51 Phương hướng cho từng sản phẩm như sau: * Phấn đấu sớm hoàn toàn tự túc về phân lân.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LƯU THÔNG PHÂN BÓN VÔ CƠ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 38 - 39)

1989 109.100 đ/tấn 110.000 đ/tấn 1990126.300130

2.2.1. 51 Phương hướng cho từng sản phẩm như sau: * Phấn đấu sớm hoàn toàn tự túc về phân lân.

* Phấn đấu sớm hoàn toàn tự túc về phân lân.

Mục tiêu 5- 10 năm tới ta hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu phân lân trong nước và với các bước đi sau:

+ Sử dụng hợp lý, có hiệu quả công suất các cơ sở sản xuất superphốt phát đơn hiện có, trên cơ sở có đầu tư chiều sâu cải tiến thiết bị, áp dụng kĩ thuật công nghệ mới để hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm.

+ Phân lân nung chẩy là loại phân bón có công nghệ đơn giản nguyên liệu hoàn toàn trong nước, thiết bị hoàn toàn tự thiết kế chế tạo được, vốn đầu tư ít, sản lượng tăng nhanh, sản phẩm thích hợp với nhiều loại đất, nhất là đất chua phèn và nhiều loại cây công nghiệp. Đây là loại sản phẩm cần ưu tiên đầu tư phát triển. Trong giai đoạn tới một mặt tiếp tục tuyên truyền hướng dẫn sử dụng, mở rộng thị trường, một mặt tiếp tục tập trung nâng cao hàm lượng dinh dưỡng đạt trên 16,5% P2 O5 - Nghiên cứu đổi mới công nghệ thiết bị để có thể tăng nhanh công suất lên 35 - 40 vạn tấn / năm vào năm 2005.

+ Đầu tư phát triển một số sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao. Những loại phân bón có hàm lượng dinh dưỡng cao như: superphốtphát giầu (31- 32% P2O5 ), Superphốtphát kép (40% P205 ) Diamophos (DAP) có 40% P205 và 18%N .

Sẽ đi từ nguyên liệu than antraxit và khí (bao gồm khí thiên nhiên và khí đồng hành). Mục tiêu từng bước nâng cao tỷ lệ phân đạm sản xuất trong nước cung cấp cho nông nghiệp. Trong vòng 10- 15 năm tới đáp ứng đủ nhu cầu:

- Với công nghệ đi từ than: Trên cơ sở hạ tầng hiện có tại Công ty phân đạm và hoá chất Hà Bắc, đầu tư một qui mô thích hợp với công nghệ khí hoà than cám. Từ kết quả này nghiên cứu xem xét khả năng đầu tư với quy mô lớn hơn 1000 tấn/ngày NH3.

- Với công nghệ đi từ khí: Sớm đầu tư một nhà máy phân đạm có công suất 1000 tấn NH3/ ngày để có 550.000t/năm ure.

*.Phân Kali:

Do đặc điểm đất đai Việt Nam, tỷ lệ sử dụng phân Kali không lớn. Mặt khác ở Việt Nam chưa xác định có nguồn quặng kali, nên giai đoạn trước mắt, đến năm 2005 chưa đặt vấn đề sản xuất loại phân bón này trong nước.

* Ngoài những sản phẩm phân bón chính trên, cần đổi mới kỹ thuật, nâng cao năng lực sản xuất, cải tiến chất lượng các loại phân hỗn hợp đáp ứng nhu cầu của từng loại đất, từng cây và từng vùng. đồng thời nghiên cứu phát triển thêm các loại phân vi sinh, vi lượng, phân phun trên lá và các loại phân khác.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LƯU THÔNG PHÂN BÓN VÔ CƠ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 38 - 39)