- Ngân hàng tham gia
a) Các ngân hàng thương mại Việt Nam phục vụ thanh toán xuất nhập khẩu khá tốt
khá tốt
Trung bình các NHTMVN chiếm khoảng trên 50% doanh số thanh toán nhập khẩu cả nước hàng năm. Đó là bởi vì bên cạnh tăng cường hoạt động trong nước, các NHTMVN đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại hối trên thị trường quốc tế giúp cho việc huy động và chu chuyển vốn ngoại tệ ngắn hạn một cách nhanh hơn, thực hiện chuyển đổi ngoại tệ giúp thanh toán, chi trả hoạt động ngoại thương của nền kinh tế được thuận lợi và dễ dàng hơn.
• Vốn điều lệ của các NHTM ở mức khá cao
Vốn điều lệ của một số ngân hàng năm 2012 (đơn vị: tỷ đồng)
Ngân hàng Vốn điều lệ
Vietcombank 17,587
Sacombank 11,700
Agribank 20,708
BIDV 14,374
Nguồn: Báo cáo của VCB, Sacombank, Agribank, BIDV
• Lượng kiều hối có dấu hiệu tăng
Theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, nguồn kiều hối năm 2012 có thể đạt từ 10 -11 tỉ USD, tăng 1 - 2 tỉ USD so với năm ngoái. Đối với khu vực TPHCM, kiều hối về qua hệ thống các NHTM vẫn tăng. Lượng kiều hối khu vực TPHCM là 3,4 tỉ USD, cao hơn 200 triệu USD so với năm trước. Nguyên nhân là do sự hấp dẫn về lãi suất tiền gửi đối với đồng USD tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
• Góp phần thực hiện tốt chính sách tài chính tiền tệ, chính sách quản lý ngoại hối và chiến lược kinh doanh ngân hàng của chính phủ và NHNN
Trong quá trình hoạt động, các NHTMVN có trách nhiệm phát hiện những bất cập trong chính sách tài chính tiền tệ, những quy định về quản lý vi mô trong hoạt động kinh doanh ngân hàng chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn, qua đó đề xuất giúp chính phủ và NHNN có những quyết sách điều chỉnh bổ sung một cách kịp thời. Vì vậy có thể thấy những văn bản pháp quy do chính phủ và NHNN ban hành không chỉ xuất phát từ hoạch định chính sách mà còn phải được căn cứ vào những kết quả của hoạt động thực tiễn.
3.2.2. Hạn chế và nguyên nhân
Mặc dù NHTMVN đạt được những kết quả quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ nêu trên, nhưng vẫn bộc lộ một số hạn chế sau đây: