Đánh giá chung về thị trường ngoại hối Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng thị trường ngoại hối việt nam hiện nay (Trang 40 - 41)

- Ngân hàng tham gia

2.2.4. Đánh giá chung về thị trường ngoại hối Việt Nam

Trong suốt quãng thời gian dài kể từ khi thành lập cho đến giai đoạn gần đây, TTNH Việt Nam đã trải qua rất nhiều bước thăng trầm với những thành tựu to lớn. Thành tựu trước hết là lượng giao dịch trên thị trường tăng lên rõ rệt, đi kèm với nó là sự tăng lên của lượng ngoại tệ giao dịch trên thị trường. Sự chuyển biến của thị trường ngoại hối thể hiện rõ thông qua sự tăng lên trong việc áp dụng các công cụ phái sinh cũng như tỉ trọng các nghiệp cụ kì hạn và hoán đổi được áp dụng trên thị trường NT LNH. Điều này thể hiện sự tiếp xúc càng gần của TTNH Việt Nam so với TTNH thế giới. Trong những năm gần đây, Nhà nước cũng đã ban hành nhiều chính sách có tác động tích cực đến hoạt động của TTNH như việc đặt ra trần lãi suất cho vay nhằm hạn chế việc các ngân hàng đẩy trần lãi suất lên quá cao, hay việc phê duyệt cho thành lập nhiều NHTM mới,... đã khiến cho TTNH sôi động hơn và tránh được nhiều cơn khủng hoảng. Ảnh hường vĩ mô của những thành tựu này là sự tăng lên của cán cân thương mại, dự trữ ngoại hối,... nói riêng và sự tăng trường của toàn nền kinh tế nói chung.

Tuy nhiên, giai đoạn 2008-nay cũng là giai đoạn mà TTNH trải qua nhiều khó khắn, mà một trong những hạn chế nổi bật của giai đoạn này chính là chính

sách “neo” đồng Việt Nam vào USD quá lâu. Nhiều năm qua, nhằm tạo ra chiếc “ô”, “che mưa, nắng” cho doanh nghiệp, Chính phủ đã thực hiện chính sách “neo” tỷ giá VNĐ vào USD. Mặc dù hiện tại biên độ được nới lỏng lên +/- 5% nhưng chiếc “ô” này vẫn là công cụ hữu hiệu đem lại niềm tin và an toàn để doanh nghiệp yên tâm hoạt động.

Tuy vậy, việc giữ tỉ giá của USD cao hơn giá trị thực tế, cộng với sự thiếu tin tưởng của người dân vào tương lai của đồng nội tệ đã dẫn tới tình trạng găm giữ USD, hoạt động đầu cơ trên thị trường chợ đen trở nên mạnh mẽ, đe dọa đến dự trự ngoại hối của NHTW.

Hạn chế thứ 2 là lãi suất ngoại tệ trên thị trường biến động rất mạnh. Chính sách thắt chặt tiền tệ đầu năm 2008 của Ngân hàng Nhà nước gắn liền với sự căng thẳng về thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Lãi suất huy động VNĐ có kỳ biến động mạnh nhất từ trước tới nay. Cuộc chạy đua bùng phát trong tháng 5 và tạo những đỉnh điểm nóng sốt trong tháng 6. Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất ghi nhận kỷ lục lên tới 43%/năm; nhiều thành viên đồng loạt đẩy mức huy động trong dân cư lên tới trên 19%/năm, cá biệt có trường hợp áp tới 20%/năm. Ngược lại, từ cuối tháng 7, cùng với cơ chế cho vay mới, sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước với nguồn vốn khả dụng của hệ thống tăng mạnh lên, lãi suất trên thị trường bắt đầu có đợt thoái trào. Đặc biệt từ tháng 9 đến cuối năm, gắn với những điều chỉnh các lãi suất chủ chốt của Ngân hàng Nhà nước, cả lãi suất huy động và cho vay dồn dập giảm; ít nhất có 8 đợt điều chỉnh trên diện rộng. Sự biến động lớn về lãi suất khiến TTNH trở nên hỗn loạn và mất ổn định, và khiến cho tình trạng găm giữ ngoại tệ càng trở nên nặng nề hơn.

Một hạn chế nữa là việc các công cụ quảng lý bị thay đổi quá nhiều nhưng hiệu quả đem lại lại không cao. Chính sách tiền tệ từ định hướng thắt chặt và linh hoạt nửa đầu năm 2008 chuyển dần sang nới lỏng một cách thận trọng những tháng cuối năm. Tính chung cả năm 2008, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần tăng và 5 lần giảm lãi suất cơ bản. Lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu cũng có tần suất điều chỉnh tương ứng. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc có 1 lần tăng trong tháng 2, 4 lần giảm trong 3 tháng cuối năm (2 lần giảm đối với dự trữ bằng ngoại tệ). Lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc có 5 lần điều chỉnh (3 lần tăng, 2 lần giảm). Tiếc thay sự thay đổi quá nhiều không mang lại hiệu quả tương ứng. Các thông tư, hướng dẫn cũng như chính sách tỉ giá thay đổi liên tục khiến cho TTNH nhiều lần rơi vào hỗn loạn.

Chương 3

Một phần của tài liệu Thực trạng thị trường ngoại hối việt nam hiện nay (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w