4. Cơ sở giáo dục đào tạo
2.2.6 Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ lạc tại địa phương
2.2.6.1 Thuận lợi
Xã Ninh Mỹ là một xã sản xuất nông nghiệp thuộc đồng bằng Bắc Bộ với vị trí cách thành phố Ninh Bình 5 km bằng đường bộ có quốc lộ 1A với chiều dài gần 2 km, là trung tâm của huyện Hoa Lư rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, do có đường quốc lộ chạy qua do đó thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường bộ, các phương tiện giao thông có thể đi lại dễ dàng, phục vụ cho việc giao lưu trao đổi hàng hoá.
Bên cạnh đó địa hình tương đối bằng phẳng, mặc dù diện tích đất màu trồng lạc còn ít nhưng lại rất màu mỡ để cho cây trồng phát triển vì lạc là cây trồng dễ sản xuất, trồng được trên nhiều loại đất khác nhau.
Mặc dù có một năm do thị trường xuất khẩu ngừng lại làm ảnh hưởng đến tâm lý của người nông dân nhưng trong thời gian vừa qua thị trường lạc lại phát triển mạnh, nhu cầu thị trường về sản phẩm lạc ngày càng cao, giá cả tăng. Vì vậy, sản phẩm làm ra được tiêu thụ hết và người dân phấn khởi sản xuất, tăng cường đầu tư tăng năng suất, nhằm tạo ra nhiều sản hơn đáp ứng nhu cầu thị trường.
Có sự lãnh đạo của Đảng, có sự quản lý của HĐND, UBND, sự quan tâm hỗ trợ của tỉnh cả về giống, kỹ thuật từ phòng Kinh tế huyện nên hiệu quả sản xuất đang có xu hướng tăng. Một số loại giống mới đang được người dân biết đến và ứng dụng nhằm tăng năng suất từ đó tăng thu nhập cho người dân.
2.2.6.2 Khó khăn
Khó khăn đầu tiên đối với người sản xuất diễn biến phức tạp của thời tiết khí hậu, lúc gieo trồng thường rét đậm rét hại, nhiều hộ gia đình phải trồng lại hoặc không kịp thời vụ để lạc phát triển đồng bộ và lúc chăm sóc thì năng kéo dài không có nước đủ để tuới, gần thu hoạch thì mưa nhiều ngập úng không có chỗ thoát nước ảnh hưởng đến năng suất phẩm chất cây trồng.
Do trình độ còn hạn chế về nhiều mặt, đặc biệt là trong khâu kỹ thuật, người dân chậm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, một số bộ phận muốn chuyển sang sản xuất những cây trồng có hiệu quả nhưng lại bị hạn chế về nhiều mặt: thiếu nước tưới tiêu, kỹ thuật, giá cả một số vật tư nông nghiệp biến động tăng hoặc chưa mạnh dạn chuyển đổi cây trồng nên nhiều hộ chưa phát triển được.
Việc sản xuất còn mang tính tự phát, diện tích đất trồng ít, nhỏ lẻ manh mún, do vậy quy mô sản xuất nhỏ nên còn ỷ lại trông chờ vào HTX, sử dụng đất nông nghiệp còn để lãng phí, chưa khai thác triệt để nguồn lợi từ đất.
Địa hình phức tạp, đa phần là các cánh đồng lẻ nên việc điều tiết nước trên ruộng của HTX khó khăn hơn những nơi khác. Toàn bộ việc tưới tiêu ở đây đều phải sử dụng máy bơm dầu.
Các đối tượng sâu bệnh gây hại vẫn có chiều hướng phát sinh phức tạp, xuất hiện loại bệnh mới gây hại cho cây trồng (bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen).
Việc sử dụng giống còn nhiều khó khăn, người nông dân tự để giống để gieo trồng vì thế giống ngày càng bị suy thoái hoặc mua từ nhiều nguồn khác nhau nên chất lượng giống không được đảm bảo, bên cạnh đó sự hỗ trợ giống của huyện còn kém, khả năng nảy mầm kém ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cây trồng.
Việc mở các lớp tập huấn, trao đổi giao lưu về kỹ thuật và chăm sóc, trang bị kiến thức cho người dân còn hạn chế, người nông dân chưa biết cách vận dụng vào trong thực tế.
Ngoài ra việc sản xuất của người dân trên địa bàn còn gặp một số khó khăn như khó khăn trong việc vận chuyển, đất đai còn manh mún … làm cho việc sản xuất lạc không mang lại hiệu quả cao nhất, chưa tương xứng với tiềm năng của vùng.