1989 109.100 đ/tấn 110.000 đ/tấn 1990126.300130
5-/ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ CÁC CHÍNH SÁCH ĐIỀU TIẾT CỦA NHÀ NƯỚC VỚI LƯU THÔNG
CHÍNH SÁCH ĐIỀU TIẾT CỦA NHÀ NƯỚC VỚI LƯU THÔNG PHÂN BÓN VÔ CƠ Ở VIỆT NAM
Về quản lý nhà nước
Để giữ vững hoạt động bình thường và ổn định của việc xuất nhập khẩu phân bón và thị trường phân bón, đề nghị chính phủ thực hiện một số việc sau đây:
Một là: Nhà nước nên cho hình thành quỹ bảo hiểm và nhập khẩu phân
bón- quỹ hoạt động theo cơ chế có thu, có chi và được hình thành từ sự đóng góp của các doanh nghiệp nhập khẩu. Quỹ sẽ thu vào một phần khi giá nhập phân thấp hơn giá nhập bình thường và chi ra khi giá nhập lên cao. Như vậy quỹ bảo hiểm là tự các doanh nghiệp lo cho mình, đồng thời có tác động ổn định giá cho nông dân, ưu việt hơn cơ chế thu chi quỹ bình ổn giá hiện nay, xoá bỏ cơ chế “xin, cho”, mặt khác làm cho các doanh nghiệp nhập khẩu biết rõ hiệu quả kinh doanh của mình .
Hai là: Để hỗ trợ cho nông dân các vùng miền núi, vùng cao, vùng sâu
và vùng xa dùng các loại phân hoá học vào sản xuất nông nghiệp, nhằm nâng cao nhanh năng suất cây trồng- trên cơ sở đó từng bước cải thiện đời sống cho họ cũng như khuyến khích các doanh nghiệp tích cực đưa phân lên các vùng này, đề nghị Chính phủ nên tiếp tục duy trì chính sách hỗ trợ cước phí vận tải cho các doanh nghiệp như cơ chế hiện nay đang thực hiện.
Ba là: Trong một số năm đầu, để ổn định thị trường phân bón trong
nước, Nhà nước có thể sủ dụng một vài doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh phân bón thực sự có sức mạnh (mạnh về vốn, mạnh về tổ chức quản lý kinh doanh, về đội ngũ cán bộ, về bạn hàng và khả năng tiếp thị), các doanh nghiệp này có khả năng nhập được khoảng 20-30% lượng phân bón cho đất nước một cách bình thường như các doanh nghiệp khác thuộc mọi thành phần kinh tế. Đồng thời họ được nhà nước giao một lượng dự trữ nhất định, khi thị trường có biến động bất lợi, thông qua các doanh nghiệp này, nhà nước thực hiện việc điều tiết cung cầu giá cả và các thị trường phân bón ở trong nước
Bốn là: Nhà nước nên nghiên cứu và tạo điều kiện giúp cho các doanh
nghiệp nhập khẩu phân bón hình thành hiệp hội của những người kinh doanh phân bón. Mục đích của hiệp hội là: Bảo vệ quyền lợi của những người kinh doanh phân bón; Cung cấp các thông tin cập nhật cần thiết về thị trường phân bón trong nước và ngoài nước cho các thành viên nam để kịp thời ứng phó; Đấu tranh với các nhà thầu quốc tế, nhằm chống lại sự ép giá của các công ty, ép giá của các công ty nước ngoài trong việc mua bán phân bón....
Năm là: Khó khăn nhất của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần
kinh tế nói chung, các doanh nghiệp kinh tế phân bón nói riêng. Chính là hệ thống luật pháp rất không rõ ràng. Dường như các cơ quan nào của nhà nước cũng có quyền kiểm tra các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Người giám đốc doanh nghiệp làm việc nhưng không hiểu được mình có công hay có tội. Với một môi trường pháp lý như vậy làm sao các doanh nghiệp làm ăn tử tế được. Họ phải luôn tìm mọi cách đối phó, mà đối phó với các
hiện tượng tiêu cực là chính. Bởi vậy, nhà nước phải nhanh chóng tạo ra môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ, chặt chẽ, để các doanh nghiệp yên tâm hoạt động-cụ thể như: Tổ chức nào được kiểm tra, khi nào mới được kiểm tra...
Nhà nước cần tăng cường quản lý đối với hoạt động kinh doanh phân bón.
Sự quản lý của nhà nước đối với thị trường phân bón trong thời gian qua cũng có lúc còn lỏng lẻo. Xin kiến nghị với nhà nước tăng cường khâu quản lý, đặc biệt là việc điều hành nhập khẩu phân bón, không thể xảy ra tình trạng điều hành như những năm 1992, 1995,1996 về cấp giấy phép và hạn ngạch nhập khẩu.
Tuy phân bón vô cơ là mặt hàng chiến lược, chống độc quyền nhưng nhà nước vẫn phải có sự điều tiết, chi phối. Cho nên đề nghị Nhà nước tiếp tục chỉ định các đầu mối nhập khẩu chính và phần còn lại để tự do thương mại hoá phần thị trường phân bón này. Các đầu mối này phải được lựa chọn và quyết định dựa trên các điều kiện về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật và đặc biệt là kết quả kinh doanh của những năm trước. Thực hiện tăng cường quản lý các doanh nghiệp nhập khẩu nhằm tránh tình trạng lúc thừa, lúc thiếu trên thị trường khiến cho giá cả cũng thay đổi đến chóng mặt.
Các cơ quan quản lý việc nhập khẩu phân bón cần được thống nhất về một mối, tránh tình trạng hiện nay trên thị trường có tới hai Bộ cùng quản lý về nhập khẩu phân bón (Bộ Thương mại và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Thống nhất sự quản lý chung sẽ tạo ra được môi trường tốt hơn.
Khâu quản lý và cấp giấy phép còn rườm rà, cần được cải tiến. Hiện nay việc cấp giấy phép còn phức tạp, khó kiểm soát, nhiều khi làm lỡ thời cơ của doanh nghiệp. Kiện toàn công tác này sẽ giúp cho việc kinh doanh đạt hiệu quả hơn.
Nhà nước cần tăng cường sự quản lý thông qua các công cụ kinh tế như là thuế nhập khẩu, quỹ bình ổn giá cả, quỹ hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh ... những công cụ kinh tế này nếu có sự kết hợp sẽ đưa lại hiệu quả cao
cho toàn nền kinh tế tạo sự ổn định cho thị trường phân bón, thúc đẩy hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả hơn.
Tăng cường quản lý ngoại tệ.
Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh phân bón vô cơ, rất cần ngoại tệ để thanh toán tiền hàng nhập khẩu.Hoạt động trao đổi mua bán ngoại tệ để thanh toán tiền hàng nhập khẩu.
Hoạt động trao đổi mua bán ngoại tệ ở nước ta hiện nay do ngân hàng nhà nước quản lý thì việc tăng cường quản lý nguồn ngoại tệ có thể góp phần đẩy mạnh hoạt động kinh doanh.
Nhà nước tăng cường quản lý ngoại tệ để từ đó có thể giảm được tình hình nhập khẩu phân bón hỗn loạn, giúp cho hoạt động kimh doanh phân bón của các doanh nghiệp được dễ dàng hơn.
Nhà nước cần tạo ra môi trường hành lang pháp lý đầy đủ công bằng và hiệu quả.
Để đạt được yêu cầu đó cần thực hiện tốt trên các mặt:
- Giảm bớt các cơ quan quản lý xuất, nhập khẩu: theo thống kê chưa đầy đủ các cơ quan quản lý hoạt động xuất nhập khẩu lên tới16 cơ quan từ Trung ương tới địa phương(ví dụ: ngành thuế đã có tới 4 cơ quan) tạo thành mạng lưới chằng chịt buộc các doanh nghiệp phải tuân theo các quy định của cơ quan quản lý. Nhiều khi các quy định chồng chéo, các cơ quan hoạt động lấn sang phạm vi của nhau. Đồng thời để tránh cho tình trạng chạy hết cơ quan này sang cơ quan khác để xin chỉ thị, chỉ đạo về pháp luật.
- Giảm dần các thủ tục khi nhập hàng hoá, đặc biệt hoàn thiện công tác tổ chức kiểm tra hồ sơ Hải quan.
- Phòng thông tinThương mại cần cải cách lại phương thức hoạt động của mình. - Bên cạnh đó, Nhà nước còn phải xem xét lại về chính sách giá nông sản, chính sách khuyến khích sản xuất phân bón vô cơ trong nước. Đặc biệt là chính sách khuyến khích dùng hàng nội, để đưa sự phát triển của các doanh
nghiệp kinh doanh phân bón vô cơ nói riêng, của nền kinh tế Việt nam nói
KẾT LUẬN
Từ thực tiễn nghiên cứu vần đề phân bón và tổ chức lưu thông phân bón vô cơ ở Việt Nam, chúng tôi thấy rằng:
Việt Nam là nước có nhu cầu phân bón tương đối lớn, đặc biệt là phân ure. Phần lớn lượng phân ure dùng trong nông nghiệp Việt Nam được nhập từ nước ngoài, kể cả hiện nay và một số năm tới nữa.
Việc tổ chức nhập khẩu phân bón đã được chính phủ Việt Nam quan tâm, Chính phủ đã thương xuyên có những đổi mới trong cơ chế chính sách đối với việc nhập khẩu phân bón.
Tuy nhiên việc nhập khẩu phân bón ở Việt Nam vẫn còn mang tính chất độc quyền, giá cả trên thị trường vẫn thường xuyên biến động, còn nhiều tiêu cực xảy ra trong việc nhập khẩu và mua bán phân bón.
Để nhanh chóng khắc phục những hạn chế nêu trên, sớm đưa thị trường phân bón hoạt động bình thường, chúng tôi xin kiến nghị.
Nên tính toán kỹ lại việc việc xây dựng nhà máy sản xuất phân bón trong nước.
Nên thực hiện tự do hoá việc nhập khẩu và buôn bán phân bón.
Nhà nước cần đổi mới quy chế và chính sách vĩ mô, bảo đảm cho việc xuất nhập khẩu và tiêu thụ phân bón thuận lợi hơn.
Tổ chức nhập khẩu phân bón gắn với tổ chức lượng kinh doanh trong nước, tránh qua nhiều cầu, cấp trung gian đương giá lên cao.
Các cơ quan chức năng phải xem xét, chỉ ra các loại chi phí không đúng để khuyến cáo các doanh nghiệp tăng cường quản lý, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1-/ Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp & Công nghiệp thực phẩm: Tình hình biến
động hợp tác xã nông nghiệp từ khi thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị và kiến nghị những giải pháp trong thời gian tới, tháng 5/1995.
2-/ Bộ Nông nghiệp & Công nghiệp thực phẩm - FAO:
- Hội thảo quốc gia về Dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp Việt Nam. - Các thông tin sẵn có về thuốc bảo vệ thực vật, 1995.
3-/ Các Mác tư bản tập I - trang 84.
4-/ Hội phân bón Việt Nam: Những cơ hội phát triển, sản xuất cung ứng
phân bón ở Việt Nam - NXB Nông nghiệp 1994.
5-/ Nguyễn Đình Chiến: Doanh nghiệp phân bón góp phần bình ổn giá cả
phân bón trong nước.
6-/ Võ Minh Khai: Ảnh hưởng của phân hoá học đến nông nghiệp Việt Nam.
7-/ Nguyễn Hạc Thuý: Tình hình phân bón và chiến lược đến năm 2000. 8-/ Lê Quốc Khánh: Định hướng chiến lược sản xuất các loại phân bón 9-/ Đỗ Ánh: Sử dụng phân hoá học phục vụ thâm canh, trang 82, 85.
10-/ Trần Tiến Di: Sản xuất phân bón hoá học của Tổng Công ty phân bón
hoá chất cơ bản thời kỳ 1996 - 2010.
11-/ Bùi Đình Dinh: Tổng quan về sử dụng phân bón ở Việt Nam, trang 18.
12-/ Trần Khải, Nguyễn Tử Siêm: Những đặc điểm Việt Nam trong mối quan
hệ phân bón, trang 8.
13-/ Ngô Nhật Tiến: Về sử dụng phân bón trong ngành lâm nghiệp Việt Nam
tới năm 2000.
14-/ Đỗ Đình Thuận, Đặng Cương Lăng: Cung ứng dịch vụ phân bón ở Việt Nam. 15-/ Thị trường phân bón hiện nay: Suy nghĩ về cơ chế điều hành, Tạp chí
kinh tế kế hoạch, tháng 11/1994.
16-/ Những yếu tố ảnh hưởng đến ổn định giá vật tư nông nghiệp. Tạp chí
công nghiệp nhẹ 293/1994.
17-/ Thị trường phân bón Việt Nam, thực trạng và giải pháp, Tài liệu hội