Kết quả và hiệu quả sản xuất lạc vụ Đông Xuân năm 2009 của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả sản xuất lạc vụ đông xuân 2009 ở xã ninh mỹ, huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 46 - 52)

4. Cơ sở giáo dục đào tạo

2.2.3 Kết quả và hiệu quả sản xuất lạc vụ Đông Xuân năm 2009 của các hộ điều tra

2.2.3.1 Chi phí sản xuất của các hộ điều tra

Lạc có khả năng thích ứng lớn đối với các loại đất khác nhau. Có thể nói lạc là loại cây trồng không có yêu cầu nghiêm khắc đối với các đặc tính của đất tuy nhiên nó cũng đòi hỏi sự đầu tư thích hợp về giống, phân bón, vôi, thuốc bảo vệ thực vật, công chăm sóc và bảo vệ nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất.

Nhìn vào bảng 15 ta thấy:

Trong tổng chi phí thì chi phí trung gian chiếm tỷ lệ khá lớn và được các nông hộ rất quan tâm vì nó ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lạc. Chi phí trung gian là các chi phí mà các hộ phải bỏ tiền ra mua như: giống, phân bón, vôi, thuốc bảo vệ thực vật, các dịch vụ và chi phí khác ....

Bảng 15: Chi phí sản xuất lạc vụ Đông Xuân năm 2009 của các hộ điều tra (BQ/Sào)

giá trị (1000đ) % giá trị (1000đ) % giá trị (1000đ) % Tổng chi phí 808,52 100,00 754,61 100,00 868,37 100,00 I. Chi phí trung gian 355,87 44,01 343,17 45,48 373,00 42,95

1. Giống 143,31 40,27 134,95 39,32 154,58 41,44 2. Phân bón 142,60 40,07 138,53 40,37 148,11 39,71 - Tro 28,79 20,19 22,88 16,52 36,77 24,83 - Phân đạm 13,63 9,56 14,71 10,62 12,17 8,22 - Phân lân 70,10 49,16 74,78 53,98 63,79 43,07 - Phân kali 14,10 9,89 11,43 8,25 17,70 11,95 - Phân NPK 11,04 7,74 12,70 9,17 8,80 5,93 - Phân vi sinh 4,94 3,46 2,02 1,46 8,88 6,00 3. Vôi 18,57 5,22 17,47 5,09 20,04 5,37 4. Thuốc BVTV 26,82 7,54 26,15 7,62 27,72 7,43 5. Chi phí dịch vụ 8,63 2,42 8,06 2,35 9,39 2,52 6. Chi phí khác 15,94 4,48 18,01 5,25 13,15 3,53 II. Chi phí tự có 452,65 55,99 411,44 54,52 495,37 57,05 1.Phân chuồng 49,10 10,85 45,89 11,15 40,53 8,18 2. Lao động gia đình 403,55 89,15 365,55 88,85 454,84 91,82 (Nguồn số liệu điều tra)

Tùy theo kinh tế từng hộ gia đình khác nhau, chế độ chăm sóc, kỹ thuật khác nhau … mà mức đầu tư về khoản mục này cũng khác nhau. Do đó, sử dụng tiết kiệm, hợp lý chi phí trung gian là biện pháp để tăng năng suất cây trồng. Trong các yếu tố đưa vào hoạt động sản xuất lạc thì yếu tố giống đóng vai trò quan trọng quyết định chất lượng thành phẩm của cây trồng. Bình quân hai HTX chi phí giống mỗi sào là 143,31 nghìn đồng chiếm 40,27%, do HTX Liên Thành sử dụng giống lạc L14 nhiều hơn, đắt tiền hơn nên chi phí giống ở HTX Liên Thành nhiều hơn HTX Phong Hòa là 19,63 nghìn đồng/sào do đó nó cũng mang lại năng suất cao hơn.

Phân bón là một yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất lạc của hộ gia đình. Cây lạc có nhu cầu cao đối với lân và kali. Cây lạc được bón lân và kali đầy đủ có thể đạt năng suất rất cao. Đặc biệt, lân và kali rất cần thiết cho việc hình thành chất béo (lipit) trong lạc.

Bình quân hai HTX chi phí phân lân là 70,10 nghìn đồng/sào chiếm 49,16% tổng chi phí phân bón, trong đó HTX Phong Hòa là 74,78 nghìn đồng/sào, chiếm 53,98%,

HTX Liên Thành là 63,79 nghìn đồng/sào chiếm 43,07%. Phân lân là yếu tố rất cần thiết cho trồng lạc nên được các hộ nông dân đầu tư nhiều hơn trong tổng phân bón, và trồng lạc để tăng năng suất cũng phải kể đến tro. Tro được người dân rất ưa chuộng khi trồng lạc nó có thể tăng khả năng giữ ấm cho cây lạc khi gặp rét lúc gieo trồng và nó cũng là một loại phân làm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lạc. So sánh với phân chuồng tỷ lệ N trong tro cao hơn 2,5 lần. Chi phí tro bình quân mỗi sào của 2 HTX là 28,79 nghìn đồng chiếm 20,19%.

Vôi có ý nghĩa đặc biệt với cây lạc “không lân, không vôi thì thôi trồng lạc”. Lạc muốn đạt năng suất cao và phẩm chất tốt không thể không bón vôi. Vôi có tác dụng cải tạo đất chua, tạo môi trường thích hợp cho vi khuẩn cố định đạm hoạt động, tạo điều kiện thích hợp cho lạc phát triển, tăng tính chống chịu của cây đối với kiến, mối, hạn chế tác hại của sâu bệnh. Chi phí bình quân vôi mỗi sào của 2 HTX là 18,57 nghìn đồng chiếm 5,22% tổng chi phí trung gian.

Sâu bệnh phát triển trên tất cả diện tích đất trồng lạc của các hộ, tuy nhiên chi phí thuốc BVTV của các hộ điều tra là không lớn bình quân 2 HTX là 26,82 nghìn đồng/sào chiếm 7,54% tổng chi phí trung gian.

Việc trồng lạc vẫn dựa trên phương thức truyền thống bằng tay, các công cụ thô sơ nên chi phí dịch vụ của 2 HTX còn rất thấp bình quân là 8,63 nghìn đồng/sào chiếm 2,42% tổng chi phí trung gian.

Để phục vụ cho sản xuất lạc mang lại hiệu quả kinh tế cao cũng cần phải kể đến các vật rẻ tiền mau hỏng, công cụ nhỏ, chi phí cho bảo vệ đồng ruộng. Vì vậy chi phí cho các công cụ khác bình quân 2 HTX mỗi sào là 15,94 nghìn đồng chiếm 4,48% chi phí trung gian.

Chi phí trung gian là một phần cấu thành chi phí sản xuất của các nông hộ. Ngoài chi phí trung gian còn có chi phí tự có gồm chi phí phân chuồng tự có và lao động gia đình.

Phân chuồng là loại phân vừa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tương đối, cân đối cho cây lạc, vừa có tác dụng cải tạo đất thành tơi xốp, tăng khả năng giữ phân, giữ nước cho đất. Chi phí phân chuồng mỗi sào bình quân chung của 2 HTX là 49,10 nghìn đồng chiếm 10,85% tổng chi phí tự có.

Chăm sóc có ý nghĩa quyết định trong việc tạo ra sản lượng và năng suất trồng lạc, vì vậy công lao động cũng ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất vì lạc cần được thực hiện đúng lúc, kịp thời vụ. Lạc đòi hỏi sự chăm sóc thật chu đáo đặc biệt là khâu làm đất và chăm sóc đòi hỏi nhiều công lao động, bình quân 2 HTX mỗi hộ bỏ ra 8,11 công/sào với chi phí là 403,55 nghìn đồng/sào chiếm 89,15% tổng chi phí tự có, trong đó HTX Phong Hòa mỗi hộ bỏ ra 7,35 công/sào với chi phí là 365,55 nghìn đồng chiếm 88,85% tổng chi phí tự có, còn HTX Liên Thành bình quân mỗi hộ bỏ ra 9,13 công/sào với chi phí là 454,84 nghìn đồng/sào chiếm 91,82% tổng chi phí tự có.

Như vậy, với sự đầu tư cao hơn về chi phí trung gian cũng như công chăm sóc nên HTX Liên Thành mang lại năng suất cao hơn HTX Phong Hòa. Tuy nhiên, cần có sự đầu tư ở mức độ hợp lý cùng với sự quan tâm của chính quyền địa phương vào công tác sử dụng giống, phân bón đúng kỹ thuật, tuyên truyền học hỏi kinh nghiệm sản xuất với các hộ nông dân giỏi có tay nghề và mở các lớp tập huấn về kỹ thuật thâm canh lạc cho năng suất cao và đem lại hiệu quả cho người dân.

2.2.3.2 Diện tích, năng suất, sản lượng lạc Đông Xuân của các hộ điều tra năm 2009 Để thấy được diện tích, năng suất, sản lượng lạc Đông Xuân của các hộ điều tra

năm 2009 ta xét bảng sau:

Nhìn vào bảng 16 ta thấy với quy mô diện tích quá nhỏ, manh mún của các hộ điều tra, bình quân hai HTX có 0,69 sào, sản lượng thu được chỉ là 61,78 kg, nên năng suất bình quân đạt 89,54 kg. HTX Phong Hòa và HTX Liên Thành có sự chênh lệch về sản lượng và năng suất. Nguyên nhân là do HTX Phong Hòa chưa chú tâm đầu tư, sử dụng nhiều giống địa phương, chỉ một số hộ gia đình sử dụng giống lạc lai L14.

Bảng 16: Diện tích, năng suất, sản lượng lạc Đông Xuân của các hộ điều tra năm 2009

Chỉ tiêu ĐVT BQC HTX Phong Hòa HTX Liên Thành

1. Diện tích Sào/hộ 0,69 0,74 0,63

2. Năng suất Kg/sào 89,54 83,83 97,24

3. Sản lượng Kg/hộ 61,78 62,03 61,26

Vụ Đông Xuân năm 2009 thời tiết khắc nghiệt, rét đậm HTX Phong Hòa đa số trồng giống lạc địa phương, khả năng chịu rét kém phải trồng lại nên không kịp thời vụ hoặc phải đi dậm lại làm cho năng suất kém hơn HTX Liên Thành bên cạnh đó đa số hộ ở HTX này trồng trên đất cát non làm đất dễ nhưng khi gặp thời tiết nắng nóng lạc khó phát triển, chết rù cùng với sâu bệnh nhiều như sâu cuốn lá lại không phun thuốc sâu. Mặt khác hệ thống kênh mương tưới tiêu còn nhiều hạn chế chỉ có 1, 2 thôn có hệ thống kênh mương tưới tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lạc nói riêng, còn một số ít có kênh mương tưới tiêu nhưng người dân ở đây phải gánh nước xa và lượng nước không đủ để phục vụ cho cả gieo trồng, chăm sóc, cùng với nó là khả năng thoát nước kém khi sắp thu hoạch và mức đầu tư chi phí trung gian thấp làm cho năng suất ở HTX này thấp hơn HTX Liên Thành. Trong khi đó ở HTX Liên Thành với quy mô diện nhỏ hơn HTX Phong Hòa bình quân mỗi hộ có 0,63 sào nên sản lượng thu được 61,26 kg nhưng lại đạt năng suất 97,24 kg/sào cao hơn HTX Phong Hòa 13,41 kg/sào là do ở đây bỏ ra nhiều chi phí trung gian, có sự quan tâm về giống, sâu bệnh và bỏ ra nhiều công chăm sóc hơn, đặc biệt là sử dụng nhiều giống lạc lai L14 cho năng suất cao.

Vì vậy chính quyền địa phương cần có sự quan tâm hơn về hệ thống thủy lợi cấp thoát nước, giao thông nội đồng, chú ý về sâu bệnh để năng suất đạt cao hơn tương xứng với tiềm năng của vùng và sức lao động của người dân bỏ ra.

2.2.3.3 Kết quả sản xuất lạc của các hộ điều tra vụ Đông Xuân năm 2009

Bảng 17: Kết quả sản xuất lạc của các hộ điều tra vụ Đông Xuân năm 2009 (BQ/sào)

Chỉ tiêu ĐVT BQC HTX Phong Hòa HTX Liên Thành

GO 1000đ 1.343,05 1.257,48 1.458,53

IC 1000đ 355,87 343,17 373,00

VA 1000đ 987,18 914,31 1.085,53

Trong bất cứ hoạt động sản xuất nào cũng vậy, mục đích cuối cùng cũng là kết quả đạt được và lợi nhuận, nó là tiêu chí ảnh hưởng đến đời sống của người sản xuất. Để đánh giá kết quả sản xuất lạc của các hộ điều tra cần phải sử dụng rất nhiều hệ thống các chỉ tiêu nhưng tôi chỉ tập trung 4 hệ thống chỉ tiêu: GO/sào, IC/sào,VA/sào vì các hộ gia đình trang bị TLSX còn thô sơ, lạc hậu mà lại phục vụ cho nhiều hoạt động sản xuất khác nhau, thuế sử dụng đất được xoá bỏ nên chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp gần bằng giá trị gia tăng VA.

Qua bảng số liệu 17 ta có thể thấy được kết quả sản xuất lạc của các hộ điều tra vụ Đông Xuân năm 2009 như sau:

Với sản lượng thu được bình quân 2 HTX là 61,78 kg/sào cùng với giá bán của năm nay cao hơn so với năm trước làm cho bình quân mỗi sào lạc của 2 HTX thu được 1.343,05 nghìn đồng giá trị sản xuất với chi phí trung gian là 355,87 nghìn đồng/sào nên giá trị gia tăng thu được là 987,18 nghìn đồng/sào, trong đó HTX Phong Hoà với mức chi phí trung gian bỏ ra thấp hơn so với bình quân chung của 2 HTX nên giá trị sản xuất thu được là 1.257,48 nghìn đồng/sào, giá trị gia tăng là 914,31 nghìn đồng/sào thấp hơn so với HTX Liên Thành do mức đầu tư chi phí trung gian thấp chưa chú ý đầu tư, chăm sóc đúng mức với điều kiện của vùng về đất đai, giống và phân bón làm cho năng suất kém dẫn đến lợi nhuận thu được thấp hơn HTX Liên Thành. Bên cạnh đó, do biết cách đầu tư chi phí trung gian cao hơn, hợp lý và bỏ ra công lao động chăm sóc nhiều hơn nên ở HTX Liên Thành giá trị sản xuất thu được bình quân mỗi sào lạc là 1.458,53 nghìn đồng, giá trị gia tăng là 1.085,53 nghìn đồng/sào.

2.2.3.4 Hiệu quả sản xuất của các hộ điều tra

Bảng 18: Hiệu quả sản xuất lạc vụ Đông Xuân năm 2009 của các hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT BQC HTX Phong Hòa HTX Liên Thành

NSBQ Kg/sào 89,54 83,83 97,24

GO/IC Lần 3,77 3,66 3,91

VA/IC Lần 2,77 2,66 2,91

VA/GO Lần 0,74 0,73 0,74

VA/Công LĐ 1000đ 121,78 124,43 148,91

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả sản xuất lạc vụ đông xuân 2009 ở xã ninh mỹ, huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w