NĂM 2007-2009
Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh là quá trình đầu tư các yếu tố đầu vào với mục tiêu mang lại lợi nhuận. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy chịu sự tác động lớn của chi phí đầu vào. Việc quản lý tốt đầu vào sẽ tạo điều kiện cho nhà máy đạt kết quả cao ở đầu ra, thực hiện quản lý chi phí đầu vàocủa nhà máy luôn theo phương châm: đầu tư tối thiểu nhưng phải mang lại hiệu quả tối đa.
Qua bảng số liệu về tình hình chi phí của nhà máy trong 3 năm 2007-2009 ta thấy nhà máy nguồn tổng chi phí tăng lên qua từng năm. Cụ thể, tổng chi phí tăng từ 82.513,69 tr (năm 2007) lên 97.926,67 tr (năm 2008) và 146.939,13 tr (năm 2009). Như vậy năm 2008 tăng so với năm 2007 là 15.772,99 tr tương ứng tăng 19,19%. Năm 2009 tăng so với năm 2008 là 49.012,46 tr tương ứng tăng 50,05%. Nguyên nhân là do nhà máy đã đầu tư cho sản xuất lớn năm sau cao hơn năm trước, nhà máy đã đàu tư mạnh để vượt qua cơn khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008.
Xét về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ta thấy tăng qua các năm. Cụ thể năm 2007 là 65.068,30 tr và năm 2008 là 73.802,19 tr và năm 2009 là 115.212,15 tr. Chi phí này tăng lên từ năm 2008 so với năm 2007 là 8.733,89 tr tương ứng là tăng 13,42%. Năm 2009 tăng lên so với năm 2008 là 41.409,95 tr tương ứng tăng 56,1%. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của nhà máy. Nguyên nhân của sự tăng mạnh của chi phí này từ năm 2008 đến năm 2009 là do nhà máy đã đầu tư cho sản xuất kinh doanh mạnh sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 trên quy mô toàn cầu. Chi phí này chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí(khoảng 77%).
Xét về chi phí nhân công trực tiếp ta thấy có sự tăng mạnh trong thời gian từ năm 2008-2009. Tuy nhiên nó lại chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí. Nguồn chi phí này tăng từ năm 2007 (1.096,39 tr) lên (1.321,92 tr)năm 2008 tức tăng 225,53 tr tương ứng tăng 20,57%.Năm 2009 nguồn chi phí nay lại tăng lên 5.058,62 tr tức tăng 3.736,70 tr tương ứng tăng 282,6% so với năm 2008.
Xét về chi phí sản xuất chung thì cũng tương tự như các nguồn chi phí trên. Năm 2007, giá trị của nguồn chi phí này đạt 9.243,21 tr và tăng lên 10.213,93 tr, túc tăng 970,72 tr tương ứng tăng 10,5%. Năm 2009 giá trị nguồn chi phí này đạt 14.618,76 tr tức tăng 4.404,83 tr tương ứng tăng 43,12%.
Xét về chi phí tài chính ta thấy thì ngược lại với các nguồn chi phí ở trên. Nguồn chi phí tài chính thì có sự tang mạnh năm 2007-2008, cụ thể năm 2007 giá trị này đạt 4.123,02 tr và tăng lên 6.543,38 tr tức tăng 2.420,36 tr tương ứng tăng58,7%. Nhưng đến năm 2009 thì nguồn chi phí này giảm mạnh xuống còn 4.007,24 tr tức giảm 2.536,14 tr tương ứng -38,76%. Nguyên nhân của sự giảm này là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới khi nhà máy tập trung đầu tư cho các nguồn chi phí khác mạnh hơn.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cung tăng qua các năm. Nguồn chi phí này chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí của nhà máy. Nguồn chi phí khác thì lại giảm từ năm 2007-2008,năm 2007 chi phí khác chiếm 20tr thì năm 2008 chỉ chiếm 11,5 tr tức giảm 8,5 tr tương ứng giảm -42,5%. Nhưng đến năm 2009 thì nguồn chi phí khác lại tăng lên mạnh cụ thể tăng lên 105,37 tr tức tăng 93,97 tr tương ứng tăng 816,03%. Do cuộc khủng hoang kinh tế thế giới mà chi phí khác tăng mạnh từ năm 2008-2009. Nhà máy phải đầu tư nhiều để khôi phục lại quy trình và quy mô nên đầu tư nhiều nên nguồn chi phí khác tăng mạnh.
Nhìn chung thì tình hình chi phí của nhà máy chế biến tinh bột sắn Intimex cũng có sự tăng lên qua các năm tăng lên không phải nhà máy làm ăn thua lỗ mà do nhà máy qua các năm thì càng chú trọng đầu tư cho công tác sản xuất kinh doanh. Nhà máy đã rất cố găng bằng sức lực của mình để vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính đã ảnh hưởng trên phạm vi toàn thế giới.
Bảng 8 : Tình hình chi phí của Nhà máy tinh bột sắn Intimex qua 3 năm 2007-2009
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu
2007 2008 2009 So sánh
Giá trị % Giá trị % Giá trị % 2008/2007 2009/2008
+/- % +/- % Tổng chi phí 82.153,8 7 100 97.926,6 7 100 146.939,1 3 100 15.772,9 9 19,1 9 49.012,4 6 50,05 1.CPNVLTT 65.068,30 79,22 73.802,19 75,36 115.212,14 78,42 8.733,89 13,42 41.409,95 56,1 2.CP nhân công TT 1.096,39 1,34 1.321,92 1,25 5.058,62 3,45 225,53 20,57 3.736,70 282,6 3.CP SX chung 9.243,21 11,25 10.213,92 10,33 14.618,76 9,94 970,71 10,5 4.404,83 43,12 4. CP tài chính 4.123,02 5,01 6.543,38 6,58 4.007,24 2,72 2.420,36 58,7 -2.536,14 -38,76 5. CP bán hàng 590,42 0,71 2.415,83 2,46 4.128,27 2,81 1.825,41 309,1 1.712,44 70,8 6.CP quản lý DN 2.012,34 2,45 2.953,91 3,01 3.808,71 2,59 941,57 46,78 854,80 28,93 7. CP khác 20,00 0,02 11,5 0,01 105,37 0,07 -8,5 -42,5 93,87 816,03