4. Cơ sở giáo dục đào tạo
2.2.5 Tình hình về thị trường tiêu thụ lạc của các hộ điều tra
Thị trường có vai trò quan trọng đối với sản xuất hàng hóa, kinh doanh và quản lý kinh tế. Tái sản xuất hàng hóa bao gồm sản xuất-phân phối-trao đổi và tiêu dùng. Thị trường nằm trong khâu lưu thông, nó là một khâu tất yếu của tái sản xuất hàng hóa. Thị trường là chiếc cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, đồng thời nó là khâu quan trọng nhất của tái sản xuất hàng hóa. Thị trường là nơi kiểm nghiệm các chi phí đã bỏ ra để sản xuất hàng hóa và thực hiện yêu cầu của quy luật tiết kiệm lao động xã hội.
Sản xuất lạc là sản xuất hàng hóa, tham gia trên thị trường rất sớm vì là cây trồng truyền thống từ bao đời nay của nhân dân ta đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho nền kinh tế nói chung, ngành nông nghiệp nói riêng và đem lại nguồn thu đáng kể cho các nông hộ.
Mặc dù trên địa bàn điều tra diện tích trồng lạc ít hơn so với các cây trồng hàng năm khác như: lúa, đậu tương … nhưng nhìn chung nó lại là cây trồng đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho hộ nông dân. Người sản xuất chỉ để lại một số ít làm giống và ăn còn lại đem bán trên thị trường. Vụ Đông Xuân năm 2009 hộ nông dân bán được với giá rất cao từ 15.000-17.000 đ/kg đem lại nguồn thu nhập lớn cho hộ nông dân, bên cạnh đó một số hộ do bán đầu vụ nên giá bán được chỉ khoảng 10.000-12.000 đ/kg, như vậy giá dao động khoảng 10.000-17.000 đ/kg.
Qua bảng số liệu 22 ta thấy: Tổng sản lượng lạc của các hộ điều tra là 3.695,62kg, trong đó để ăn là 543kg chiếm 14,69%, làm giống 322,12kg chiếm 8,72%. Trên địa bàn người dân có truyền thống là lấy sản phẩm thu được của vụ trước để làm giống cho vụ sau nhưng với trình độ còn yếu kém, thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật nên sản lượng lạc để lại làm giống của các nông hộ còn thấp, giống đã bị suy thoái nhiều.
Hiện nay, việc tiêu thụ lạc của các hộ chủ yếu do tư thương vào tận nhà mua rất hiếm khi ra chợ bán. Do vậy, tình trạng thiếu thông tin về giá cả thị trường đã làm cho
vấn đề giá cả biến động xảy ra thường xuyên. Hơn nữa, hệ thống thu mua của các tư thương thường liên hệ với nhau nên xảy ra hiện tượng ép giá đối với người sản xuất vào thời điểm thu hoạch. Bên cạnh đó, sự thiếu vắng của các ngành chức năng trong việc kiểm soát việc thu mua của các tiểu thương đã làm cho tình trạng bán chạy, bán tháo sản phẩm của người dân.
Bảng 22: Tình hình tiêu thụ và sử dụng lạc của các hộ điều tra (BQ hộ)
Chỉ tiêu Sản lượng (Kg) %
Tổng sản lượng lạc 3.696,21 100,00
1. Để giống 322,12 8,72
2. Để ăn 543,00 14,69
3. Để bán 2.831,09 76,59
- Bán tại nhà cho người thu
gom nhỏ 2.280,09 80,54
- Bán cho người tiêu dùng 551,00 19,46
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Trong việc tiêu thụ sản phẩm lạc người sản xuất chưa có được sự chủ động trong việc bán và phụ thuộc rất nhiều vào các tiểu thương. Chính điều này đã làm cho người dân phải chịu sự thua thiệt lớn trong việc thương lượng giá bán kéo theo giá trị sản xuất và thu nhập của người dân giảm xuống.
Hộ nông dân chủ yếu bán tại nhà cho người thu gom nhỏ, sản lượng bán tại nhà chiếm 80,54% tổng sản lượng bán ra. Bán lẻ cho người tiêu dùng chiếm 19,46%. Do sản lượng sản xuất không nhiều nên người sản xuất không muốn chở sản phẩm bán ra thị trường. Mặt khác, người thu gom chủ yếu là những người trong xã có quen biết, có thể là người thân đến tận nhà mua hoặc một số hộ nông dân vì có nhiều khoản chi tiêu cần tiền, vốn lại ít nên thu hoạch xong có thể bán tươi, hoặc đa số phơi khô để bán cho người thu gom tại nhà, một số hộ chọn ra để làm giống và sản xuất trong gia đình đi cho, biếu …
Thời gian qua nhờ thị trường đã được mở rộng, nhu cầu thị trường ngày càng cao nên sản phẩm lạc thuận lợi hơn trong khâu tiêu thụ. Tuy nhiên, tình hình tiêu thụ và sử dụng lạc trên địa bàn xã còn gặp một số khó khăn như:
Do thiếu thông tin về thị trường giá cả, giá cả thu mua của các cơ sở chế biến thì cao nhưng khi người dân bán lại bán với giá thấp, người nông dân đa phần bị ép giá bởi các thương lái buôn đến tận nhà mua.
Việc bảo quản lạc của người dân còn thấp và kém, đặc biệt là để làm giống cho vụ sau gieo trồng làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm hiệu quả của người sản xuất .
Vì vậy, thời gian tới chính quyền địa phương cần có những chính sách hỗ trợ người dân trong việc tiêu thụ và sử dụng lạc nhằm mang lại kết quả cao nhất cho người dân, cùng với nó đòi hỏi người nông dân thành lập các HTX để làm chức năng dịch vụ tiêu thụ sản phẩm.