Những sự thay đổi trong cuộc đời như ly dị, có người thân bị chết, mất việc làm...có thể làm tinh thần chúng ta bị suy sụp. Nhất là những việc đó còn có thể ảnh hưởngtới túi tiền và làm chúng ta lo nghĩ và đau ốm nữa. Nhưng đôi khi, sự suy sụp tinh thần hình như chẳng có nguyên nhân gì rõ rệt cả. Vậy mà chúng ta vẫn cảm thấy:
- Cảm tưởng buồn bực, trống rỗng kéo dài. - Cảm tưởng đơn độc, thất vọng, tội lỗi hối hận. - Không thiết tha với công việc kể cả hoạt động tình dục.
- Ngủ không yên giấc, trằn trọc.
- Cảm thấy mình không có sự nhiệt tình.
- Khó tập trung tư tưởng và không muốn quyết định điều gì cả.
- Có các triệu chứng bệnh như: đau đầu, rối loạn tiêu hoá không thuốc nào chữa khỏi.
Để cắt đứt hiện tượng này, nên dùng các biện pháp sau:
- Thay thế trong đầu những ý nghĩ bi quan bằng các ý nghĩ lạc quan.
- Quan hệ với những người lạc quan, đang say sưa với cuộc sống, với công việc. Họ sẽ giúp bạn phấn khởi lên.
- Không chỉ nghĩ tới mình. Nên làm một việc gì đó để giúp đỡ người khác.
- Tham gia tập luyện thề dục hàng ngày hoặc ít nhất thì cũng dắt chó đi dạo. Khá hơn thì đạp xe, chơi quần vợt đi sắm đồ.
- Làm một việc gì đó khác với ngày thường như đi tới một nơi mình chưa từng tới hoặc đi ăn ở một hàng ăn mới.
- Dự kiến làm một công việc gì đó, không cần khó mà chỉ cần vui.
Nếu cảm tưởng chán nản, suy sụp tinh thần kéo dài đã tới 3 tuần, nên đi khám bác sĩ để biết mình có bệnh gì không, hoặc kể cho bác sĩ nghe các loại thuốc bạn đã dùng hay đang dùng để xem có phải là phản ứng thuốc hay không.