnh tiểu đường. Nhưng phần lớn, do việc không kiềm chế được sự co bóp của bàng quang lúc tuổi cao, nên mỗi lần co bóp như vậy lại làm thoát ra một ít nước tiểu.
Nếu bạn ở vào tinh trạng này, nên tìm tới bác sĩ chuyên khoa về niệu đạo.
Ngoài ra, bạn có thể giảm bớt hiện tượng này bằng cách dùng thuốc, luyện tập cho bàng quang hoặc nếu cần thiết, phải nhờ đến phẫu thuật.
Sau đây làm một số biện pháp có thể giúp bạn trong trường hợp này:
- Cứ 2 giờ, đi tiểu một lần cho bàng quang hết nước tiểu
- Tránh, không ăn những thức ăn có nhiều gia vị cay.
- Không uống rượu, cà - phê từ 4 giờ trở lại, trước khi đi ngủ.
- Tập luyện bàng quang theo phương pháp Kegel (coi bài 232 chương 9).
Nội dung: khi đi tiểu, nhịn để nước tiểu không ra, rồi lại đi ra, lại nhịn
+ Nhịn - tiểu - nhịn - tiểu như vậy mười lần, mỗi lần 3 giây. Mỗi ngày tập 3 lần.
+ Làm các động tác như trên, mỗi lúc một nhanh. Số lần tập như trên.
+ Riêng với nữ: tưởng tượng cho một cái nút vào âm đạo. Giữ nút trong 3
giây. Dùng các cơ bắp như thế nào để hút được cái nút sâu vào trong rồi giữ lại trong 3 giây.
Nếu bạn mang băng vệ sinh, phải thay luôn để tránh viêm và có mùi hôi.