1. KẾT LUẬN
Qua thời gian thực tập tìm hiểu thực trạng của nhà máy tinh bột sắn Intimex, tôi đã rút ra một số kiến nghị sau đây:
- Thứ nhất: Nhà máy đã có nhiều cố gắng trong công tác tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả sản xuất kinh doanh của nhà máy có chiều hướng tốt lên qua các năm hoạt động, có tiềm năng rất lớn về kinh doanh trong những năm tới. Doanh thu của Nhà máy đã không ngừng tăng lên qua các năm. Nhà máy đã thực hiện tốt trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình, luôn phấn đấu tăng doanh thu qua các năm. Bên cạnh đó lợi nhuận của nhà máy cũng tăng lên qua các năm. Đây là những thành tích đáng khen ngợi của nhà máy đã đạt được.
- Thứ hai: Những năm qua mặc dù nhà máy đã gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là phải chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới năm 2008, ngoài ra còn phải hứng chịu nhiều khó khăn như giá dầu, giá điện tăng cao và bão lụt, hạn hán, thiên tai…Nhưng do nhà máy đã tiết kiệm các khoản chi phí trong sản xuất và giá bán trên thị trường cao nên không bị thua lỗ ngược lại còn thu được những kết quả khả quan. Đó là do sự chỉ đạo quan tâm của các cấp bộ ban ngành, ban lãnh đạo của nhà máy cùng sự nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên nhà máy.
- Thứ ba: Nhà máy cũng đã làm tốt công tác đàu tư vùng nguyên liệu sắn. Có những kế hoạch tăng diện tích trồng sắn nguyên liệu. Nhà máy đã bố trí lực lượng cán bộ nông vụ không những thu mua được nguyên liệu của mình phụ trách mà còn chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu ở xa để cuung cấp nguyên liệu cho nhà máy vào những lúc cuối vụ. Uy tín của nhà máy không ngừng nâng cao nên càng ngày càng có nhiều khách hàng tìm đến làm ăn với nhà máy.
- Thứ tư: Các yếu tố khác như nguồn lao động, nguồn vốn sẳn xuất Nhà máy đã sử dụng rất cố hiệu quả. Điều đó đã đem lại doanh thu và lợi nhuận ngày càng tăng nhanh.
- Thứ năm: Lượng hàng hóa của nhà máy đã tăng rất nhanh và chủ yếu tiêu thụ là xuất khấu và một số công ty nổi tiếng trong nước. Nhà máy đã cố gắng duy trì, phát
triển thị trường truyền thống và luôn tìm kiếm khách hàng mới cho mình để luôn đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa trong những năm qua.
2. KIẾN NGHỊ
Xuất phát từ những bất cập, tồn tại trong sản xuất kinh doanh của Nhà máy, tôi có một số kiến nghị sau:
2.1 Đối với Nhà nước
- Chủ động công tác khuyến nông cây sắn, đưa cây sắn có năng suất cao, chất lương tốt, chống chịu đươc với điều kiện thời tiết của Nghệ An nói riêng và Việt Nam nói chung.
- Xây dựng hệ thống pháp lý hành lang đồng bộ, cân bằng tránh chồng chéo lên nhau.
- Ưu tiên các nguồn vốn ưu đãi hơn nữa đến các người nông dân trồng sắn. - Quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn như thủy lợi, cầu cống, đường sá của vùng nguyên liệu đảm bảo sản xuất, thu hoạch và vận chuyển nguyên liệu một cách hiệu quả nhất.
- Cùng với các Nhà máy chế biến tinh bột sắn trong nươc nhằm tìm ra biện pháp xử lý rác và nước thải có hiệu quả đám bảo môi trường trong sạch và an toàn.
2.2 Đối với Nhà máy
- Luôn chú trọng đến chất lượng tinh bột sắn, quản lý và kiểm soát chặt chẽ chất lượng tinh bột sắn trước khi nhập kho và xuất kho.
- Đào tạo nâng cao trình độ quản lý, nâng cao tay nghề cho người lao động, sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả hơn.
- Kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các thao tác, quy trình kỹ thuật chế biến ở xưởng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
- Cần có các biện pháp kỹ thuật tác động, tạo ra nguyên liệu quanh năm nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất chế biến cho Nhà máy.
- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải triệt để hơn nữa đảm bảo vệ sinh môi trường cho Nhà máy và địa phương.
- Bao bì phải sạch sẽ và đảm bảo may cẩn thận, không để thiếu hụt trọng lượng. - Xây dựng công tác quản lý, phát huy công tác nghiên cứu khoa học sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong sản xuất.