Tình hình thu mua nguyên liệu sắn

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy tinh bột sắn intimex việt nam (Trang 39 - 41)

Thu mua và tiêu thụ là hai giai đoạn sản xuất, cùng vận động song song trong quá trình hoạt động SXKD của Nhà máy.Thu mua là khâu đầu tiên trong sản xuất nên Nhà máy luôn quan tâm, bám sát phương hướng chỉ đạo của Tỉnh, Công ty và kế hoạch sản xuất của từng địa phương có vùng nguyên liệu để có lịch thu mua sắn tươi kịp thời. Để thấy rõ được tình hình thu mua sắn của Nhà máy ta xem bảng 5:

Qua bảng số liệu ta thấy tổng sản lượng sắn tươi thu mua được của Nhà máy tăng dần qua 3 năm. Năm 2007, lượng sắn tươi mua được của Nhà máy là 77140 tấn, năm 2008 tăng thêm 3050 tấn hay tăng 3,95% so với năm 2007. Đến năm 2009, lượng sắn tươi Nhà máy mua được cao nhất với 127400 tấn tăng 47210 tấn so với năm 2008. Nhà máy đã thu mua nguyên liệu từ các huyện trong tỉnh Nghệ An và các vùng lân cận ngoài tỉnh.

Đối với nguồn sắn thu mua trong tỉnh: Đây là nơi cung cấp trên 90% tổng sản

lượng sắn cho Nhà máy qua các năm. Dựa vào bảng số liệu ta thấy nguồn sắn trong tỉnh của Nhà máy mua được qua 3 năm tăng lên một cách đáng kể. Thể hiện như sau: năm 2007 lượng sắn trong tỉnh của Nhà máy mua được là 73238 tấn nhưng sang năm 2008 tăng lên 78667 tấn đến năm 2009 đạt mức 126355 tấn. Điều này có được là do Nhà máy đã đầu tư về giống, phân bón, vật tư cho các hộ trồng sắn đồng thời cũng mở rộng và ổn định dần các vùng nguyên liệu nên năng suất tăng nhanh và sản lượng thu được cũng nhiều hơn.

Trong các huyện thuộc vùng nguyên liệu như Đô Lương, Anh Sơn, Nam Đàn, Con Cuông,… thì huyện Thanh Chương và Tân Kỳ là nơi cung cấp nguồn sắn tươi chủ yếu cho Nhà máy. Với diện tích trên 3000 ha, hàng năm hai huyện này cung cấp trên 60% nguồn sắn tươi cho Nhà máy sản xuất. Những năm gần đây, do được Nhà máy đầu tư về giống, kỹ thuật nên sản lượng sắn ở các vùng nguyên liệu càng được nâng cao, nhất là ở huyện Thanh Chương. Cụ thể, năm 2007 sản lượng sắn của huyện Thanh Chương mới là 29732 tấn thì đến năm 2009 đã tăng vọt lên mức 44295 tấn. Những năm tới, để đảm bảo nguồn nguyên liệu sắn phục vụ cho việc mở rộng quy mô sản xuất, Nhà máy cần phối hợp với các địa phương mở rộng diện tích trồng sắn.

Bảng 5: Tình thu mua nguyên liệu sắn của Nhà máy qua 3 năm ( 2007- 2009 ) ĐVT: Tấn Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 SL % SL % SL % +/- % +/- % Tổng SL 77140 100 80190 100 127400 100 3050 3,95 47210 58,87 1. Trong tỉnh 73238 94,94 78667 98,10 126355 99,18 5429 7,41 47688 60,62 Thanh Chương 29732 38,54 31345 39,09 44295 34,77 1613 5,43 12950 41,31 Tân Kỳ 21419 27,77 23165 28,89 38852 30,50 1746 8,15 15687 67,72 Nghĩa Đàn 13429 17,41 14012 17,47 17060 13,39 583 4,34 3048 21,75 Anh Sơn 7562 9,80 8077 10,07 13944 10,94 515 6,81 5867 72,64 Nơi khác 1096 1,42 2068 2,58 12204 9,58 972 88,69 10136 490,14 2. Ngoài tỉnh 3902 5,06 1523 1,90 1045 0,82 -2379 -60,97 -478 -31,39 Thanh Hóa 1912 2,48 812 1,01 546 0,43 -1100 -57,53 -266 -32,76 Hà Tĩnh 1990 2,58 711 0,89 499 0,39 -1279 -64,27 -212 -29,82

Bên cạnh nguồn sắn từ huyện Thanh Chương và Tân Kỳ thì các huyện khác như Anh Sơn, Nghĩa Đàn, Đo Lương, Con Cuông … với tổng lượng sắn trên 20000 tấn. Tại các huyện này, diện tích và sản lượng qua các năm ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, diện tích chưa lớn, sản lượng sắn chưa nhiều. Do vây, trong thời gian tới, Nhà máy cần đầu tư tăng năng suất sắn cho các huyện này để tăng thêm nguồn cung cho Nhà máy sản xuất.

Về hình thức thu mua: Nguồn sắn được thu mua từ 2 hình thức: hộ dân trồng sắn bán trực tiếp cho Nhà máy và nhà thu gom trong tỉnh. Hộ trồng sắn bán khoảng trên 30% tổng lượng sắn nhà máy mua được, những hộ này chủ yếu là các huyện gần Nhà máy như Thanh Chương, Đô Lương, Nam Đàn… Đối với người thu gom trong tỉnh thì cung cấp một số lượng lớn cho Nhà máy từ 50 – 60% tổng nguồn sắn tươi. Các hộ thu gom là người chủ động tìm nguồn sắn khắp nơi từ các huyện xa như Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Con Cuông, …

Đối với nguồn sắn ngoài tỉnh: Những năm qua, các vùng nguyên liệu ngoại

tỉnh là nơi cung cấp sắn cho Nhà máy chủ yếu vào cuối vụ. Vào những thời điểm này nguồn sắn từ các vùng trong tỉnh không còn nên các nhà thu gom trong tỉnh đã tìm kiến các nguồn sắn trái vụ, hoặc từ nơi có sản lượng lớn để bán cho Nhà máy. Tuy nhiên trong những năm qua nguồn cung này đang giảm dần do ở các tỉnh này đã xây dựng các Nhà máy chế biến tinh bột sắn cho mình.

Tóm lại, nguồn cung sắn cho Nhà máy hiện nay chủ yếu vẫn là các huyện trong tỉnh Nghệ An nên lượng sắn dùng trong sản xuất vẫn còn thiếu. Trong khi đó, Nhà máy mới hoạt động với 90% công suất thiết kế do đó Nhà máy cần có những giải pháp để đảm bảo nguồn nguyên liệu sắn cho Nhà máy hoạt động thường xuyên và đạt 100% công suất trong những năm tới.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy tinh bột sắn intimex việt nam (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w