1989 109.100 đ/tấn 110.000 đ/tấn 1990126.300130
2.2.2. 14 Tổ chức lưu thông phân bón vô cơ trên thị trường Việt nam
Việc chuyển sang nền kinh tế thị trường, cùng với sự tan vỡ của hệ thống hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, hợp tác xã tín dụng - Hệ thống hợp tác xã mua bán trong đó có mua bán vật tư nông nghiệp phân bón) cũng tan rã theo các Công ty vật tư nông nghiệp cũng không còn nữa. Nói một cách khác, hệ thống phân phối phân bón của cơ chế kế hoạch hoá tập trung cũ không còn trong nông thôn. Việc đưa phân bón về phục vụ cho sản xuất nông nghiệp giờ đây chủ yếu do các tư thương thực hiện.
Các DN nhập khẩu phân bón đưa về tới cảng là bán ngay cho các tư thương để thu hồi vốn. Các tư thương lớn ở thành phố sau khi được phân bằng mọi phương tiện đã đưa lượng phân này về phân phối cho các đại lý của mình ở các tỉnh, các huyện. Sau đó các đại lý này đã đưa phân đến các xã, các thôn bán trực tiếp cho các hộ nông dân theo yêu cầu của họ. Với một mạng lưới phân phối hết sức rộng rãi và hoạt động năng động, các tư thương đã đưa phân bón về cho nông dân khá kịp thời, nhanh chóng và thuận tiện. Điều này đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam mấy năm vừa qua.
Tuy nhiên, việc cung ứng phân bón cho nông dân của các tư thương cũng có nhiều khó khăn, bởi lẽ họ phụ thuộc vào DN nhập khẩu phân bón phụ thuộc vào thời gian nhập và vào giá cả nhập.
Trong màng lưới cung ứng phân bón thì các tư thương nhỏ làm dịch vụ bán lẻ phân cho nông dân lại phụ thuộc vào những tư thương bán buôn lớn ở các thành phố, số này cũng hay dùng thủ thuật ghìm hàng để nâng giá bán.
Các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu phân bón vô cơ qua hai năm (1997-1999) thực hiện Quyết định 140/TTg ngày 7/3/1997 của Thủ tướng Chính phủ đã củng cố và tổ chức hệ thống cung ứng phân bón đến tận tay người nông dân. Vì vậy việc cung ứng phân bón đã dần đi vào nề nếp, thuận lợi cho nông dân, giá ổn định trên toàn quốc (Giá bán được tính trung bình là 2.000 đ/kg- Giá bán buôn. Còn giá bán lẻ cộng thêm 150 - 200 đ/kg). Mức giá đó phù hợp với giá thị trường thế giới và được thị trường trong nước chấp nhận: Giá thành nhập khẩu urê Inđonecia: 1.950 đ/kg (135 USD 3% phụ thu) x 14.000đ/USD. Giá bán 2.000 đ/kg. Như vậy doanh nghiệp lãi khoảng 50đ/kg.