BIỂU SỐ 1 3: GIÁ PHÂN URÊ Ở MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ GIÁ NHẬP TẠI VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LƯU THÔNG PHÂN BÓN VÔ CƠ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 64 - 70)

1989 109.100 đ/tấn 110.000 đ/tấn 1990126.300130

BIỂU SỐ 1 3: GIÁ PHÂN URÊ Ở MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ GIÁ NHẬP TẠI VIỆT NAM.

VÀ GIÁ NHẬP TẠI VIỆT NAM.

1993 1994 1995 1996

Fob Đông âu 89 119 183 143,5

Fob Tây âu 140,5 140,5 205 209

Fob Trung Đông 136 136 212 213,5

Fob Inđô 145,5 142,5 219 219

Cip Trung Quốc 142,5 142,5 216

Nhập cảng VN

UREA Inđô 138 - 210 123 - 170 210 - 265

Giá phân UREA trong hai năm 1989, 1990 do còn nhập phân urê theo hiệp định Thương mại với Liên xô, nên giá bán (kể cả bán buôn và bán lẻ) các loại phân đều do Nhà nước chỉ đạo ở thời kỳ này giá chỉ đạo của Chính phủ là giá 1 kg u rê = giá 2 kg thóc. Tất nhiên, tùy hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương mà tỷ giá giữa urê và thóc có sự chênh lệch ở một mức độ nào đó. Chẳng hạn tại thời điểm tháng 5/1990 tỷ giá này ở một số địa phương như sau:

Nam Định Đà Nẵng Cần Thơ

Giá phân urê 560 - 630 đ/kg 700 - 750 đ/kg 600 - 1.100 đ/kg Giá thóc 480 - 500 đ/kg 340 - 430 đ/kg 295 - 350 đ/kg Tỷ giá urê /thóc 1,16 - 1,12 205 - 1,74 2,03 - 3,14

Cũng do tình hình chính trị của Liên xô và các nước Đông âu trong thời kỳ này biến động, nên mặc dù hiệp định đã được ký, song phía bạn chỉ giao cho ta được khoảng 50 % lượng phân mà hiabene đã thoả thuận (lượng urê ký là 946.000 tấn/năm, nhưng thực tế chỉ giao được 417.000 tấn). Tình hình này đã làm cho Việt Nam lâm vào cảnh hết sức khó khăn.

Trong nước thiếu phân trầm trọng, nhưng muốn nông nghiệp phát triển thì phải nhập từ thị trường khu vực II, mà thị trường khu vực II giá lúc này rất đắt, từ 200 - 210 USD/tấn - vấn đề khó là Việt Nam không có tiền để mua. Chính vì thế giá phân trong nước lên rất cao (hiện tượng sốt nóng). Ta có thể thấy qua hai ví dụ dưới đây :

Nam Định Đà Nẵng Cần Thơ

Tháng 6/1990:

- Giá u rê 800 - 920 đ/kg 1.500 đ/kg 1.300 - 1.700 đ/kg - Giá thóc 400 - 390 đ/kg 430 - 470 đ/kg 500 - 475 đ/kg

- Tỷ giá u rê/thóc 2,0 - 2,35 3,19 - 3,48 2,6 - 3,57 Tháng 7/1990:

- Giá u rê 1.700 đ/kg 1.500 đ/kg 1300 - 1240 đ/kg

- Giá thóc 420 - 550 đ/kg 430 - 550 đ/kg 520 - 650 đ/kg - Tỷ giá u rê/thóc 4,0 - 3,09 3,48 - 2,72 2,6 - 1,9

Vụ đông xuân 1991-1992 là vụ có mức giá phân bón khá cao so với những năm trước đó:

Miền bắc: 2700-2800 đ/Kg Miền Trung: 2400-2500 đ/kg Miền nam: 2300-2800 đ/Kg

Sau đó, giá phân giảm và giữ ở mức 2000-2200 đ/Kg trong một thời gian. Năm 1993, giá phân bón trên thế giới có xu hướng giảm mạnh, có lúc xuống tới mức thấp nhất 105-121 USD/tấn thời điểm này Nhà nước có chủ trương cho vay USD với điều kiện phải nhập hàng hoá, trong khi đó cũng có chủ trương của chính phủ tạm cấp nhập 17 mặt hàng, vốn vay được dồn đi buôn phân nhiều. Gần 90 doanh nghiệp đổ xu vào nhập một cách ồ ạt làm cho giá U rê trong nước giảm mạnh. Giá u rê bình quân năm 1993 chỉ là 1700 đ/kg, mức giá bán thấp nhất trong năm là 1200-1300 đ/kg, rẻ hơn so với nhiều nước khác. Cả doanh nghiệp nhập khẩu và doanh nghiệp sản xuất đều bị lỗ nặng. Riêng Công ty phân đạm Hà bắc lỗ 10 tỷ đồng.

Năm 1994, tình hình diễn biến ngược lại. Do Trung quốc, ấn độ và một số nước Đông nam á tăng cường nhập khẩu phân bón. Trong nước phân bón dự trữ gối đầu sang năm 1994 không còn nhiều, do tình trạng thua lỗ năm 1993. Đầu năm các doanh nghiệp nhập khẩu thăm dò, cầm chừng, đến khi thấy phân bón trong nước khan hiếm thì mới tìm đường nhập khẩu. Vì tình hình năm 1993 phân bón ứ đọng, thua lỗ nên Chính phủ đã cấm nhập phân bón tràn lan, gom lại chỉ có 9 đầu mối trong đó có 8 đầu mối chỉ có 30%, còn

một đầu mối chiếm đến 70%. Sự thay đổi về nhập khẩu phân bón theo hướng thu gọn lại đầu mối này, lại chưa có sự chuẩn bị cân xứng với vốn của các đơn vị được giao hạn ngạch nhập, cho nên đã tạo ra sự hẫng hụt trong nhập khẩu phân bón, thị trường phân bón trong nước thiếu trầm trọng cơn sốt phân bón hình thành rất nhanh đi khắp đất nước.

Để duy trì mặt hàng cung cấp liên tục phân bón cho hệ thống đại lý có phân bón phục vụ cho sản xuất nông nghiệp các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, thành viên của Hội phân bón Việt Nam không có hạn ngạch phải đi kiếm hạn ngạch của các doanh nghiệp quốc doanh để nhập khẩu phân bón. Họ đã nhập gần 500.000 tấn. Sức nóng của cơn sốt phân bón đã lắng xuống đến tháng 4/1994. Qua tháng 10 đến tháng 12/1994 giá phân bón thế giới còn dễ chấp nhận, ở thị trường thế giới có 190- 200USD/tấn. Lẽ ra các cơ quan có thẩm quyền tận dụng cơ hội (tháng 10- 11- 12) hướng cho các doanh nghiệp có quota tranh thủ nnhập phân bón về dự trữ gối vụ, gối năm. Lúc đó lại có công văn cấm tạm dừng nhập. Cũng trong thời điểm này nhiều tàu buôn phân bón của Inđonexia, Hàn Quốc ... chào hàng với giá rẻ 180- 190USD CIF các cảng Việt Nam đều không thể mua được, giá U rê trên thị trường thế giới liên tục tăng. Giá U rê nhập tại cảng Việt nam trong năm 1994 như sau:

Quý 1: 135-142 USD/tấn Quý 2: 156-183 USD/tấn Quý 3: 174-180-183 Quý 4: 190-200 USD/tấn

Tại Hà Nội, mức giá U rê lúc cao nhất tăng 69,6% so với lúc thấp nhất, tại Thành phố Hồ Chí Minh tăng 53,8%. Mức tăng giá U rê trong nước thậm chí cao hơn mức tăng của thị trường thế giới.

Theo tinh thần công văn 4869/QHQTngày 4/9/1995 của VPCP, Chính phủ đã có các biện pháp tháo gỡ để giảm sự thiệt hại cho nông dân, Chính phủ

đề ra các quy chế nhập khẩu cung ứng phân bón vô cơ phù hợp với tình hình mới, nhằm tạo được tình hình ổn giá phân bón hợp lý ở Việt Nam, phục vụ cho nông dân tốt hơn.

- Năm 1995 cơn sốt phân bón thế giới hình thành. Lúc này lệnh tạm dừng nhập hết hạn, giá phân bón thế giới tăng rất nhanh từ 200- 205USD/tấn lên 245- 250USD/tấn. Các nhà doanh nghiệp vẫn phải nhập, gần 10 công ty là thành viên của Hội phân bón Việt Nam không được cấp hạn ngạch đã phải mua hạn ngạch, nhập trên 250.000 tấn.

Ngày 15/4/1995 giá phân bón thế giới đột biến hạ còn 235USD/tấn vào cuối thàng 4/1995 hạ tiếp còn 215- 220USD/tấn lập tức ta có lệnh mức thuế phụ thu 7% trên giá nhập thức tế, có tính chi phí vận tải (F) Phí bảo hiểm (I) Cụ thể không phải 7% mà 7,8% (sau 1 tháng lại phải hạ xuống còn 4%).Tháng 6 năm 1995 giá phân bón thế giới hạ tiếp còn 205- 210USD/tấn thì có lệnh tạm dừng nhập phân bón đến 30/8/1995. Tình hình đầu năm 1995, khi giá trong nước ổn định ở mức 2200- 3000đ/kg và giá nhập khẩu khoảng 236- 238USD/tấn, tức là nhập khẩu phân bón chỉ hoà vốn hoặc có lãi một chút thì lượng phân bón nhập khẩu vẫn thấp, cho đến tháng 8, tình hình cung ứng phân bón vẫn có hệ số an toàn thấp. Tháng 9/1996, khi giá phân bón thế giới giảm mạnh từ 250USD/tấn trong tháng 11 thì lượng phân bón nhập khẩu gia tăng đáng kể. Nếu như đến 10/8, theo số liệu thống kê, tổng khối lượng nhập khẩu phân bón mới là 903 nghìn tấn thì đầu tháng 11, theo Bộ nông nghiệp con số đó đã lên 1,5 triệu tấn .... Do đó lại dẫn đến cơ sốt lạnh trong những tháng cuối năm 1996. Như vậy, có thể thấy rằng để quản lý nhập khẩu phân bón bằng hạn ngạch không thể là công cụ duy nhất bảo đảm tiến độ nhập khẩu phân bón như mong muốn, mà ở đây yếu tố giá cả và lợi nhuận đóng vai trò rất quan trọng. Thông thường giá phân ở Miền Bắc và Miền trung cao hơn ở Nam bộ - điều này cũng dễ hiểu bởi lẽ phần lớn các DN nhập khẩu phân bón đều nằm ở Nam bộ, đây là thị trường lớn, lượng phân nhập qua cảng Thành phố Hồ Chí Minh nhiều hơn. Đây là trên giác độ toàn quốc. Ngay trong từng vùng cụ thể, giá phân bón ở các tỉnh khác nhau cũng có sự khác

nhau. Chẳng hạn trong tháng 12 năm 1996, ở Miền Bắc, giá 1 kg urê tại Hà Nội là 2.950 đ nhưng ở Hà Bắc chỉ có 2.700 đồng; cũng tại thời điểm đó ở thị trường. Miền trung giá tại Đà nẵng là 2515 đ/kg thì ở Nha trang là 2850 đ/kg và thị trường Nam bộ giá ở Cần thơ là 2540 đ/kg thì ở Long Xuyên giá là 2803 đ/kg.

Năm 1997, cơ chế nhập khẩu, kinh doanh phân bón đã có những tiến bộ đáng kể. Việc lập kế hoạch nhập khẩu phân bón được tính toán khá sát với yêu cầu thực tế. Chính phủ đã có quyết định giao kế hoạch nhập khẩu ngay từ đầu năm, tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động giao dịch, ký hợp đồng nhập khẩu và cung ứng phân bón. Trong kế hoạch năm 1997, các loại phân bón DAP, NPK , Kali đã được đưa vào vào cân đối nhập khẩu nên tránh được tình trạng nhập dư thừa các loại phân này, tạo điều kiện thuận lợi cho công nghiệp sản xuất phân bón trong nước có cơ hội phát triển. Phần lớn các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu phân bón đã bảo đảm nhập đủ và kịp thời các loại phân bón theo kế hoạch được giao. Năm 1997, tuy đã đáp ứng đủ số lượng và nhìn chung giá bán có lợi cho người nông dân, nhưng các đơn vị nhập khẩu và cung ứng phân bón vẫn chưa hoàn thiện mạng lưới cung ứng trực tiếp đến nông dân, mà phần lớn vẫn bán buôn tại mạn tàu, gây ra không ít lộn xộn trên thị trường. Đặc biệt, vẫn còn tình trạng nhiều doanh nghiệp nhập khẩu bằng hình thức trả chậm nên nhiều khi phải bán nhanh, bán rẻ, thậm chí có doanh nghiệp bán lỗ để thu hồi vốn nhanh sử dụng vào mục đích kinh doanh khác, gây ra không ít những cơn sốt “nóng” “lạnh” bất thường, nhiều khi giá phân bón xuống thấp giả tạo, có lúc thấp hơn giá nhập khẩu. Ngoài ra còn có hạn mức nhập khẩu phân bón đã đựợc xác định căn cứ vào yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nhưng phân chia chỉ tiêu nhập khẩu cho các địa phương, đơn vị có lúc chưa hợp lý, dẫn đến tình trạng, phải điều chỉnh hạn ngạch, điều chỉnh cảng nhập gây nhiều phiền phức, ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả kinh tế. Thêm nữa, việc lựa chọn các doanh nghiệp nhập khẩu phân bón ở địa phương. Chính phủ giao cho UBND tỉnh quyết định theo hướng dẫn về quy định nhập khẩu phân bón của Bộ Thương mại , nhưng một số tỉnh đã làm chưa đúng, giao cho tới 2- 3 doanh nghiệp nhập khẩu phân là quá nhiều, có khi còn giao

cho các doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm về lĩnh vực phân bón, một số doanh nghiệp lại không thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, hoặc báo cáo không kịp thời làm cho việc điều hành nhập khẩu phân bón của nhà nước gặp không ít khó khăn.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LƯU THÔNG PHÂN BÓN VÔ CƠ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w