TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG NGUỒN LAO ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy tinh bột sắn intimex việt nam (Trang 27 - 30)

Lao động là yếu tố đầu tiên, quan trọng và quyết định năng lực sản xuất kinh doanh trong hoạt động của doanh nghiệp. Tuy trong điều kiện hiện nay, khi khoa học, kỹ thuật và công nghệ đang phát triển mạnh mẽ thì quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày càng cao. Khi đó lực lượng lao động trong các doanh nghiệp có xu hướng giảm xuống, nhưng trình độ và chất lượng lao động lại không ngừng được tăng lên. Nhưng dù thế nào thì yếu tố con người, lao động là yếu tố then chốt quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh và có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Trong ba yếu tố: sức lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động này thì yếu tố lao động là cơ bản nhất, với tính năng động, sáng tạo sẵn có nên nó có ý nghĩa rất to lớn đối với kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Chất lượng lao động ảnh hưởng tổng hợp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên cả hai bình diện, đó là số lượng lao động và trình độ sử dụng lao động.Do nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng trong quyết định kết quả và mọi quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cho nên phải xây dựng một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn hóa hợp lý để có thể thúc đẩy tốt hơn hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận biết tầm quan trọng của nguồn lao động đối với hoạt động của doanh nghiệp, trong những năm qua, cùng với sự phát triển quy mô sản xuất, nhà máy sản xuất và chế biến tinh bột sắn Intimex Việt Nam đã xây dựng cho mình một đội ngũ cán bộ có chất lượng, phục vụ ngày càng tốt hơn cho hoạt động của nhà máy. Được thể hiện qua số liệu bảng dưới đây:

Bảng 1: Tình hình lao động của Nhà máy Intimex Việt Nam qua 3 năm 2007-2009.

ĐVT: Người

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008

SL % SL % SL % +/- % +/- %

Tổng số LĐ 186 100 216 100 211 100 30 16,13 -5 -2,31

Phân theo giới tính

Nam 132 70,97 146 67,59 143 67,77 14 10,61 -3 -2,05

Nữ 54 29,03 70 32,41 68 32,23 16 29,63 -2 -2,86

Phân theo tính chất sản xuất

LĐ trực tiếp 163 87,63 186 86,11 180 85,78 23 14,11 -6 -3,23 LĐ gián tiếp 23 12,37 30 13,89 31 14,22 7 30,43 1 3,33 Phân theo trình độ Đại học 20 10,75 24 11,11 26 12,32 4 20,00 2 8,33 Cao đẳng 6 3,23 7 3,24 7 3,32 1 16,67 0 0,00 Trung cấp 72 38,71 75 34,72 89 42,18 3 4,17 14 18,67 LĐ phổ thông 88 47,31 110 50,93 89 42,18 22 25,00 -21 -19,09 ( Nguồn: Phòng Hành chính - Tổng hợp )

Qua số liệu phân tích ta thấy tổng số lao động của nhà máy năm 2008 tăng 30 người so với năm 2007 tương ứng với tăng 16,13%. Còn năm 2009 thì giảm so với năm 2008 là 5 người, tương ứng với giảm 2,4%.Năm 2007, khi Việt Nam và Thế giới chưa bị ảnh hương của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới thì lao động của nhà máy tăng nhanh, còn giữa năm 2008 đến năm 2009 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nên lao động của nhà máy có xu hướng giảm. Đây là sự suy giảm tất yếu khi hầu như toàn bộ các công ty trong nước đều phải cất giảm nhân công để chông chọi với cuộc khủng hoảng kinh tế. Phân tích sự thay đổi theo từng tiêu thức ta thấy:

Phân theo giới tính: Do đăc thù của ngành nên số lượng lao động nam chiếm tỷ

lệ cao trong tổng số nguồn lao động của nhà máy. Bình quân trong 3 năm số lao động nam chiếm 68,5% còn số lao động nữ chỉ chiếm 31,5%. Xét về tỷ trọng giữa nam và nữ qua các năm không có sự biến động lớn, năm 2008 thì cả nam lẫn nữ đều tăng, nam tăng 14, tương ứng 10,61% còn nữ tăng 16, tương ứng 29,63%. Năm 2009 so với năm 2008 thì cả nam lẫn nữ cũng đều giảm, nam giảm 3, tương ứng là -2,1% còn nữ giảm 2, tương ứng là -2,9%. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới.

Phân theo tính chất sản xuất: Nhìn chung lao động trực tiếp luôn chiếm tỷ lệ

cao trong tổng số lao động. Năm 2007, công ty có 163 lao động trực tiếp, tương ứng 87,63% và 23 lao động gián tiếp,tương ứng 12,37%. Năm 2008, số lao động trực tiếp tăng lên 186, tức là tăng 23 lao động, tương ứng là +14,1% số lao động gián tiếp tăng lên 30,tức tăng 7 lao động, tương ứng +30,4%. Năm 2009, số lao động trực tiếp của nhà máy giảm xuống còn 180, tức giảm 6 lao động, tương ứng là -3,3% số lao động gián tiếp tăng lên 31, tức tăng 1 lao động, tương ứng +3%. Nhận thấy sự thay đổi trong năm 2008 và năm 2009 là do đầu năm 2008 tình hình kinh tế của nhà máy chưa bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên cả lao động trực tiếp và gián tiếp của nhà máy đều tăng. Nhưng giữa năm 2008 và đầu năm 2009 trở đi thì do bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nên số lao động trực tiếp của nhà máy giảm do phải giảm sản xuất hàng hóa do sản phẩm khó tiêu thụ, hàng tồn kho ngày càng nhiều, trong khi đó số lao động gián tiếp của nhà máy tăng lên là do chính sách giữ lại số lao đông giấn tiếp

nay vì đây chủ yếu là lao động có trìng độ bằng cấp, nguyên nhân tăng là do luân chuyển lao đông từ trực tiếp sang gián tiếp.

Phân theo trình độ: Ta nhận thấy số lao động có trình độ đại học, cao đẳng,

trung cấp của nhà máy tăng qua 3 năm và chủ yếu là lao động có trình độ đại học và trung cấp. Cụ thể, số lao động đại học năm 2008 là 24, tức tăng 20% so với năm 2007, năm 2009 là 26, tức tăng 8,3% so với năm 2008, số lao động cao đẳng năm 2008 là 7, tức tăng 16,67% so với năm 2007, năm 2009 là 7, không tăng so với năm 2008. Số lao động trung cấp của nhà máy năm 2008 là 75, tức tăng 4,17% so với năm 2007, năm 2009 là 89, tức tăng 14% so với năm 2008. Số lao động phổ thông của nhà máy năm 2008 là 110, tức tăng 25% so với năm 2007, năm 2009 là 89, tức giảm 21% so với năm 2008. Nhìn chung, lao động có trình độ của nhà máy thì hầu như tăng qua các năm, điều đó phản ánh chính sách của nhà máy là chú trọng quan tâm vào chất lượng cán bộ công nhân. Lao động phổ thông chỉ giảm năm 2009, điều đó là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới như ta đã nói ở trên.

Ta thấy rằng qua ba năm Nhà máy đã có chính sách phát triển nguồn nhân lực để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình. Qua các năm nhà máy không ngừng bổ sung lực lượng lao động với trình độ phù hợp để tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy.

Trong sản xuất hiện đại cần nhận thức rõ con người là tài sản quý nhất của doanh nghiệp, yêu cầu ngày càng cao của quá trình sản xuất cùng với sự phát triển của máy móc thiết bị, vai trò quan trọng của con người trở nên chiếm vị trí quyết định cho sự thành công trong các hệ thống sản xuất. Các nhà quản trị phải nhận thức và đề ra chiến lược quản trị tài nguyên nhân lực của mình, phân bổ lao động hợp lý, phù hợp với từng công đoạn thì hoạt động sản xuất kinh doanh mới đem lại kết quả và hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy tinh bột sắn intimex việt nam (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w