Nghiệp vụ kì hạn

Một phần của tài liệu Thực trạng thị trường ngoại hối việt nam hiện nay (Trang 34 - 36)

Tổng quan

Giao dịch kỳ hạn bắt đầu được thực hiện căn cứ vào quyết định 17/1998/QĐ-NHNN ngày 10/01/1998 của thống đốc NHNN thành viên chủ yếu tham gia thị trường này là các doanh nghiệp có nguồn thu hoặc có nhu cầu ngoại tệ hợp pháp có mong muốn bảo hiểm rủi ro tỷ giá, lãi suất và các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ thực hiện giao dịch với các mục đích phục vụ nhu cầu của khách hàng, bảo hiểm rủi ro tỷ giá và kinh doanh kiếm lời.

Mặc dù quy chế đã ban hành nhưng giao dịch kỳ hạn được các NHTM áp dụng rất ít, năm 2001 chỉ chiếm 2% tổng giao dịch cho dù đây là phương thức giao dịch rất tiến bộ được nhiều nước trên thế giới áp dụng.

Giá trị giao dịch kì hạn của các NHTM chiếm 75-85% tổng lượng giao dịch kì hạn trên thị trường. Các NHTM và khách hàng đã sử dụng nghiệp vụ kì hạn như một công cụ để mua USD với mức giá vượt quá giới hạn trên của biên độ giao dịch cho phép. Nguyên nhân là bởi các giao dịch kì hạn chịu sự giám sát ít chặt chẽ hơn so với các giao dịch giao ngay. Dù chính phủ đã đưa ra một số hướng dẫn để hạn chế sử dụng nghiệp vụ này như 1 công cụ để lách luật, nhưng rất khó thực hiện một cách mềm dẻo để không phạm vào những hoạt động sử dụng công cụ này một cách hợp pháp của các NHTM.

Những n guyên nhân khiến nghiệp vụ kì hạn không được áp dụng rộng rãi

- Mặc dù các nghiệp vụ như mua, bán có kỳ hạn ngoại tệ chỉ mới là các nghiệp vụ cơ sở, giản đơn trong các nghiệp vụ hối đoái. Nhưng đối với Việt Nam, thì đây vẫn là những nghiệp vụ hoàn toàn mới lạ mà hầu hết các doanh nghiệp, các nhà kinh doanh và thậm chí ngay cả các tổ chức tín dụng vẫn còn

rất bỡ ngỡ, mà quan trong là chưa hiểu đúng bản chất của các nghiệp vụ. Không ít các doanh nghiệp, các nhà kinh doanh và thậm chí các ngân hàng thường nghĩ và gắn nghiệp vụ này vào hoạt động mua bán ngoại tệ của tương lai, do đó đi kèm với nghiệp vụ này phải có khả năng dự báo tốt tỷ giá trong tương lai. Từ đó dẫn đến việc là các ngân hàng không dám, không thể tính toán được tỷ giá mua bán có kỳ hạn nhất là những lúc tỷ giá trên thị trường có xu hướng biến động, cũng như việc hạch toán nghiệp vụ này là không chuẩn xác.

- Do chúng ta quy định kỳ hạn của giao dịch làm mất tính linh hoạt, theo quyết định 679/2002/QĐ-NHNN về một số quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ thì kỳ hạn giao dịch đối với giao dịch kỳ hạn và hoán đổi đã được mở rộng từ 7 đến 180 ngày (so với trước đây từ 30 đến 180 ngày) nhưng vẫn chưa đảm bảo tính linh hoạt. Mặt khác, khoảng cách giữa tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn rất lớn dẫn đến hiện tượng thu gom ngoại tệ gây căng thẳng giả tạo cung cầu về ngoại tệ, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các Ngân hàng. Theo quyết định trên, tỷ giá kỳ hạn được xác định theo nguyên tắc:

+ Đối với giao dịch giữa VNĐ và USD tỷ giá không được vượt quá mức trần tỷ giá giao ngay áp dụng tại thời điểm kỳ hạn (tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường Interbank do NHNN công bố cộng 0,25%) cộng với mức gia tăng kỳ hạn cho phép (tỷ lệ % mức trần tỷ giá giao ngay) quy định đối với từng kỳ hạn cụ thể.

+ Đối với giao dịch liên quan đến các ngoại tệ khác do Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ được phép xác định.

Rõ ràng cách xác định tỷ giá của Việt Nam không phản ánh tương quan lãi suất 2 đồng tiền và không phản ánh thực chất mối quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Với quy định trên, tổng doanh số giao dịch kỳ hạn và hoán đổi chiếm tỷ lệ thấp, giao dịch chủ yếu tập trung vào kỳ hạn ngắn, các tổ chức tín dụng bán ngoại tệ kỳ hạn là chủ yếu, đối tượng giao dịch tập trung nhiều vào khối các Ngân hàng nước ngoài.

Biện pháp khắc phục

Để khắc phục những bất cập và tạo điều kiện cho việc phát triển thị trường ngoại tệ kỳ hạn và hoán đổi thì ngày 28/05/2004, thống đốc NHNN đã ra quyết định 648/2004/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định 679/2002/QĐ-NHNN. Quyết định này có những đổi mới cơ bản trong tư tưởng quản lý về các phương diện sau:

- Thời gian giao dịch giới hạn từ 7-180 ngày đựơc xoá bỏ, thời gian giao dịch đối với giao dịch kỳ hạn và hoán đổi giữa các loại ngoại tệ với nhau được thực hiện theo thông lệ quốc tế nhằm khuyến khích sự đa dạng và phát triển của thị trường. Thời hạn giao dịch giữa đồng Việt Nam với ngoại tệ cũng được mở rộng lên mức 3-365 ngày.

- Quản lý tỷ giá: Tỷ giá kỳ hạn do các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp tự do xác định và thoả thuận trong phạm vi mức mức tỷ gía kỳ hạn được tính theo thông lệ quốc tế, trên cơ sở chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành của hai đồng tiền giao dịch là VNĐ và USD. Còn đối với ngoại tệ không phải USD thì vẫn chủ động giao cho các tổ chức tín dụng như trước.

Như vậy, quy định pháp lý đã được nới lỏng tương đối với thông lệ quốc tế, tạo đà cho các giao dịch mới phát triển, giúp TTNH Việt Nam ngày càng hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Thực trạng thị trường ngoại hối việt nam hiện nay (Trang 34 - 36)