phẩm cây trồng.
Cách tính này dựa trên quyết định số 18- UB/ĐM của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước ngày 14/2/1987 về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật. Trong đó có các quy định về mức phân bón cho 1 đơn vị sản phẩm để làm căn cứ cho việc tính nhu cầu phân bón.
+ Cơ sở phương pháp Dựa trên 2 yếu tố:
* Sản lượng cây trồng dự kiến trong một thời kỳ nhất định
* Mức tiêu hao vật tư cho một đơn vị sản phẩm của cây trồng cần xác định. Để xác định nhu cầu một loại vật tư cho một cây trồng trong một thời kỳ kế hoạch, ta lấy sản lượng dự kiến của cây trồng đó nhân với mức tiêu hao vật tư của loại cây đó .
Công thức : Q = S.M
Q: Nhu cầu một loại vật tư cần xác định cho một loại cây trồng nào đó . S: Sản lượng cây trồng đó
M: Mức tiêu hao vật tư cho 1 đơn vị sản phẩm của cây trồng đó VD: Sản lượng Ngô năm 1991là 672 ngàn tấn
- Mức tiêu hao phâm đạm theo định mức là 100 kg đạm tiêu chuẩn/ tấn ngô. Nhu cầu phâm đạm cho cây Ngô năm 1991 là:
672 tấn x 100 = 67.200 tấn (đạm tiêu chuẩn)
Tổng nhu cầu của một loại vật tư nào đó cho một thời kỳ được xác định theo công thức sau: Q = S.M
Q: là tổng nhu cầu của một loại vật tư .
Si: sản lượng của các loại cây trồng từ 1 đến n.
Mi: là mức tiêu hao vật tư cho các cây trồng từ năm 1- n
* Phân đạm tiêu chuẩn: là loại phân có chứa lượng đạm (N) là 20- 21% Tính trung bình 20,5%
* Phân lân quy Suppe phốt phát Lâm Thao: chứa lượng lân P2O5 - Lân chuẩn 10% P2O5
+ Mức độ chính xác của phương pháp.
- Lượng vật tư thực tế sử dụng: là số vật tư đã tiêu hao trong quá trình sản xuất. Trong phạm vi cả nước việc thống kê số liệu này là rất khó, vì vậy có thể lấy số lượng vật tư đã được nhập khẩu và số vật tư đã được bán ra của các cơ sở sản xuất trong nước là số vật tư thực tế sử dụng.
- Lượng vật tư tính theo lý thuyết: Sử dụng công thức trên. + Ưu điểm của phương pháp:
- Trên cùng một đơn vị diện tích nhưng năng suất càng cao, yêu cầu phân bón càng lớn.