Thị trường ngoại tệ tự do (TT NTTD) (Thị trường phi chính thức)

Một phần của tài liệu Thực trạng thị trường ngoại hối việt nam hiện nay (Trang 28 - 30)

Mặc dù Nhà nước đã cấm hoạt động của thị trường ngoại tệ tự do theo thông tư số 33/NH-TT ngày 15/03/1989: "Việc lưu thông ngoại tệ trong nước chỉ được thực hiện thông qua Ngân hàng và các tổ chức kinh doanh, dịch vụ được phép thu ngoại tệ. Nghiêm cấm việc mua bán, trao đổi ngoại tệ trên thị trường tự do", nhưng thực tế hoạt động trên thị trường này ở nước ta lại diễn ra khá phổ biến và sôi động.

Trên thị trường ngoại tệ tự do diễn ra việc mua bán ngoại tệ giữa các cá nhân với nhau hoặc giữa cá nhân với doanh nghiệp tư nhân. Theo kết quả điều tra năm 2004 của tổ chức JICA của Nhật thì tổng doanh số giao dịch mua bán ngoại tệ bình quân mỗi ngày của khoảng 200 doanh nhiệp tư nhân ở khu vực Hà Nội lên tới 10 triệu USD, chiếm 1/3 tới 1/2 tổng số giao dịch ngoại tệ tại khu vực này. Ước tính có khoảng 2-3 tỷ USD lưu hành ngoài hệ thống Ngân hàng.

Thị trường ngoại tệ tự do của Việt Nam vẫn tồn tại và phát triển mạnh như vậy là do:

- Thứ nhất, trong một thời gian dài nước ta duy trì chế độ tỷ giá VNĐ cố định, lại trải qua lạm phát cao nên tỷ giá chính thức giữa VNĐ và USD luôn thấp hơn tỷ giá thị trường cân bằng cung cầu. Bước sang thời kỳ đổi mới, cơ chế điều hành tỷ giá cũng ngày càng hoàn thiện nhưng chế độ tỷ giá vẫn có sự quản lý chặt chẽ của NHNN, do đó tỷ giá chính thức chưa phản ánh chính xác quan hệ cung cầu trên thị trường. Vì vậy thị trường tự do có điều kiện hình thành và phát triển.

- Thứ hai, thị trường Ngân hàng kém phát triển, thường xuyên diễn ra tình trạng căng thẳng về ngoại hối nên thị trường chính thức không thoả mãn đầy đủ nhu cầu giao dịch, kinh doanh của toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt doanh nghiệp xuất nhập khẩu và tầng lớp dân cư có nhu cầu, vì thế tất yếu thị trường tự do phát triển.

- Thứ ba, các hoạt động kinh tế ngầm như buôn lậu, ma tuý diễn ra rất nghiêm trọng và ngoại tệ phục vụ cho các hoạt động này vẫn được giao dịch trên thị trường tự do.

- Thứ tư, lượng kiều hối hàng năm chuyển về Việt Nam khá lớn, trong đó một lượng không nhỏ là "kiều hối chui", trôi nổi trên thị trường, hoạt động xuất nhập khẩu, du lịch và bán hàng cho người nước ngoài không qua hệ thống Ngân hàng cũng là những nguồn ngoại tệ bổ sung cho thị trường tự do. Người nhận

kiều hối nói riêng cũng như người dân Việt Nam nói chung có tâm lý ưa chuộng USD, tạo ra lượng tiền mặt bằng USD nằm trong dân số rất lớn và tình trạng đô la hoá nền kinh tế ngày càng tăng đã tạo điều kiện cho thị trường tự do hoạt động sôi nổi.

Bảng: Lượng kiều hối chuyển về Việt Nam trong những năm qua.

Đơn vị: Triệu USD

Năm kiều hốiLượng năm trước% so với Năm kiều hốiLượng năm trước% so với

1991 35 - 1998 950 238 1992 137 390 1999 1200 126 1993 141 103 2000 1757 146 1994 250 177 2001 1820 104 1995 285 114 2002 2154 118 1996 467 164 2003 2580 120 1997 400 86 2004 3000 116

(Nguồn: Tạp chí Ngân hàng 2002 và tạp chí thông tin tài chính 2005)

Như vậy sự tồn tại hoạt động của thị trường ngoại tệ tự do cho đến nay là tất yếu. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của thị trường ngoại tệ chính thức, nới lỏng quy chế quản lý ngoại hối cùng với sự đổi mới trong cơ chế điều hành tỷ giá theo hướng tự do hoá sẽ làm triệt tiêu dần các điều kiện tồn tại và phát triển thị trường ngoại tệ tự do, nhường chỗ cho thị trường ngoại tệ thống nhất ở Việt Nam.

- Phương thức giao dịch mua bán chủ yếu trên thị trường ngoại tệ tự do là phương thức trao tay, đồng tiền giao dịch chủ yếu là USD. Tại các khu vực biên giới, các giao dịch có mặt đồng Nhân dân tệ, Kíp Lào...Hiện nay, đồng EURO cũng bắt đầu được giao dịch nhiều trên thị trường.

- Quy mô hoạt động của thị trường tự do: Tổng cộng các nguồn ngoại tệ trôi nổi trên thị trường này ước tính 3-4 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, theo ước tính thị trường tự do chỉ chiếm khoảng 20% thị phần trong tổng thể thị trường ngoại tệ, như vậy thị trường chính thức vẫn kiểm soát được thị trường tự do, giữ cho thị trường Ngân hàng Việt Nam phát triển ổn định.

- Về tỷ giá: Cơ chế hình thành tỷ giá trên thị trường tự do do quy luật cung cầu trên thị trường quyết định. Nhưng do quy mô thị trường này nhỏ bé nên nó cũng chịu tác động của thị trường chính thức.

Ví dụ: Đến hơn 3h chiều 14/1/2009, các điểm thu đổi ngoại tệ tại Hà Nội mạnh tay nâng giá bán mỗi USD thêm 130 đồng so với hôm trước, chạm mức 17.700 đồng. Giá mua vào lên 17.650 đồng, đắt hơn 110 đồng.

Tỷ giá USD/VNĐ bật tăng bất thường trong ngày hôm nay được nhận định là do tâm lý và cả đầu cơ. Tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng ngày 14/1

được Ngân hàng Nhà nước công bố 16.975 đồng, lùi 1 đồng so với sáng qua. Giá mua - bán USD tại các ngân hàng thương mại ở mức 17.475 - 17.484 đồng. Trong tháng 12/2008, số dư tiền gửi VNĐ ước tăng 2,64% so với tháng trước đó, nhưng số dư tiền gửi ngoại tệ ước tăng tới 5,86%.

Ngoài ra, những biến động trên thị trường tiền tệ thế giới cũng hâm nóng tỷ giá chợ đen. Ngày mai, Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ họp và nhiều khả năng sẽ quyết định cắt giảm lãi suất đồng euro. Đồng tiền khu vực này yếu đi sẽ tạo cú hích cho đồng đôla giữ vững phong độ trong rổ tiền tệ, thậm chí trở thành vịnh tránh bão, với nguyên lý lợi nhuận thấp, rủi ro ít. Giới đầu tư coi nắm tiền mặt vẫn là tối ưu để đối phó với khủng hoảng tín dụng. Đồng tiền chung châu Âu đã xuống mức thấp nhất trong vòng một tháng trở lại đây. Trong khi tại Mỹ, người dân kỳ vọng nhiều vào gói kích thích kinh tế của Tổng thống đắc cử Mỹ. Hiện mỗi euro ăn 1,32 USD trên thị trường New York.

Phải nói rằng thị trường tự do cũng có những tác động tích cực đối với nền kinh tế và xã hội. Do hoạt động của thị trường ngoại tê tự do nằm ngoài sự quản lý của Nhà nước nên đã gây khó khăn và làm giảm hiệu lực của việc thực thi và điều hành chính sách tiền tệ. Sự tồn tại của thị trường tự do dẫn đến tình trạng chảy máu ngoại tệ và nó còn tiếp tay cho hoạt động kinh tế bất hợp pháp như buôn lậu, ma tuý, rửa tiền...

Tóm lại, trong bối cảnh kinh tế đất nước Việt Nam hiện nay, TTNH còn chưa hoàn thiện và phát triển, việc tồn tại thị trường tự do là tất yếu. Vấn đề đặt ra là phải có biện pháp hữu hiệu để quản lý thị trường này nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực và phát huy các mặt tích cực, tiến tới xây dựng và hoàn thiện TTNH Việt Nam thống nhất và phát triển trong tương lai.

2.2.3. Các nghiệp vụ giao dịch trên thị trường ngoại hối Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng thị trường ngoại hối việt nam hiện nay (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w