4. Cơ sở giáo dục đào tạo
2.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lạc của các hộ điều tra
GO/IC, VA/IC, VA/GO, VA/Công LĐ. Chúng ta xem bảng số liệu 18 để thấy rõ tình hình sản xuất lạc vụ Đông Xuân trên địa bàn điều tra.
Qua bảng 18 ta thấy: Bình quân chung của 2 HTX: GO/IC là 3,77 lần, VA/IC là 2,77 lần, VA/GO là 0,74 lần trong đó HTX Phong Hoà có GO/IC là 3,66 lần; VA/IC là 2,66 lần; VA/GO là 0,73 lần; điều này có nghĩa là cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu được 3,66 đồng giá trị sản xuất; 2,66 đồng giá trị gia tăng; trong 1 đồng giá trị sản xuất thu về thì có 0,73 đồng giá trị gia tăng. Trong khi đó HTX Liên Thành với GO/IC, VA/IC, VA/GO, tương ứng là 3,91 lần; 2,91 lần và 0,74 lần, các chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu được 3,91 đồng giá trị sản xuất; 2,91 đồng giá trị gia tăng và trong một đồng giá trị sản xuất thu về thì có 0,74 đồng giá trị gia tăng. HTX Liên Thành có hiệu quả sản xuất cao hơn so với HTX Phong Hoà do được đầu tư về kỹ thuật, kiến thức và đất đai có phần tốt hơn. Như vậy sản xuất lạc của 2 HTX vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng các loại cây trồng khác như: đậu tương, ngô, khoai lang, khoai tây… nhưng với mức đầu tư chưa được chú trọng về giống, phân bón và kỹ thuật thâm canh còn thấp, khả năng tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật còn bảo thủ, lạc hậu vẫn sử dụng nhiều giống lạc địa phương khiến cho năng suất bình quân của 2 HTX là 89,54 kg/sào thấp hơn so với năm ngoái (93,6 kg/sào), bên cạnh do thời tiết khí hậu ngày càng khắc nghiệt, sự nóng dần của trái đất, sâu bệnh ngày càng phát triển, mức độ đầu tư sản xuất lạc của các hộ chưa cao nên chỉ đạt năng suất trung bình.
Nhìn chung sản xuất lạc ở đây vẫn được người dân chú trọng và quan tâm vì nó cũng tạo ra một khoản thu nhập không nhỏ cho người dân, góp phần phát triển kinh tế -xã hội cho hộ nông dân nói riêng và cho địa bàn nói chung. Vì vậy các hộ nông dân cần chú trọng đầu tư hơn nữa về trang bị TLSX, giống, phân bón và kỹ thuật cùng với sự quan tâm hơn nữa của các cấp chính quyền địa phương để tương xứng với tiềm năng của vùng.
2.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lạc của các hộđiều tra điều tra
2.2.4.1 Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất lạc của các hộ điều tra
Chi phí trung gian là toàn bộ những chi phí mà người nông dân đầu tư vào quá trình sản xuất, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất, trong đó chi phí giống và phân bón chiếm phần lớn quyết định đến năng suất lạc. Tuỳ theo những hộ gia đình khác nhau mà có mức đầu tư khác nhau. Các nhóm hộ có mức đầu tư khác nhau sẽ dẫn đến sự khác nhau về giá trị sản xuất, thu nhập của hộ nông dân và một số chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả sản xuất.
Để sản xuất lạc có hiệu quả ngoài các yếu tố về tự nhiên, lao động … thì mức đầu tư cũng đóng góp một vai trò quan trọng. Để minh chứng điều này, từ số liệu điều tra tôi đã xử lý và tổng hợp lên bảng 19 để thấy được ảnh hưởng của chi phí trung gian tới kết quả và hiệu quả sản xuất lạc Đông Xuân năm 2009 của các hộ điều tra tôi chia thành 3 tổ.
Qua bảng số liệu 19 ta thấy: IC bq/sào đạt mức 355,87 nghìn đồng, GO/IC và VA/IC tương ứng là 3,77 và 2,77 có nghĩa là có một đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được 3,77 đồng giá trị sản xuất và 2,77 đồng giá trị gia tăng. Nhưng kết quả này lại thay đổi qua cách phân tổ.
Đi từ tổ I đến tổ III, khi mà mức IC ngày càng tăng lên thì GO có xu hướng ngày càng tăng, nhưng các chỉ tiêu hiệu quả GO/IC, VA/IC chỉ tăng và đạt cực đại ở tổ II, tổ III lại có xu hướng giảm xuống. Cụ thể: Nhóm hộ có mức đầu tư chi phí trung gian nhỏ hơn 310,31 nghìn đồng có chi phí bình quân mỗi sào là 258,24 nghìn đồng thì thu được giá trị sản xuất và giá trị gia tăng là thấp nhất bình quân mỗi sào của nhóm hộ này tạo ra 968,25 nghìn đồng giá trị sản xuất và 710,01 nghìn đồng giá trị gia tăng nhưng hiệu lực của một đồng chi phí bỏ ra không phải là thấp nhất, GO/IC đạt 3,75 lần và VA/IC đạt 2,75 lần có nghĩa là bình quân một đồng chi phí trung gian của nhóm hộ này bỏ ra thì thu được 3,75 đồng giá trị sản xuất và 2,75 giá trị gia tăng. Tổ này kết quả và hiệu quả đạt được như trên cũng là dễ hiểu bởi vì IC là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả sản xuất lạc nhưng lại được đầu tư thấp nên hiệu quả không cao.
Nhóm hộ có mức đầu tư chi phí trung gian từ 310,31-405,27 nghìn đồng có chi phí bình quân mỗi sào là 358,25 nghìn đồng thì thu được giá trị sản xuất và giá trị gia tăng là cao nhất bình quân mỗi sào của nhóm hộ này tạo ra 1.675,18 nghìn đồng giá trị sản xuất và 1.316,93 nghìn đồng giá trị gia tăng nên hiệu lực một đồng chi phí bỏ ra là
cao nhất, GO/IC là 4,68 lần tăng 0,93 lần so với tổ I; 1,45 lần so với tổ III và VA/IC là 3,68 lần tăng 0,93 lần so với tổ I; 1,45 lần so với tổ III, có nghĩa là bình quân một đồng chi phí trung gian của nhóm hộ này bỏ ra thì thu được 4,68 đồng giá trị sản xuất và 3,68 đồng giá trị gia tăng.
Nhóm hộ có mức đầu tư chi phí trung gian cao hơn 405,27 nghìn đồng có chi phí bình quân mỗi sào là 483,42 nghìn đồng thì thu được giá trị sản xuất và giá trị gia tăng tương ứng là 1.563,44 nghìn đồng/sào và 1.080,01 nghìn đồng/sào nhưng hiệu lực một đồng chi phí bỏ ra lại thấp nhất, GO/IC là 3,23 lần và VA/IC là 2,23 lần. Tuy giá trị sản xuất của tổ này có tăng lên nhưng mức tăng này của giá trị sản xuất thấp hơn so với mức tăng chi phí trung gian nên làm cho các chỉ số phản ánh hiệu quả sản xuất đều bị giảm so với tổ II. Như vậy, IC là nhân tố làm ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả sản xuất lạc. Với mức đầu tư ở tổ II là mức đầu tư hợp lý nhất vì nó cho năng suất khá cao từ đó làm tăng GO và VA ở mức hợp lý nên các chỉ tiêu hiệu quả GO/IC, VA/IC đều lớn nhất.
Năng suất của các nhóm hộ tương ứng với chi phí trung gian bỏ ra: với nhóm hộ bỏ ra bình quân 258,54 nghìn đồng/sào thì thu được 64,55 kg/sào, với 358,25 nghìn đồng/sào thì thu được 111,68 kg/sào và với 483,42 nghìn đồng thì thu được 104,23 kg/sào. Điều này được giải thích theo quy luật năng suất cận biên giảm dần: khi đầu tư tăng lên đến một mức độ nhất định thì năng suất bắt đầu giảm xuống.
Bảng 19: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất lạc vụ Đông Xuân của các hộ điều tra năm 2009
Tổ IC (1000đ/sào) Số hộ IC (1000đ/sào) NS (Kg/sào) GO (1000đ/sào) VA (1000đ/sào) GO/IC (lần) VA/IC (lần) Hộ % I <310,31 21 35 258,24 64,55 968,25 710,01 3,75 2,75 II 310,31-405,27 23 38,33 358,25 111,68 1675,18 1316,93 4,68 3,68 III >=405,27 16 26,67 483,42 104,23 1563,44 1080,01 3,23 2,23 Tổng/BQC 60 100 355,87 89,54 1343,05 987,18 3,77 2,77
Vì vậy, không phải cứ tăng mức đầu tư càng cao thì hiệu quả kinh tế thu được cao hơn mà đến mức độ thì hiệu quả sẽ giảm dần. Nhìn chung các hộ đã chú trọng đầu tư nhưng vẫn chưa tận dụng và phát huy được nguồn lực sẵn có để nâng cao trình độ kỹ thuật, chống lại sâu bệnh ảnh hưởng đến năng suất khiến cho thu nhập của hộ gia đình và giá trị gia tăng không phù hợp với chi phí bỏ ra cả sức người và sức của.
2.2.4.2 Ảnh hưởng của lao động đến kết quả và hiệu quả sản xuất lạc của các hộ điều tra
Lạc là loại cây trồng không có yêu cầu nghiêm khắc đối với các đặc tính của đất nhưng nó đòi hỏi khắt khe về cách làm đất để gieo trồng. Vì vậy, trồng lạc đòi hỏi nhiều công làm đất, gieo trồng, bón phân, chăm sóc thường xuyên trong vụ và khâu thu hoạch. Sự đầu tư về công lao động ảnh hưởng lớn đến kết quả cũng như hiệu quả sản xuất lạc. Để phân tích vấn đề này, tôi tiến hành phân tổ các hộ thành 3 tổ dựa vào số công đầu tư trên một sào.
Dựa vào bảng số liệu 20 ta thấy: Việc tăng công lao động làm cho giá trị sản xuất trên một sào đất lạc cũng tăng lên. Vì thế, các chỉ tiêu hiệu quả GO/IC, VA/IC, VA/GO cũng tăng lên và đạt cao nhất ở tổ III. Số công mà các hộ bỏ ra càng lớn thì kết quả thu được càng cao.
Tổ I có công lao động bình quân là 4,45 công/sào, năng suất tổ đạt là 66,84 kg/sào, giá trị sản xuất thu được là 1.002,63 nghìn đồng/sào và giá trị gia tăng thu được là 708,53 nghìn đồng/sào. Tỷ lệ GO/IC và VA/IC lần lượt là 3,41 lần và 2,41 lần, có nghĩa là bình quân cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được 3,41 đồng giá trị sản xuất; 2,41 đồng giá trị tăng thêm và trong một đồng giá trị sản xuất thu được có 0,71 đồng giá trị tăng thêm.
Qua tổ II, cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được 3,53 đồng giá trị sản xuất; 2,53 đồng giá trị tăng thêm và trong một đồng giá trị sản xuất thu được có 0,72 đồng giá trị gia tăng, tăng cao hơn so với tổ I, và cứ tiếp tục sang tổ III lại cao hơn so với tổ II. Điều đó chứng tỏ, lao động có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất, càng tăng lao động thì thì hiệu quả đạt được càng cao. Và hiệu quả đang tăng lên khi lao động tăng nên việc đầu tư thêm lao động trên một đơn vị diện tích sẽ không những nâng cao được kết quả và hiệu quả sản xuất mà còn góp phần giải quyết việc làm cho lao động dư thừa ở nông thôn.
Bảng 20: Ảnh hưởng của nhân tố công lao động đến kết quả và hiệu quả sản xuất lạc vụ Đông Xuân của các hộ điều tra năm 2009
Tổ (công/sào)Công LĐ Số hộ Công LĐ/Sào NS (Kg/sào) GO (1000đ/sào) VA (1000đ/sào) GO/IC (Lần) VA/IC (Lần) VA/GO (Lần) Hộ % I <6 25 41,67 4,45 66,84 1002,63 708,53 3,41 2,41 0,71 II 6-10 18 30 8,16 105,62 1584,24 1135,56 3,53 2,53 0,72 III >=10 17 28,33 11,60 112,27 1684,03 1321,09 4,64 3,64 0,78 Tổng/BQC 60 100 10,90 89,54 1343,05 987,18 3,77 2,77 0,74
Qua phân tích trên cho thấy, mức độ đầu tư lao động càng cao thì kết quả sản xuất ngày càng tăng. Tuy nhiên, kết quả và hiệu quả sản xuất còn phụ thuộc vào quy luật năng suất cận biên giảm dần. Vì thế, đầu tư thêm lao động không phải là không có giới hạn, mà phải có điểm dừng hợp lý và cần phải kết hợp với việc đầu tư các yếu tố khác: giống, phân bón, thuốc BVTV … thì mới đạt được hiệu quả cao nhất.
Lao động nông nghiệp có tính thời vụ, do đó đòi hỏi việc đầu tư lao động cũng phải có tính thời vụ, nắm được đặc điểm này để bố trí đầu tư lao động cho hợp lý, tránh gây căng thẳng khi tới mùa vụ.
2.2.4.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lạc thông qua mô hình hàm sản xuất Cobb-Douglas
Để thấy rõ hơn ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến năng suất lạc của các hộ điều tra, tôi đã sử dụng phương pháp tương quan hồi quy với hàm sản xuất Cobb-Douglas.
Năng suất lạc là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất lạc. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lạc. Trong điều kiện và phạm vi nhỏ hẹp của đề tài, tôi chỉ đi sâu phân tích một số yếu tố có ảnh hưởng lớn đến năng suất lạc đó là: giống (X1), phân chuồng (X2), phân lân (X3), kali (X4), vôi (X5) và lao động (X6). Còn các yếu tố khác như: nguồn nước, thời tiết khí hậu, diện tích đất trồng …tôi không đưa vào mô hình.
Hàm sản xuất Cobb-Douglas có dạng: Y=AX1α1 X2α2 X3α3 X4α4 X5α5 X6 α6
Lấy logarit 2 vế, ta có phương trình:
LnY = lnA +α1lnX1+α2lnX2+α3lnX3+α4lnX4+α5lnX5+α6lnX6
Trong đó:
Y: Năng suất lạc tính trên 1 sào
A: Hằng số/hệ số tự do, cho biết ảnh hưởng của các yếu tố khác ngoài mô hình đến năng suất lạc.
X1: Giống (kg/sào)
X2:: Lượng phân chuồng (kg/sào) X3: Lượng phân lân (kg/sào) X4: Lượng phân kali (kg/sào) X5: Lượng vôi (kg/sào)
X6: Công lao động (công/sào)
Bảng 21: Kết quả xử lý hàm sản xuất Cobb-Douglas của các hộ điều tra sản xuất lạc vụ Đông Xuân năm 2009
Chỉ tiêu Hệ số P- Value T- stat
Hệ số chặn 0,938 0,000 5,053 1. Số lượng giống -0,047 0,038 -2,673 2. Phân chuồng 0,274 0,006 3,252 3. Phân lân 0,163 0,011 5,911 4. Phân kali 0,070 0,036 2,601 5. Vôi 0,068 0,044 2,327 6. Công lao động 0,117 0,013 3,169 Hệ số xác định R2 0,97 - - Số quan sát 60 - - F- stat 211,59 - -
(Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán)
Từ bảng 21 ta thấy: Hệ số tương quan R2= 0,97; điều này có nghĩa là 97% sự biến động của năng suất lạc trên địa bàn nghiên cứu được giải thích bởi các biến đưa vào mô hình.
Để đánh giá năng suất cận biên của các yếu tố đầu vào, tôi lấy năng suất trung bình nhân với % tăng (giảm) do tác động của các yếu tố đầu vào đó thì sẽ thu được năng suất cận biên. Mặt khác, căn cứ vào giá yếu tố đầu vào và đầu ra ở thời điểm vụ Đông Xuân năm 2009 tôi tính được thu nhập cận biên.
Gọi Pi là giá trị của 1% yếu tố đầu vào Xi. Kết quả năng suất cận biên và thu nhập cận biên của các yếu tố đầu vào được tính ở bảng số liệu sau:
Bảng 22: Năng suất cận biên và thu nhập cận biên của các yếu tố sản xuất
Đầu vào Xi Năng suất cận biên
(kg/sào) Mức đầu tư trung bình(kg/sào) Pi (đồng) Thu nhậpcận biên (đồng) 1. Giống -0,044 10,44 2088,43 -1.423,93 2. Phân chuồng 0,245 381,59 1.907,93 1.767,07 3. Phân lân 0,160 20,35 854,75 1.545,25 4. Phân kali 0,072 3,79 417,08 662,92 5. Vôi 0,061 17,81 178,07 736,93
Giống: Giống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất cây lạc. Hiện nay
trên địa bàn sử dụng hai giống lạc là lạc địa phương và giống lạc lai L14 cho năng suất cao. Kết quả hồi quy cho thấy, p-val=0,038; có nghĩa là với độ tin cậy 95% khi cố định các yếu tố đầu vào khác nếu tăng số lượng giống lên 1% tức là tăng bình quân 0,1044 kg/sào thì năng suất lạc sẽ giảm 0,047% tương ứng giảm 0,0443 kg/sào. Với mức giá giống lạc vụ Đông Xuân năm 2009 là 20.000 đ/kg và mức giá sản phẩm lạc là 15.000 đ/kg, thì thu nhập cận biên của yếu tố giống giảm 1.423,93 đồng. Nguyên nhân là do bà con sử dụng khá nhiều giống nhưng đa phần giống bị thoái hoá kém chất lượng nên cho năng suất thấp. Vì thế, cần phải giảm lượng giống tự có, tăng cường sử dụng các loại giống mới cho năng suất cao. Từ đó đòi hỏi chính quyền địa phương và hộ nông dân chú ý cải thiện chất lượng giống, áp dụng các biện pháp kỹ thuật đưa giống lạc lai vào thực nghiệm trên địa bàn để năng suất lạc của xã tăng lên.