Nghiệp vụ giao ngay

Một phần của tài liệu Thực trạng thị trường ngoại hối việt nam hiện nay (Trang 31 - 34)

Tổng quan

Trước năm 1998 lượng giao dịch giao ngay ước tính khoảng 99% trên tổng số các giao dịch ngoại hối trên TTNTLNH, nhưng tỷ lệ này đã giảm xuống kể từ khi thực hiện 2 nghiệp vụ mới là giao dịch kỳ hạn và hoán đổi.

Biểu đồ mười loại tiền tệ giao dịch nhiều nhất trên thị trường ngoại hối giao ngay

* Do hai đồng tiền cùng tham gia trong mỗi giao dịch, tổng tỷ lệ phần trăm của các đồng tiền riêng lẻ là 200% thay vì 100%.

Biểu đồ trên cho thấy mức độ thường xuyên của đồng đô la Mỹ được giao dịch trên thị trường giao dịch ngoại hối. 84.9% của tất cả các báo cáo giao dịch cùng nằm 1 bên đồng USD. Đồng Euro đứng thứ 2 với 39,1%, trong khi đồng Yên là thứ ba với 19,0%. Phần lớn các tiền tệ chính chiếm vị trí đầu trong danh sách này.

Trong thực tế, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đồng đô la Mỹ chiếm khoảng 62% dự trữ ngoại hối của toàn thế giới.

Biểu đồ tỉ trọng các loại tiền trong dự trữ ngoại hối của thế giới

Thực trạng

Trước tháng 8/1997, doanh số đạt trung bình 50 triệu USD/ngày nhưng do bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính Châu Á nên con số này đã giảm đáng kể. Hơn nữa, giá cả giao dịch còn bị hạn chế bởi biên độ giao dịch của NHNN, tỷ giá hầu như không đổi trong suốt cả ngày hoạt động, thậm chí vào ngày sau đó, điều này không thúc đẩy được hoạt động kinh doanh của các NHTM nhằm tạo tính thanh khoản cao trên thị trường, chỉ có rất ít các giao dịch giao ngay được thực hiện đúng với quy định, ví dụ như ngày giá trị thực hiện phải sau hai ngày giá trị giao dịch, mà hầu như 95% các giao dịch giao ngay đã được thực hiện trong cùng ngày giá trị. Mặc dù quy trình nghiệp vụ không đúng với quy chuẩn quốc tế nhưng nó vẫn tồn tại một cách bình thường trên TTNH Việt Nam. Tỷ giá các giao dịch giao ngay giữa USD/VNĐ dựa trên biên độ cho phép của NHNN, biên độ này được điều chỉnh cho từng thời kỳ chứ không cố định (hiện nay là 0,25%). Căn cứ vào tỷ giá giao dịch bình quân trên TTNTLNH cuối ngày của NHNN công bố, các NHTM cộng thêm 0,25% để đặt tỷ giá cho Ngân hàng mình. Ví dụ: Tỷ giá giao dịch bình quân trên TTNTLNH vào 12/11/2008 là 16.496 VNĐ thì tỷ giá kịch trần mà NHTM niêm yết bán ra trên thị trường cho khách hàng của mình là: 16.990 VNĐ cho các giao dịch giao ngay.

Còn các giao dịch ngoại hối giữa VNĐ và các ngoại tệ khác hoặc giữa các ngoại tệ với nhau thì không có quy định về biên độ giao dịch mà các Ngân hàng có toàn quyền tự do đặt tỷ giá giao dịch cho mỗi loại tiền tệ miễn là có lãi. Nhưng các giao dịch loại này thưòng rất ít, chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số giao dịch trên thị trường, điều đó phản ánh các NHTM Việt Nam vẫn còn rất yếu, chưa đủ năng lực để tham gia TTNH quốc tế. Hiện nay chỉ có Ngân hàng

Ngoại Thương Việt Nam và NHNN mới có đủ các trang thiết bị hiện đại và một đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và thành thạo trong việc kinh doanh ngoại hối có khả năng kinh doanh được trên TTNH quốc tế.

Ngày 18/3/2009, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam có Công văn số 1819/NHNN-QLNH về việc chấn chỉnh hoạt động mua bán ngoại tệ. Theo đó, Thống đốc yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD) được phép hoạt động ngoại hối không được sử dụng kết hợp các công cụ phái sinh nhằm mục đích mua bán USD giao ngay với tỷ giá cao hơn trần biên độ do NHNN quy định. Đồng thời, thanh tra NHNN cũng sẽ tăng cường kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ các quy định về hoạt động mua bán ngoại tệ kể từ ngày 18/3/2009 và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Trên website của NHNN công bố, tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng áp dụng cho ngày 18/03/2009 là 16.976 đồng/USD, giảm 1 đồng so với ngày hôm qua. Tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), giá USD mua vào niêm yết là 17.484 đồng/USD và bán ra ở mức 17.485 đồng/USD, giảm 1 đồng/USD so với hôm qua.Tuy nhiên, các mức giá này hiện đang chênh lệch gần 300 đồng/USD so với tỷ giá trên thị trường tự do hiện nay.

Một phần của tài liệu Thực trạng thị trường ngoại hối việt nam hiện nay (Trang 31 - 34)