Người lính Tây Tiến nhập cuộc, hòa mình say sưa theo âm điệu dìu

Một phần của tài liệu Theo chuẩn kiến thức từ Tiết 4 - 29 (Trang 63 - 66)

hòa mình say sưa theo âm điệu dìu dặt, đưa hồn về những chân trời mới, xây hồn thơ với bao mộng ước ngọt ngào: Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.

- Bức tranh Châu Mộc chiều sương được miêu tả như thế nào?

- Hình ảnh con người hiện lên như thế nào trên dòng sông ấy?

- Bức tranh thiên nhiên ở đây có những nét gì khác với bức tranh cảnh thiên nhiên miêu tả cảnh đèo dốc?

GV: Đọc đoạn thơ này, ta như lạc vào thế giới của cái đẹp, thế giới của cõi mơ, của âm nhạc. Bốn câu thơ đầu ngân nga như tiếng hát, như nhạc điệu cất lên từ tâm hồn ngây ngất, mê say của những người lính Tây Tiến. Hơn ở đâu hết, trong đoạn thơ này, chất thơ và chất nhạc hoà quyện với nhau đến mức khó tách biệt. Với ý nghĩa đó, Xuân Diệu có lí khi cho rằng đọc bài thơ Tây Tiến, ta có cảm tưởng

- Hai chữ kìa em: cái nhìn vừa ngạc nhiên vừa mê say, ngây ngất của các chàng trai Tây Tiến

=> Vẻ đẹp lung linh, hoang dại, trữ tình đến mê hoặc

b. Cảnh sông nước miền Tây:

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy, Có thấy hồn lau nẻo bến bờ.

Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

- Không gian: Dòng sông trong một buổi chiều giăng mắc một màu sương; sông nước, bến bờ lặng tờ, hoang dại như thời tiền sử  mênh mông, nhoè mờ, ảo mông

- Con người:

+ dáng người trên độc mộc: dáng hình mềm mại, uyển chuyển của những cô gái Thái trên những chiếc thuyền độc mộc

+ Vẻ đẹp của con người hoà hợp với vẻ đẹp của thiên nhiên: những bông hoa rừng cũng “đong đưa”, làm duyên trên dòng nước lũ.

 Những nét vẻ mềm mại, duyên dáng khác hẳn với những nét khoẻ khoắc, gân guốc khi đặc tả cảnh dốc đèo.

=> Ngôn ngữ tạo hình, giàu tính nhạc, chất thơ và chất nhạc hoà quyện: thể hiện vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của thiên nhiên và con người.

như ngậm nhạc trong miệng.

HĐIII. Tìm hiểu chân dung người lính Tây Tiến

- Đâu là những chi tiết khắc hoạ ngoại hình của những người lính Tây Tiến? Đó là một ngoại hình như thế nào? Do đâu như vậy?

GV liên hệ: Nhiều bài thơ chống Pháp cũng nói tới hiện thực này:

“Giọt giọt mồ hôi rơi Trên má anh vàng nghệ”

(Cá nước - Tố Hữu)

“Anh với tôi biết từng cơn ơn lạnh

Sốt rung người vần tráng ướt mồ hôi” (Đồng chí – Chính Hữu)

Nhưng cái hiện thực nghiệt ngã này đã được khúc xạ qua cái nhìn lãng mạn của Quang Dũng.

- Ẩn sau ngoại hình đó là tinh thần, khí phách gì của những người lính Tây Tiến? Tinh thần, khí phách đó được thể hiện ở những từ ngữ nào?

- Ánh mắt trừng là ánh mắt, cái nhìn như thế nào khi các chiến sĩ Tây Tiến nhìn về kẻ thù bên kia biên giới? Cái nhìn ấy thể hiện điều gì nơi họ?

- Trong giấc ngủ của mình, những chàng trai Tây Tiến hào hoa đã mơ về những gì? Giấc mơ ấy diễn tả điều gì về tâm hồn của họ?

Những giấc mơ chấp chới dáng kiều thơm trở thành động lực để giúp người lính Tây Tiến vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, là lời thúc giục họ tiến lên phía trước, cũng là niềm tin mang họ vượt qua bom đạn trở về.

3. Đoạn 3: Chân dung người lính Tây Tiến:

* Hai câu đầu: Chân dung hiện thực của người lính: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm”

- Vừa bi: Ngoại hình khác thường do hiện thực nghiệt ngã:

+ “không mọc tóc”: người thì cạo trọc đầu để thuận tiện khi giáp lá cà, người thì bị sốt rét đến rung tóc + “Quân xanh màu lá”: nước da xanh xao do ăn uống thiếu thốn, sốt rét, bệnh tật hành hạ

- Vừa hùng: không né tránh hiện thực khốc kiệt của chiến tranh nhưng qua cái nhìn lãng mạn

+ “đoàn binh không mọc tóc”: “đoàn binh” chứ không phải “đoàn quân” hào hùng, hình ảnh những anh “vệ trọc” nổi tiếng một thời

+ “Quân xanh màu lá” nhưng vẫn “dữ oai hùm”  tính cách anh hùng, nét oai phong dữ dằn như chúa tể chốn rừng thiêng

* Hai câu tiếp: Giấc mộng lãng mạn của người lính.

“Mắt trừng gởi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

- “Mắt trừng”: cái nhìn nẩy lửa đối với kẻ thù

 thể hiện nét oai phong, lòng quyết tâm đánh giặc đến cùng

- “gởi mộng qua biên giới”: chiến đấu dũng cảm nhưng cũng rất nhớ quê hương

- Nỗi nhớ trong giấc mơ:

“Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” :

+ Nhớ người yêu, những cô gái Hà Thành duyên dáng, xinh đẹp

 đằng sau vẻ ngoài dữ dằn, oai nghiêm là trái tim khao khát yêu thương đầy chất nghệ sĩ (họ mang trong mình một bóng hình lãng mạn)

+ Diễn tả đúng thế giới tâm hồn bên trong đầy mộng mơ của họ

- Trong hai câu thơ đầu, Quang Dũng miêu tả điều gì? Những từ ngữ mà nhà thơ sử dụng có sắc thái như thế nào? Thể hiện được điều gì?

- Lí tưởng, khát vọng lớn lao của người lính Tây Tiến được thể hiện trong hai câu thơ là gì?

GV: Phân tích: Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh là một hình ảnh hoán dụ: Đời xanh, tuổi trẻ của họ còn ở phía trước. Nhưng có gì quý hơn là Tổ quốc thân yêu, có tình yêu nào cao hơn tình yêu Tổ quốc. Họ khao khát được ra đi, được dâng hiến, được xả thân vì Tổ quốc.

Hào khí thời đại đã được thể hiện trong hai câu thơ. Nó gợi đến cái âm vang hào sảng của một lời thề “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”:

“Đoàn vệ quốc quân một lần ra đi Nào có sá chi đâu ngày trở về Ra đi ra đi bảo tồn sông núi Ra đi ra đi thà chết không lùi”

“Bao chiến sĩ anh hùng lạnh lùng vung gươm ra sa trường...”

 Tinh thần Nhất khứ bất phục phản của những người chinh phu tráng sĩ thời xưa đã trở thành lí tưởng, khát vọng của chiến sĩ Tây Tiến.

+ GV: Chuyển ý: Đoạn thơ khép lại bằng sự hi sinh của họ.

- Cái hiện thực bi thương ở đây là gì?

+ GV: Không chỉ vậy, thậm chí có khi đến chiếu cũng không đủ, đồng đội phải đan cho họ những tấm nứa, tấm tranh. Các bà mẹ chiến sĩ mang chiếu đến tặng cho bộ đội cũng không cầm được nước mắt và chẳng nói nên lời khi đề cập đến mục đích sử dụng chiếu.

khổ của chiến tranh nhưng cũng cảm nhận được vẻ oai hùng, lãng mạn của người lính

* Bốn câu tiếp: Cái chết bi tráng và sự bất tử:

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

- Miêu tả cái chết nhưng không bi luỵ:

+ Những từ Hán Việt cổ kính: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ”

 tạo không khí trang trọng, thiêng liêng, làm giảm nhẹ cái bi thương của hình ảnh những nấm mồ chiến sĩ rải rác nơi rừng hoang biên giới lạnh lẽo, xa xôi.

+ Phủ định từ chẳng (khác với không- sắc thái trung tính) và cách nói hoán dụ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

 thái độ kiên quyết hi sinh vì Tổ quốc, lí tưởng quên mình thật cao đẹp làm vơi đi cái đau thương

- Hai câu thơ tiếp theo thấm đẫm tinh thần bi tráng: “Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

+ Áo bào thay chiếu: sự thật bi thảm: những người lính Tây Tiến gục ngã bên đường không có đến cả manh chiếu để che thân, phải mai táng bằng chính chiếc áo các anh mặc hàng ngày

Thế nhưng, bi thương mà không bi luỵ.

- Cách nhà thơ gọi áo các anh là áo bào là cách nói như thế nào? Nó thể hiện được cảm xúc gì của nhà thơ trước sự hi sinh của những đồng đội.

Đây là cách nói sang trọng hoá. Chinh phu ngày xưa ra trận cũng có tấm áo bào: “Giã nhà đeo bức chiến bào

Thét roi cầu Vị ào ào gió thu” “Áo chàng đỏ tựa ráng pha

Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in”. Các chi tiết được sang trọng hoá cho tương xứng với tất cả những chi tiết về ngoại hình, nội tâm và lí tưởng của họ.

- Cách nói anh về đất là cách nói như thế nào? Cách nói này có hiệu quả nghệ thuật gì? Nó cũng hàm chứa ý nghĩa gì?

Về đất là sự tựu nghĩa của những người anh hùng. Họ thanh thản vô tư sau khi đã làm tròn nhiệm vụ, dâng hiến tuổi thanh xuân cho dân tộc mà không mảy may tiếc nuối. Như thế, cái chết của họ đã thành bất tử.

- Bởi thế, sự hi sinh của họ mất mát đó thấu động đến cả đất trời như thế nào?

- Tiếng gầm của dòng sông Mã có ý nghĩa gì?

+ GV: Phân tích:

Một phần của tài liệu Theo chuẩn kiến thức từ Tiết 4 - 29 (Trang 63 - 66)