Tình hình lao động, đất đai, trang bị TLSX và sử dụng giống lạc vụ Đông Xuân năm 2009 của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả sản xuất lạc vụ đông xuân 2009 ở xã ninh mỹ, huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 38 - 46)

4. Cơ sở giáo dục đào tạo

2.2.2Tình hình lao động, đất đai, trang bị TLSX và sử dụng giống lạc vụ Đông Xuân năm 2009 của các hộ điều tra

Xuân năm 2009 của các hộ điều tra

2.2.2.1 Tình hình nhân khẩu và lao động

Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày, được nhân dân gieo trồng từ bao đời nay. Để tăng hiệu quả sản xuất lạc thì lao động của con người hết sức quan trọng, nhờ có sức lao động của mình, con người đã khai thác một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên nhằm phát triển sản xuất lạc. Nghiên cứu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất lạc đông xuân trên địa bàn xã Ninh Mỹ, tôi điều tra 60 hộ gia đình theo phương thức chọn mẫu ngẫu nhiên trong đó có 32 hộ ở HTX Phong Hòa, và 28 hộ ở HTX Liên Thành.

Qua bảng 11 ta thấy với tổng số 60 hộ thì có số nhân khẩu là 267 nhân khẩu trong đó HTX Phong Hòa có 147 nhân khẩu, HTX Liên Thành có 120 nhân khẩu. Sự chênh lệch về nhân khẩu và lao động giữa hai HTX là không lớn bình quân nhân khẩu trên mỗi hộ của toàn xã là 4,45 người, trong đó HTX Phong Hòa là 4,59 người, còn HTX Liên Thành là 4,29 người. Do HTX Phong Hòa diện tích đất đai nhiều hơn và có sự gia tăng về sinh con thứ 3 của HTX này làm cho bình quân nhân khẩu trên hộ cao hơn HTX Liên Thành, điều này vừa tạo điều kiện thuận lợi nhưng cũng vừa gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp trong việc ổn định cuộc sống và giải quyết việc làm.

Bảng 11: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Tổng BQC HTX Phong Hòa HTX Liên Thành 1. Số hộ Hộ 60 - 32 28

2. Số nhân khẩu Nhân khẩu 267 - 147 120

3. Tổng số LĐ 214 - 124 90 LĐNN LĐ 145 - 81 64 LĐ phi NN LĐ 69 - 43 26 LĐ trong độ tuổi LĐ 192 - 111 81 LĐ ngoài độ tuổi LĐ 22 - 13 9 4. BQNK/hộ NK/hộ - 4,45 4,59 4,29 5.BQLĐ/hộ LĐ/hộ - 3,57 3,88 3,21 LĐNN LĐ/hộ - 2,42 2,53 2,29 LĐ phi NN LĐ/hộ - 1,15 1,34 0,93 LĐ trong độ tuổi LĐ/hộ - 3,20 3,47 2,89 LĐ ngoài độ tuổi LĐ/hộ - 0,37 0,41 0,32 6. Trình độ văn hoá Lớp - 6,93 6,88 7,00

7. Tuổi BQ của chủ hộ Năm - 50,25 51,75 48,54

( Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ )

Bình quân nhân khẩu cao kéo theo số lao động của mỗi hộ gia đình lớn. HTX Phong Hòa có bình quân nhân khẩu cao hơn HTX Liên Thành nên bình quân lao động của HTX này cũng nhiều hơn điều đó được thể hiện: bình quân lao động của 2 HTX là là 3,57 lao động, trong đó HTX Phong Hòa là 3,88 lao động, HTX Liên Thành là 3,21 lao động. Đây là một nguồn lao động dồi dào cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Lạc trồng ở miền Bắc đa số trồng một vụ Đông Xuân kéo dài trong 3 tháng mà lao động nông nghiệp mang tính thời vụ, khi tới mùa vụ thì lao động không đủ để tập trung sản xuất, thiếu nhân lực bởi vì đa số các hộ điều tra thiếu người làm khi có mùa vụ nhưng

lại dư thừa khi mùa vụ kết thúc nhất là vào tháng 11,12 và 3. Điều này khiến cho đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, năng suất có thể giảm bởi vì đối với cây lạc đòi hỏi phải gieo trồng kịp thời vụ và phải đầu tư chăm sóc, bảo vệ.

Hiện nay ở cả 2 HTX, lao động chủ yếu vẫn là lao động nông nghiệp chiếm khá cao bình quân mỗi hộ của 2 HTX là 2,42 lao động nông nghiệp, trong đó HTX Phong Hòa bình quân mỗi hộ có 2,53 lao động nông nghiệp và 1,34 lao động phi nông nghiệp, HTX Liên Thành bình quân mỗi hộ có 2,29 lao động nông nghiệp và 0,93 lao động phi nông nghiệp đó là một thế mạnh trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp của xã. Bên cạnh đó, phần đông là lao động trong độ tuổi, bình quân 2 HTX là 3,20 lao động trong độ tuổi/hộ và có 0,37 lao động ngoài độ tuổi/hộ. Hiện nay lao động nông nghiệp đang có xu hướng dư thừa lúc nông nhàn rỗi, vì vậy vấn đề giải quyết việc làm cho người dân ở đây vào các hoạt động ngành nghề - dịch vụ để tăng thu nhập cải thiện đời sống cho người dân là một vấn đề cần phải được quan tâm của các cấp chính quyền từ T.W đến địa phương.

Đồng thời trình độ văn hóa của chủ hộ cũng có ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất bởi nó thể hiện sự hiểu biết, sự tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật và cách thức vận dụng nó vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng vật nuôi.

Lao động dồi dào nhưng trình độ lao động chưa cao. Trình độ văn hóa của các hộ ở đây hầu hết đều ở mức trung bình, trình độ văn hóa bình quân của 2 HTX là 6,93; trong đó HTX Phong Hòa là 6,88 còn HTX Liên Thành là 7,00. Với trình độ cao hơn HTX Phong Hòa do ở đây đa số là những người làm nông nghiệp còn trẻ có trình độ học vấn lớp 7, 10, 12 nên dễ tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm cách thức làm ăn giỏi trong và ngoài xã, tham gia nhiều lớp tập huấn khuyến nông từ đó đưa ra quyết định sản xuất đúng đắn đem lại hiệu quả kinh tế cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và sản xuất lạc nói riêng.

Độ tuổi cũng nói lên được kinh nghiệm thực tế trong quá trình sản xuất. Vì lạc là cây trồng được nhân ta ưa chuộng và trồng từ bao đời nay nên người dân ở đây có nhiều kinh nghiệm trồng lạc từ xa xưa truyền lại. Độ tuổi bình quân của 2 HTX là 50,25 tuổi; trong đó HTX Phong Hòa là 51,75 là HTX có độ tuổi cao hơn nên cũng có nhiều kinh nghiệm hơn. Đây là một điều kiện rất thuận lợi cho việc trồng lạc nhưng bên cạnh đó nó

cũng có những hạn chế do đa số là những người có độ tuổi cao nên vẫn còn theo phong tục lạc hậu, bảo thủ, không chịu đổi mới áp dụng tiến bộ khoa học–kỹ thuật nó cũng là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến năng suất lạc. Còn ở HTX Liên Thành độ tuổi bình quân 48,54 tuổi thấp hơn so với HTX Phong Hòa nhưng ở đây trình độ văn hóa cao hơn nên dễ tiếp thu được sự chuyển giao các tiến bộ khoa học-kĩ thuật, áp dụng các biện pháp chăm sóc và bảo vệ nhằm tăng năng suất cao hơn.

2.2.2.2 Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra vụ Đông Xuân năm 2009

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là nền tảng chung cho các hoạt động sống của con người. Đất đai có trước con người nó không phải là hàng hóa nhưng khi có bàn tay trí óc của con người tác động vào thì nó trở thành hàng hóa có thể trao đổi được. Trong nông nghiệp, đất đai là TLSX đặc biệt, khác với TLSX khác. Các TLSX khác trong quá trình sử dụng bị hao mòn, đến một lúc nào đó sẽ bị đào thải và được thay thế bằng TLSX khác hoàn thiện hơn về mặt kỹ thuật và lợi hơn về mặt kinh tế. Trái lại, đất đai khác với TLSX, trong quá trình sử dụng không bị hao mòn và nếu sử dụng hợp lý thì chất lượng sẽ ngày càng tăng lên.

Vì vậy, đất đai là TLSX chủ yếu và không thể thay thế được trong nông nghiệp. Nhìn vào bảng số liệu 12 ta thấy: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ Đông Xuân 2009 của các hộ điều tra là 376,44 sào trong đó HTX Phong Hòa là 201,51 sào, HTX Liên Thành là 174,93 sào, bình quân diện tích gieo trồng/hộ của 2 HTX là 6,27 sào.

Do đất trên địa bàn là đất hai lúa, chủ yếu diện tích đất nông nghiệp là để trồng lúa, đất màu chiếm diện tích rất nhỏ trong diện tích đất nông nghiệp, mỗi hộ chỉ được vài thước màu để trồng lạc, đậu tương, ngô, rau, khoai tây… và vụ nào trồng cây đó, trồng theo phong trào. Nhưng không phải diện tích ít mà có thể kết luận năng suất chất lượng sản phẩm ở đây không cao. Qua số liệu điều tra của 60 hộ ở 2 HTX thì có 41,28 sào trồng lạc, trong đó HTX Phong Hòa là 23,71 sào; HTX Liên Thành là 17,57 sào điều đó được hiểu là đất trồng màu ở đây ít đa số là đất trồng lúa, bên cạnh đó một số diện tích đất màu lại được dùng cho xây dựng hệ thống kênh mương tưới tiêu, hồ chứa nước khiến cho diện tích cây trồng hàng năm ở đây đã ít lại có xu hướng giảm khiến cho việc gieo trồng ở đây gặp nhiều khó khăn về làm đất, chăm sóc, thu hoạch trong đó có lạc,

nhưng sản xuất lạc trên địa bàn xã vẫn được người dân ở đây ưa chuộng, đem lại hiệu quả cao hơn so với nhiều cây trồng khác như lúa, khoai tây, khoai lang, ngô… tăng thu nhập cho người dân trong xã.

Bảng 12: Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra vụ Đông Xuân năm 2009

Chỉ tiêu ĐVT Tổng BQC HTX Phong Hòa HTX Liên Thành 1. Tổng DT gieo trồng cây hàng năm vụ ĐX 2009 Sào 376,44 - 201,51 174,93 DT trồng lạc Sào 41,28 - 23,71 17,57 2. BQ DT gieo trồng/hộ Sào/hộ - 6,27 6,30 6,25 BQ DT trồng lạc/hộ Sào/hộ - 0,69 0,74 0,63

(Nguồn:Số liệu điều tra nông hộ)

Bình quân diện tích trồng lạc của các hộ điều tra là 0,69 sào, trong đó HTX Phong Hòa là 0,74 sào /hộ; HTX Liên Thành là 0,63 sào/hộ. Diện tích trồng lạc của mỗi hộ rất thấp vì đất màu của xã rất ít và đa số là đất đồng bằng chủ yếu là trồng lúa. Bên cạnh đó việc sử dụng đất cho sản xuất của các nông hộ vẫn chưa hợp lý, nhiều diện tích còn bỏ hoang do một số hộ chuyển sang ngành nghề-dịch vụ truyền thống chăn ga gối đệm hoặc đi xuất khẩu lao động điều này làm cho hệ số sử dụng đất thấp và thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác thấp, chưa tương xứng với tiềm năng đất đai của vùng.

Mặt khác, diện tích đất màu của hộ còn nhỏ lẻ, manh mún, một số hộ trồng trên loại đất cát non, nắng nóng làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất như HTX Phong Hòa. Vì vậy cần phải có sự quan tâm hơn nữa của chính quyền địa phương, tập trung thâm canh tăng vụ, luân canh cây trồng, nâng cao hệ số sử dụng ruộng đất, tăng thu nhập cho người dân, hạn chế tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp.

2.2.2.3 Tình hình trang bị vật chất, kỹ thuật

Sản xuất nông nghiệp là một ngành có vị trí rất quan trọng vì nước ta là một nước nông nghiệp đa số người dân sống bằng nghề nông. Để sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao thì cũng đòi hỏi mức độ đầu tư về trang bị kỹ thuật của người nông dân. Qua điều tra tôi nhận thấy diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn còn nhỏ lẻ, manh mún nên khả năng đầu tư trang bị kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp

của các hộ không cao, đa số là mua từ lâu và được sử dụng đến bây giờ, mức độ đầu tư thêm của họ là rất thấp.

Bảng 13: Tình hình trang bị vật chất, kỹ thuật của các hộ điều tra (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu ĐVT BQC HTX Phong Hòa HTX Liên Thành SL Giá trị (1000đ) SL Giá trị (1000đ) SL Giá trị (1000đ)

1. Trâu bò cày kéo Con 0,4 4.075 0,41 4.046,88 0,39 4.107,14 2. Lợn nái sinh sản Con 0,72 1.061,58 0,66 972,97 0,79 1.162,86 3. Máy cày, bừa Cái 0,12 1.064,17 0,13 1.121,88 0,11 998,21 4. Máy tuốt lúa Cái 0,1 1.141,67 0,06 765,63 0,14 1.571,43

5. Máy bơm nước Cái 0,13 88,83 0,09 65,63 0,18 115,36

6. Bình phun thuốc sâu Cái 0,38 38,58 0,34 34,31 0,43 43,46

7. Xe cải tiến Cái 0,4 266,30 0,44 290,00 0,35 239,29

8. Công cụ khác 1000đ - 60,43 - 51,32 - 70,86

Tổng giá trị 1000đ - 7.796,56 -

7.348,6

2 - 8.308,61

(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ)

Qua bảng 13 ta thấy: Bình quân mức độ đầu tư trang bị kỹ thuật của 2 HTX mỗi hộ là 7.796,56 nghìn đồng trong đó HTX Phong Hoà là 7.348,62 nghìn đồng, HTX Liên Thành là 8.308,61 nghìn đồng. Do nhận thức được tầm quan trọng của mức độ đầu tư trang bị kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp nên HTX Liên Thành có mức độ đầu tư cao hơn HTX Phong Hoà, hơn nữa ở HTX Phong Hoà người nông dân có xu hướng tập trung phát triển ngành nghề dịch vụ chăn bông, ga gối nên việc đầu tư trang bị kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp giảm đi.

Bên cạnh đó, diện tích đất nông nghiệp của các hộ điều tra ngày càng bị thu hẹp do một phần đất giành cho việc phát triển các doanh nghiệp, xí nghiệp, xây dựng công trình giao thông thủy lợi tưới tiêu, và cho việc giãn dân không có đất đai để chăn thả trâu bò nên lượng trâu bò của các hộ điều tra là rất thấp. Bình quân 2 HTX có 0,4 con trâu bò cày kéo với giá trị 4.075 nghìn đồng. Cùng với nó là lợn nái sinh sản, hai con vật này cung cấp một lượng phân chuồng khá lớn cho người nông dân.

Bình quân 2 HTX mỗi hộ nuôi 0,72 con lợn nái sinh sản có giá trị 1.061,58 nghìn đồng trong đó HTX Phong Hòa là 0,66 con/hộ với giá trị là 972,97 nghìn đồng, HTX Liên Thành là 0,79 con/hộ với giá trị 1.162,86 nghìn đồng.

Sản xuất lạc của các hộ đa số làm thủ công truyền thống bằng tay dùng cuốc, vồ, bồ cào, chang … để làm đất nên bà con mua rất ít máy cày bừa, bình quân mỗi hộ của 2 HTX có 0,12 máy cày bừa với giá trị là 1.064,17 nghìn đồng, trong đó HTX Phong Hòa bình quân mỗi hộ có 0,13 máy cày bừa với giá trị 1.121,88 nghìn đồng, HTX Liên Thành mỗi hộ có 0,11 máy cày bừa với giá trị là 998,21 nghìn đồng. Do diện tích đất gieo trồng cây hàng năm ít nên không sử dụng các máy móc hiện đại để giải quyết khâu làm đất. Ngoài sử dụng máy cày bừa làm đất còn khâu thu hoạch người dân sử dụng máy tuốt lúa giảm được công lao động trong quá trình sản xuất.

Để sản xuất lạc phát triển và đem lại năng suất cao thì nước là một yếu tố đóng vai trò rất quan trọng và cần thiết. Hệ thống kênh mương tưới tiêu của 2 HTX còn rất hạn chế và gặp nhiều khó khăn vì vậy mức đầu tư máy bơm nước của 2 HTX bình quân mỗi hộ là 0,13 cái với giá trị 88,83 nghìn đồng, do hạn chế về diện tích đất đai nên máy bơm nước phục vụ cho sản xuất lạc còn rất thấp chủ yếu là máy bơm nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của hộ nông dân. Một công cụ khác nữa mà người nông dân phải sử dụng vì khí hậu thời tiết ngày càng khắc nghiệt đặc biệt lạc vụ Đông Xuân ở miền Bắc rất thuận lợi cho sâu bệnh phát triển nên bình phun thuốc sâu là một công cụ khá quen thuộc với bà con nông dân ở đây. Bình quân 2 HTX mỗi hộ có 0,38 bình phun thuốc trừ sâu với giá trị 38,58 nghìn đồng. Do tâm lý của bà con nông dân phun thuốc sâu gây độc hại cho sức khỏe của họ nên phần đông gia đình vẫn không chịu phun thuốc sâu mà làm bằng thủ công bắt sâu bằng tay tốn rất nhiều thời gian.

Hệ thống đường sá giao thông của 2 HTX kém phát triển khiến cho việc vận chuyển thu hoạch gặp nhiều khó khăn cho các loại phương tiện vào đồng. Xe công nông hiện đang bị cấm nên các nông hộ chuyển sang loại phương tiện khác để thuận tiện cho việc vận chuyển và thu hoạch đó là xe cải tiến. Bình quân 2 HTX mỗi hộ có 0,4 xe cải tiến với giá trị 266,30 nghìn đồng.

Ngoài những công cụ trên còn có các công cụ rẻ tiền mau hỏng như: cuốc, bồ

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả sản xuất lạc vụ đông xuân 2009 ở xã ninh mỹ, huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 38 - 46)