TÌNH HÌNH TRANG BỊ VỐN CỦA NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN INTIMEX VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy tinh bột sắn intimex việt nam (Trang 34 - 36)

VIỆT NAM

Vốn là trong những yếu tố đầu vào bắt buộc và quyết định sự ra đời, tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp lớn hay nhỏ là một trong những điều kiện quyết định quy mô doanh nghiệp và cũng là điều kiện để sử dụng các nguồn tiềm năng hiện có cũng như tương lai về sức lao động , nguồn hàng, mở rộng thị trường, lưu thông hàng hóa và thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển. Tuy nhiên, vốn chỉ phát huy tác dụng khi nhà quản trị biết quản lý và sử dụng chúng một cách đúng hướng, tiết kiệm và có hiệu quả. Vốn của nhà máy tinh bột sắn Intimex đang được sử dụng ra sao? Ta xem bảng 3:

Bảng 3: Tình hình nguồn vốn sản xuất kinh doanh của Nhà máy

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Giá trị2007 % Giá trị2008 % Giá trị2009 % +/-2008/2007% +/-2009/2008% Tổng nguồn vốn 43413,2 2 100 43617,9 8 100 49167,4 6 100 204,76 0,47 5549,47 12,72 1. Phân theo đặc điểm vốn Vốn cố định 1450,41 3,34 5050,41 11,57 6915,89 14,06 3600 248,21 1865,48 36,93 Vốn lưu động 41962,81 96,66 38567,57 88,43 42515,57 85,94 -3395,24 -8,10 3948,00 10,23 2. Phân theo nguồn hình thành Nguồn vốn CSH 3892,42 8,97 6443,52 14,77 6130,11 12,47 2551,10 65,54 -313,41 -4,87 Vốn vay 39520,80 91,03 37174,46 85,23 43037,35 87,53 -2346,34 -5,94 5862,89 15,77

( Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán)

Xét theo đặc điểm vốn

Qua số liệu ở bảng 3 ta thấy quy mô tài chính của nhà máy không ngừng tăng lên qua các năm. Là nhà máy chế biến tinh bột sắn nên yêu cầu về thiết bị công nghệ không đòi hỏi quá cao và phức tạp. Vì thế trong cơ cấu vốn, vốn lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 93%) trong tổng số vốn, điều này hoàn toàn phù hợp với đặc thù của nhà máy.Tuy nhiên vốn này đã giảm từ năm 2007 đến 2008.Cụ thể đã giảm 3995,235tr tương ứng -8,1%.Nhưng đến năm 2009 vốn này lại tăng lên thêm 3947,993tr tương ứng 10,23%.Vốn cố định tăng qua các năm đặc biệt tăng mạnh vào năm 2008 tăng lên thêm 3600tr tương ứng 348,2%.Năm 2009 so với năm 2008 thì tăng lên 1.856,48tr tương ứng 36,93%.Nguyên nhân của sự tăng này là do nhà máy mua sắm cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị mới để cải thiện hệ thống máy móc, cải tiến công nghệ phục vụ sản xuất kinh doanh. Sự gia tăng về TSCD hàng năm là một trong những đòi hỏi khách quan để duy trì và phát triển kinh doanh. Tuy nhiên trong điều kiện khó khăn, khi đưa ra quyết định nhà quản trị luôn phải phân tích và lựa chọn phương án phù hợp.

Xét theo nguồn hình thành

Nhìn vào bảng số liệu phân tích ta thấy: Vốn vay của nhà máy chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn của nhà máy. Vốn vay của nhà máy năm 2007 là 39520,797tr chiếm 91,03%. Nhưng năm 2008 thì vốn này giảm đi 2346,34tr tương ứng -5,94%. Năm 2009 tăng lên thêm 5862,876tr tương ứng 15,77%. Như vậy lượng vốn của nhà máy đang có sự biến động theo chiều hướng bất lợi, cản trở đầu tư sản xuất kinh doanh của nhà máy. Vốn chủ sở hữu cũng tăng qua các năm, năm 2008 tăng so với năm 2007 là 2551,095tr tương ứng 165,54%. Năm 2009 vốn này giảm xuống 313,403tr tương ứng -4,87%. Nguyên nhân của sự giảm này là do nhà máy đã bỏ vốn của mình để đầu tư sản xuất kinh doanh sau cuộc khủng hoảng kinh tế mà đã ảnh hưởng năm 2008.

Tóm lại, đảm bảo nhu cầu vốn cố định và vốn lưu động đó là vốn sản xuất kinh doanh mà nhà máy có và huy động được. Nguồn vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn cần thiết cho nhu cầu sản xuất kinh doanh còn ít, khả năng về mặt đảm bảo tài chính của nhà máy chưa cao.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy tinh bột sắn intimex việt nam (Trang 34 - 36)