PHÂN TÍCH SWOT VỀ SẢN XUẤT LẠC Ở ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả sản xuất lạc vụ đông xuân 2009 ở xã ninh mỹ, huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 68 - 70)

4. Cơ sở giáo dục đào tạo

3.2PHÂN TÍCH SWOT VỀ SẢN XUẤT LẠC Ở ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Qua phân tích và đánh giá ở trên chúng ta phần nào thấy được những điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội thách thức trong sản xuất lạc tại địa bàn nghiên cứu. Nhằm làm rõ hơn về vấn đề nghiên cứu và để xác định đúng đắn phương hướng sản xuất trong tương lai tôi xin đưa ra ma trận SWOT như sau:

Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào.

Viết tắt của 4 chữ:

Strengths: S (Điểm mạnh) Weaknesses: W (Điểm yếu) Opportunities: O (Cơ hội) Threats: T (Thách thức)

Hạn chế điểm yếu, phát huy điểm mạnh, tận dụng cơ hội, đồng thời tránh những thách thức, rủi ro đó là những điều mà phương hướng sản xuất trong tương lai cần hướng tới. Mỗi sự kết hợp giữa S, W, O, T sẽ cho chúng ta một phương án sản xuất khác nhau.

Mô hình SWOT thường đưa ra 4 chiến lược cơ bản:

(1) SO (Strengths - Opportunities): các chiến lược dựa trên ưu thế, điểm mạnh để tận dụng các cơ hội.

(2) WO (Weaks - Opportunities): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm để tận dụng cơ hội.

(3) ST (Strengths - Threats): các chiến lược dựa trên ưu thế, điểm mạnh để tránh các thách thức.

(4) WT (Weaks - Threats): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các điểm yếu để tránh các thách thức.

Bảng 23: Ma trận Swot về sản xuất lạc trên địa bàn nghiên cứu Điểm Mạnh (S)

- Đất đai màu mỡ do nằm trong vùng châu thổ sông Hồng được bồi đắp phù sa lâu đời rất phù hợp cho cây lạc phát triển. - Có kinh nghiệm sản xuất nhiều năm. - Người dân cần cù, chịu khó; có tinh thần đoàn kết và chia sẻ.

- Lạc dễ trồng trên các loại đất, dễ chăm sóc, có lợi cho sức khoẻ con người và phục vụ cho công nghiệp ép dầu, chế biến nên lạc dễ tiêu thụ.

- Người dân được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất.

- Lực lượng lao động dồi dào.

Điểm Yếu (W)

- Diện tích đất trồng lạc nhỏ lẻ, manh mún.

- Một số vùng không chủ động nước do hệ thống kênh mương trên địa bàn còn hạn chế và xuống cấp.

- Sử dụng nhiều giống lạc địa phương đang có xu hướng thoái hoá và mua từ nhiều nguồn khác nhau. Chưa mạnh dạn đưa giống lạc mới cho năng suất cao vào thử nghiệm.

- Sử dụng các TLSX còn thô sơ, lạc hậu, không muốn đầu tư sản xuất.

- Khả năng tiếp cận thị trường về thông tin giá cả còn kém.

Cơ Hội (O)

- Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại Thế giới WTO nên thị trường ngày càng được mở rộng, nhu cầu thị trường về lạc ngày càng cao thuận lợi hơn trong khâu tiêu thụ.

- Giá lạc đang có xu hướng ngày càng tăng.

- Dịch bệnh gia súc, gia cầm ngày càng nhiều nên người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang dùng các sản phẩm từ cây trồng trong đó có lạc.

Thách Thức (T)

- Công thức sản xuất cũ khó xoá bỏ

- Giá cả đầu vào như giống, phân bón luôn biến động, tăng cao.

- Sự biến đổi thời tiết thất thường làm cho người nông dân phản ứng không kịp - Diễn biến sâu bệnh hại ngày càng nghiêm trọng.

- Thị trường không ổn định.

- Đất sản xuất ngày càng thu hẹp do việc xây dựng các công trình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phát huy những kết quả đạt được, tranh thủ thuận lợi, khắc phục khó khăn, khai thác tối đa sức mạnh tổng hợp của Đảng bộ và nhân dân tranh thủ sự giúp đỡ của cấp trên, tập trung đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế-xã hội một cách bền vững theo hướng CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn.

Dựa vào điều kiện thực tế của địa phương như đã phân tích, trong thời gian tới nên có chiến lược sản xuất, mở rộng đầu tư thâm canh trên cơ sở thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng hiệu quả kinh tế cao, tăng hiệu quả kinh tế sử dụng đất và giá trị thu nhập trên một đơn vị diện gieo trồng.

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả sản xuất lạc vụ đông xuân 2009 ở xã ninh mỹ, huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 68 - 70)