1-/ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VÀ YÊU CẦU ĐẶT RA CHO VIỆC TỔ CHỨC LƯU THÔNG PHÂN BÓN VÔ CƠ Ở

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LƯU THÔNG PHÂN BÓN VÔ CƠ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 77 - 79)

1989 109.100 đ/tấn 110.000 đ/tấn 1990126.300130

1-/ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VÀ YÊU CẦU ĐẶT RA CHO VIỆC TỔ CHỨC LƯU THÔNG PHÂN BÓN VÔ CƠ Ở

RA CHO VIỆC TỔ CHỨC LƯU THÔNG PHÂN BÓN VÔ CƠ Ở VIỆT NAM

Khi phân tích nguyên nhân thành tựu của các nước Đông Á, Ngân hàng Thế giới đã nhận xét: “Các chính sách dẫn tới sự phát triển lành mạnh của nền công nghiệp là một mắt xích quan trọng trong quá trình đạt được những thành tựu phát triển không ngừng của các nước Đông Á” (Hội thảo Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước - Tổ chức hợp tác Quốc tế Nhật Bản, 28-29/8/1995).

Hiện nay chúng ta đang muốn đưa nền kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của các ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng của các sản phẩm nông nghiệp. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta coi nhẹ vai trò của nông nghiệp. Phát biểu tại Hội nghị lần thứ V, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII, tháng 6 năm 1993, đồng chí Đỗ Mười, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã nói: “Đối với mọi quốc gia, nông nghiệp luôn luôn là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất. Điều đó lại càng đúng với nước ta khi 80% dân số đang làm ăn sinh sống ở nông thôn”

Hội nghị Trung ương V cũng đã xác định mục tiêu đến năm 2000 của nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn như sau:

“Giải quyết vững chắc nhu cầu lương thực và thực phẩm cho nhân dân, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu nông, lâm, thuỷ sản cho công nghiệp, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, bảo vệ tài nguyên, bảo vệ cải thiện môi trường sinh thái”.

Như vậy trong những năm tới nhiệm vụ đặt ra cho công nghiệp là rất nặng nề. Để đạt được những nhiệm vụ trên, ngành nông nghiệp cần phải chú ý một số vấn đề sau:

Một là phải tăng về số lượng các sản phẩm nông nghiệp. Dân số ngày

càng tăng. Nhu cầu cuộc sống ngày càng cao. Khi mức sống tăng lên, mức tiêu dùng về lương thực trực tiếp giảm đi, những tiêu dùng chung về lương thực và các sản phẩm nông nghiệp tăng lên đặc biệt là các sản phẩm của ngành chăn nuôi. Để thoả mãn nhu cầu này, sản lượng lương thực năm 2000 dự kiến cần có 32 triệu tấn; năm 2010 là 38 triệu tấn, để mặc dù dân số tăng 1,9-2%/năm nhưng bình quân lương thực vẫn đạt trên dưới 360kg/đầu người/năm.

So với năm 1999, năm 2010 sản lượng lương thực tăng 1,2 lần, bông xơ tăng 6.5 lần, đay tăng 3 lần, đậu tương tăng 1,9 lần, mía tăng 2.5 lần, sản lượng cao su tăng 3 lần, cà phê tăng 2.5 lần, sữa, thịt tăng hơn 5 lần,...

Để đạt các chỉ tiêu trên, trước hết phải tăng nhanh các sản phẩm của ngành trồng trọt vì đây là cơ sở cho sự phát triển của mọi ngành khác như chăn nuôi, chế biến nông sản. Để tăng các sản phẩm trồng trọt có hai cách: tăng diện tích gieo trồng và tăng năng suất. Trong thời gian tới chúng ta phải áp dụng cả hai biện pháp nhưng việc tăng diệnt ích sẽ rất hạn chế do vậy chủ yếu vẫn là thâm canh để tăng sản lượng nông nghiệp.

Tiềm năng sinh học của nước ta còn rất lớn. Năng suất các cây trồng của ta chỉ bằng khoảng 50% so với các nước phát triển. Một trong các nguyên nhân là mức bón phân của ta chỉ bằng khoảng 1/3-1/4 so với các nước phát triển. Dù mở rộng diện tích hay thâm canh, phân bón vô cơ vẫn là một trong các yếu tố quyết định để tăng năng suất sản lượng cây trồng đặc biệt đảm bảo an toàn lương thực quốc gia.

Hai là phải bảo đảm về chất lượng sản phẩm: hiện nay và đặc biệt

trong thời gian tới chúng ta không những cần số lượng nhiều mà còn yêu cầu sản phẩm phải đảm bảo chất lượng để phục vụ cho tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu. Để đáp ứng nhu cầu trên một mặt phải áp dụng các giống có chất lượng và năng suất cao, nhưng mặt khác phải sử dụng một cách hợp lý

các hoá chất trong nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nhằm tạo ra các sản phẩm có một độ sạch nhất định, không có tồn dư quá mức cho phép các hoá chất bảo vệ thực vật.

Ba là vấn đề bảo vệ môi trường: chúng ta đang sống trong thời kỳ mà

việc bảo vệ môi trường đang trở thành một vấn đề cấp bách có tính chất toàn cầu. Do sự phát triển của nền kinh tế, quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá đang tăng nhanh, điều kiện sống của con người đang bị đe doạ. Rừng bị phá huỷ, độ che phủ giảm, tạo nên dòng chảy bề mặt lớn, dẫn đến xói mòn, làm suy giảm độ phì nhiêu của đất, gây nên những lũ lụt và nhiều thảm hoạ khác. Nếu như trước kia ta chỉ muốn phá rừng, khai hoang có nhiều diện tích để trồng cây lương thực, cây công nghiệp thì ngày nay phải tính đến chuyện phủ xanh lại đất trống đồi núi trọc. Nhiều dòng sông, nguồn nước bị ô nhiễm. Các chất hoá học sử dụng trong nông nghiệp như phân bón vô cơ, thuốc trừ sâu ngày càng tăng lên, nếu không có biện pháp sử dụng hợp lý sẽ góp phần làm trầm trọng thêm sự ô nhiễm môi trường. Ngày nay con người đòi hỏi các loại thuốc không những diệt được sâu bệnh mà còn không có hại cho người, sinh vật khác và môi trường.

Bảo vệ môi trường có mâu thuẫn với việc sử dụng nhiều hoá chất. Do vậy nâng cao hiệu quả sử dụng các hoá chất trong nông nghiệp là hết sức có ý nghĩa.

Để đảm bảo yêu cầu của nông nghiệp trong thời gian tới, tổ chức lưu thông phân bón vô cần được ngày càng hoàn thiện sao cho có thể thoả mãn: đủ về lượng, kịp thời vụ, hợp lý về giá cả, đa dạng về chủng loại, hạn chế và tiến tới cấm những loại độc hại, tạo điều kiện cho nông dân mua bán thuận lợi, bảo đảm hài hoá lợi ích của nông dân, Nhà nước và doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LƯU THÔNG PHÂN BÓN VÔ CƠ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 77 - 79)